Theo Báo cáo Vietnam ICT Index 2016, Bộ Tài chính dẫn đầu bảng xếp hạng chung của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ. TP. Đà Nẵng dẫn đầu bảng xếp hạng chung của các tỉnh, thành phố. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) dẫn đầu bảng xếp hạng chung của các ngân hàng thương mại. Tổng công ty ĐTPT nhà và đô thị dẫn đầu bảng xếp hạng chung của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty.
![]() |
Ông Đào Đình Khả, Vụ trưởng Vụ CNTT thuộc Bộ TT&TT phát biểu khai mạc buổi công bố Báo cáo Vietnam ICT Index 2016. |
Trong số 4 đơn vị dẫn đầu 4 nhóm này, Bộ Tài chính, TP Đà Nẵng và BIDV lần thứ 4 liên tiếp dẫn đầu bảng xếp hạng ICT Index. Riêng Tổng công ty ĐTPT nhà và đô thị lần đầu tiên tham gia báo cáo xếp hạng đã vượt lên vị trí thứ nhất trong năm 2016, soán ngôi đầu của Tổng công ty Hàng không Việt Nam năm 2015.
Phát biểu tại buổi công bố Báo cáo Vietnam ICT Index 2016, ông Đào Đình Khả, Vụ trưởng Vụ CNTT thuộc Bộ TT&TT cho biết, so với các năm trước, Báo cáo Vietnam ICT Index năm nay có sự thay đổi, cải tiến mạnh mẽ về hệ thống chi tiêu và phương pháp tính nhằm đảm bảo bám sát định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển và ứng dụng CNTT-TT tại Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 1/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế và Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, đồng thời cũng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế về đánh giá, xếp hạng chính phủ điện tử.
Theo ông Lê Hồng Hà, Phó Chủ tịch Hội tin học Việt Nam, Chỉ số Vietnam ICT Index 2016 năm nay được kết cấu theo hệ thống chỉ tiêu của LHQ bao gồm 3 chỉ số thành phần chính gồm hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng nhân lực và ứng dụng CNTT, bỏ chỉ số môi trường - chính sách đồng thời loại bỏ các chỉ tiêu không còn phù hợp và cập nhật bổ sung các tiêu chí mới góp phần đẩy mạnh hoạt động xây dựng Chính phủ điện tử trong thời gian tới.
![]() |
Tòan cảnh buổi công bố Báo cáo Vietnam ICT Index 2016. |
Năm 2016 cũng là năm đầu tiên Vụ CNTT phối hợp với Hội tin học VN trong việc xây dựng và công bố Chỉ số sản xuất kinh doanh CNTT Việt Nam (Vietnam IT Industry Index) trên cơ sở tách từ chỉ Vietnam ICT Index và đánh giá cho 63 địa phương trên cả nước. Việc đánh giá chỉ số sản xuất kinh doanh CNTT các địa phương trên cả nước giúp đưa ra một bức tranh vừa tổng thể, vừa chi tiết về tình hình phát triển CNTT Việt Nam, một trong những ngành có sự tăng trưởng lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua. Ngoài ra, việc xây dựng và công bố chỉ số này định kỳ cũng sẽ giúp các tỉnh tăng cường hoạt động thống kê trong lĩnh vực công nghiệp CNTT từ đó xây dựng ngành công nghiệp CNTT của địa phương tiếp tục lớn mạnh trong những năm tới.
Vietnam IT Industry Index gồm 3 chỉ số chính là Chỉ số sản xuất CNTT, Chỉ số dịch vụ CNTT và Chỉ số kinh doanh CNTT nhằm phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh sản phẩm dịch vụ CNTT của các doanh nghiệp, đồng thời phản ánh quy mô, năng lực cũng như giá trị đóng góp của CNTT cho Ngân sách Nhà nước và xã hội. Tốp các tỉnh đứng đứng đầu về chỉ số Vietnam IT Industry Index là Hà Nội, TP HCM, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Cần Thơ, Khánh Hòa.
Về xếp hạng dịch vụ công trực tuyến năm 2016, đối với khối bộ ngành, các cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đứng đầu danh sách, tiếp đó là Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ. Bộ TT&TT cũng lọt vào tốp 10 bộ ngành đứng đầu về cải cách dịch vụ công trực tuyến năm nay.
Về xếp hạng dịch vụ công trực tuyến năm 2016 đối với các tỉnh thành phố, Đà Nẵng tiếp tục vững ngôi vương. Trong danh sách 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu hạng mục này còn có Hà Nội, Tiền Giang, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Hà Giang, TP. HCM, Đồng Nai và Phú Thọ.
Bộ TT&TT hy vọng Báo cáo Vietnam ICT Index 2016 tiếp tục giúp các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp hiểu rõ được hiện trạng phát triển và ứng dụng CNTT-TT của ngành mình, cơ quan, đơn vị mình, để từ đó đưa ra được những giải pháp, định hướng phù hợp nhằm cải thiện việc phát triển và ứng dụng CNTT của đơn vị mình cũng như góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển và ứng dụng CNTT-TT của cả nước nói chung và xây dựng Chính phủ điện tử thành công tại Việt Nam nói riêng.
Tuấn Anh
" alt=""/>Bộ Tài chính, Đà Nẵng và BIDV 4 năm liên tiếp dẫn đầu ICT IndexNgay sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra, quân đội Mỹ phát hiện việc chuyển phát khối lượng lớn thư tín cho quân nhân ở nước ngoài quả thực là một thách thức, đặc biệt trước nhu cầu phải để dành chỗ vận chuyển các loại vũ khí và nhu yếu phẩm. Vì vậy, họ sáng tạo ra một giải pháp gọi là "Thư tín chiến thắng" (V-mail), dựa vào dịch vụ vi phim của Anh.
Dịch vụ thư vi phim V-mail do công ty Eastman Kodak thiết kế và bắt đầu được đưa vào hoạt động từ ngày 15/6/1942. Nó nhanh chóng trở thành phương pháp liên lạc chính giữa các binh sĩ ở tiền tuyến với gia đình của họ ở hậu phương.
Một bức thư V-mail sẽ được viết trên một tờ giấy bình thường, sau đó được chụp ảnh và lưu trữ trên một tấm vi phim. Khi tới nơi người nhận, bức thư sẽ được in ra giấy theo đúng kích cỡ đọc được.
Mỗi bức thư đều được kiểm duyệt trước khi được chụp ảnh. Vì vậy, V-mail được coi là cách hữu hiệu để ngăn chặn mọi âm mưu sử dụng các công cụ gián điệp như mực vô hình hay in thu nhỏ.
Nhờ quá trình V-mail, một bức thư dài 1.600 chữ có thể nhét vừa một tấm vi phim bằng kích cỡ của một bao thuốc lá. Qua đó, so với hình thức viết thư tay truyền thống, hơn 2.000kg thư sẽ được thu gọn còn 20kg và 37 túi đựng thư sẽ rút gọn thành một túi duy nhất.
Một nhân viên đưa thư đang chuyển các bức thư chuẩn bị cho quá trình chụp pim và tái tạo tại bưu cục ở Lầu Năm góc, Mỹ. Ảnh: Library of Congress
Trước khi được chụp vi phim, các bức thư phải trải qua khâu kiểm duyệt và phân loại. Ảnh: Library of Congress
Mọi bức thư liên lạc với quân nhân Mỹ ở nước ngoài trong giai đoạn 1942 - 1945 đều sử dụng dịch vụ V-mail. Ảnh: Library of Congress
Kỹ thuật viên kiểm tra lỗi của các V-mail trên một máy đọc chữ phóng đại. Ảnh: Library of Congress
Các bức thư V-mail được in trên giấy thông qua một máy phóng ảnh liên tục. Ảnh: Library of Congress
Các kỹ thuật viên sử dụng một máy tái chế giấy liên tục để "giặt", sấy khô và hiệu chỉnh giấy tái sử dụng cho thư V-mail. Ảnh: Library of Congress
Giấy in vi phim V-mail được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi cắt ra thành từng bức thư cỡ nhỏ. Ảnh: Library of Congress
Các bức thư V-mail hoàn chỉnh được phân loại để chuẩn bị gửi tới tay người nhận. Ảnh: Library of Congress
Cận cảnh một bức thư V-mail. Ảnh: Library of Congress
Poster quảng cáo cho dịch vụ thư vi phim V-mail. Ảnh: Fort Missoula Museum
Tuấn Anh(Theo Mashable)
" alt=""/>Điều ít biết về loại hình thư tín bí mật ra đời trước emailMotion Stills “vay mượn” nhiều tính năng chống rung video từ YouTube và các dự án khác. Hiện tại, ứng dụng mới có mặt trên nền tảng iOS, nguyên nhân một phần vì Live Photos là hàng độc quyền của Apple. Tuy nhiên, nó cũng chứng minh các kỹ sư của Google đang quan tâm nhiều hơn đến hệ điều hành đối thủ. Đây là ứng dụng thứ hai của Google trong thời gian gần đây được phát triển cho iOS trước tiên, sau bàn phím Gboard. Dù Gboard phần nhiều giống bàn phím Android nhưng lại có những thứ mà bàn phím Android không có như tìm kiếm GIF, gợi ý emoji.
" alt=""/>Google tung ứng dụng tạo ảnh GIF “thần sầu” cho iPhone