Theo đó, Hoa hậu Bùi Quỳnh Hoa đã có buổi gặp gỡ đại diện của ĐH Sân khấu Điện ảnh TP.HCM vào sáng 1/4. Và tổ chức đã có những chia sẻ như sau: "Về phía công ty, chúng tôi thấu hiểu và chia sẻ sự tiếc nuối của Bùi Quỳnh Hoa khi không thể tiếp tục học tại trường. Đồng thời, chúng tôi ghi nhận sự cố gắng và hợp tác tích cực của Bùi Quỳnh Hoa trong thời gian qua với cương vị hoa hậu sau khi đăng quang.
Trở thành tân sinh viên Khoa Đạo diễn Điện ảnh của Đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM là niềm tự hào lớn của cá nhân Bùi Quỳnh Hoa trên con đường theo đuổi nghệ thuật. Tuy nhiên, sau khi đăng quang Miss Universe Vietnam 2023, Bùi Quỳnh Hoa đã đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi Miss Universe 2023 tại El Salvador. Đây cũng là giấc mơ và đam mê rất lớn của Bùi Quỳnh Hoa đã nỗ lực phấn đấu nhiều năm qua. Bùi Quỳnh Hoa trân trọng cả cơ hội học tập lĩnh vực mình đam mê và cơ hội dự thi quốc tế".
Đồng thời, phía công ty cũng cho biết do thời gian thi quốc tế gấp rút nên Bùi Quỳnh Hoa đã liên hệ với trường để xin nghỉ và sẽ trở lại học sau khi hoàn thành cuộc thi. Tuy nhiên, do là tân sinh viên và chưa hoàn thành kỳ 1 nên không được bảo lưu. Vì vậy sự việc xảy ra là điều không mong muốn.
"Phía công ty và Bùi Quỳnh Hoa nhận thức việc học tập là vô cùng quan trọng trong hành trình trưởng thành, phát triển và theo đuổi nghệ thuật của Bùi Quỳnh Hoa ở hiện tại và trong tương lai. Vì thế, hành trình này khép lại, cá nhân Bùi Quỳnh Hoa vẫn sẽ không ngừng phấn đấu học hỏi và hoàn thiện bản thân mỗi ngày ở hành trình tiếp theo", Tổ chức Miss Universe Vietnam chia sẻ thêm.
Tổ chức cũng gửi lời cảm ơn vì sự hỗ trợ, giúp đỡ từ nhà trường và gửi lời xin lỗi với người hâm mộ vì những thông tin gây tranh cãi vừa qua, mong rằng mọi người sẽ luôn ủng hộ và theo dõi hành trình tiếp theo của cuộc thi.
Ngày 30/3, đại diện ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM đã xác nhận với VietNamNet việc Hoa hậu Bùi Quỳnh Hoa có tên trong danh sách sinh viên bị trường buộc thôi học. Trước đó, Bùi Quỳnh Hoa trúng tuyển ngành đạo diễn điện ảnh khóa 12A đại học chính quy. Theo quy chế, cô phải học 4 năm và cần hoàn thành đủ các môn học, khóa luận, không được vắng mặt quá số buổi cho phép.
Bức ảnh chụp danh sách sinh viên bị buộc thôi học tại Đại học Sân khấu Điện ảnh (có tên Bùi Quỳnh Hoa) được lan truyền trên mạng xã hội và các diễn đàn sắc đẹp. Một số cư dân mạng vào thẳng trang cá nhân của hoa hậu để hỏi về vấn đề trên.
Bùi Quỳnh Hoa tại Miss Universe 2023:
Kiềm chế virus lây lan
“Việt Nam trải qua 4 đợt dịch Covid-19 từ đầu năm 2020 tới nay. Việt Nam đã hành động nhanh chóng và dứt khoát khi đợt dịch đầu tiên bùng phát bằng cách áp dụng tập quán toàn cầu tốt nhất về sức khỏe cộng đồng. Đó là đóng cửa biên giới, xét nghiệm, truy vết tiếp xúc, cách ly, đóng cửa trường học, cấm tụ tập đông người, yêu cầu đeo khẩu trang, thực hiện giãn cách xã hội… Những biện pháp ban đầu này rất hiệu quả. Các đợt dịch tiếp theo đòi hỏi các biện pháp nghiêm ngặt như phong tỏa, hạn chế đi lại”, Giáo sư Carlyle A. Thayer, Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Australia, nhận định.
Một vấn đề mà Việt Nam phải đương đầu trong suốt giai đoạn hiện nay là có đủ lượng vắc xin để tiêm cho những thành viên dễ bị tổn thương trong xã hội, cũng như cho người lao động trong các ngành nghề thiết yếu, ông Thayer nói thêm.
Biến chủng Delta xuất hiện tạo ra tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng vì có tốc độ lây lan nhanh, gây ra tỷ lệ tử vong cao. “Các nhà lãnh đạo Việt Nam nhanh chóng nhận ra rằng, chính sách Zero Covid không khả thi. Để ứng phó, Việt Nam áp dụng chính sách 2 hướng chủ động. Đó là có đủ vắc xin để tiêm cho người dân để có thể trở lại cuộc sống bình thường và khôi phục các hoạt động kinh tế”, GS Thayer cho biết.
Theo vị chuyên gia Australia, về hướng thứ nhất, Việt Nam đã thực hiện chiến dịch ngoại giao Covid rất thành công, thu về lượng vắc xin cần thiết. Hiện nay, Việt Nam đang tiếp nhận, làm chủ công nghệ và nâng cao năng lực để tự sản xuất vắc xin phòng đại dịch.
Về hướng thứ hai, Việt Nam đã gia tăng nỗ lực tiêm chủng với trọng tâm là TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Đông đảo người dân đã được tiêm vắc xin và các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt đã được dỡ bỏ, ông Thayer phân tích.
Trong khi đó, ông James Borton, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Chính sách đối ngoại, Đại học Johns Hopkins (Mỹ), nhận định, làn sóng virus corona ở TP.HCM đã gây nhiều thách thức cho Chính phủ Việt Nam. Các biện pháp nghiêm ngặt đã ảnh hưởng tới nền kinh tế, làm tê liệt ngành du lịch. Vì vậy, Việt Nam đã chuyển sang chính sách sống chung an toàn với virus thông qua một loạt đợt tái mở cửa chia theo từng giai đoạn.
“Rõ ràng khi Covid-19 bùng phát lần đầu, Việt Nam đứng đầu khu vực nếu không muốn nói là toàn cầu, trong việc kiềm chế sự lây lan của virus. Năm 2020, trong vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã củng cố vai trò lãnh đạo của mình trong cuộc chiến khu vực chống lại đại dịch”, ông Borton nhận định.
Nhưng năm 2021, chủng Delta bùng phát, tràn qua Việt Nam và các nước khác. Thế giới lại thấy các nỗ lực của Việt Nam trong việc đối phó cơn bão sức khỏe cộng đồng. Đó là tổ chức các hội nghị trực tuyến, tụ hội ASEAN+3 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc). “Những hoạt động này được công nhận là những bước đi quan trọng. Ngoài ra, phải ghi nhận công lao của Việt Nam trong việc áp dụng các biện pháp đối phó tác động đối với những người yếu thế, bao gồm phụ nữ, trẻ em và người cao tuổi”, học giả người Mỹ nói.
Cùng khu vực chủ động ứng phó
Việt Nam đã đưa ra nhiều sáng kiến, đề xuất, giải pháp phòng chống Covid-19. Đó là kích hoạt các kênh trực tuyến để bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt giữa các nước ASEAN, tăng cường điều phối đối thoại với các đối tác (như tổ chức các cuộc thảo luận đặc biệt ASEAN+3), cung cấp trang thiết bị y tế, đồ bảo hộ cho nhiều nước ở các châu lục khác nhau, thành lập kho dự trữ khu vực trang thiết bị y tế và sản phẩm thiết yếu để đáp ứng các yêu cầu khẩn cấp… Những việc này đã giúp tăng cường sự đoàn kết và hợp tác của ASEAN trong phòng chống đại dịch và khôi phục kinh tế.
“Việt Nam nhanh chóng xoay trục từ hiện thực bình thường sang lãnh đạo chủ động để đối phó đại dịch trên quy mô khu vực và toàn cầu”, GS Thayer nhận định.
Việt Nam đã tiên phong sử dụng các hội nghị trực tuyến để tụ họp các bộ trưởng chủ chốt, lãnh đạo chính phủ để thực hiện các chính sách dành cho khu vực Đông Nam Á. Việt Nam cũng sử dụng mạng lưới ngoại giao rộng khắp của mình để huy động sự ủng hộ của các nước lớn đối với ASEAN và các thành viên của khối.
Theo ông Thayer, ngay từ đầu, Việt Nam đã tạo tiền đề cho việc hoạch định chiến lược khôi phục hậu Covid cho các thành viên ASEAN. “Tóm lại, việc Việt Nam xử lý khủng hoảng Covid-19, với tư cách Chủ tịch và thành viên ASEAN, giải thích lý do Việt Nam tạo được danh tiếng là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”, GS Thayer nhận định.
Là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã và đang chung tay với các nước khác, các tổ chức lớn trong việc giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu, đặc biệt là những vấn đề liên quan tranh chấp trên Biển Đông và tình hình Myanmar.
Ông Borton cũng có quan điểm tương tự.
Bảo Đức(Theo Aseanreport)
Đại sứ Việt Nam cho biết, trong bối cảnh dịch Covid-19 tái bùng phát mạnh, Chính phủ Campuchia đã cho triển khai những biện pháp mạnh mẽ nhằm ngăn chặn virus lây lan. Việt Nam luôn sát cánh hỗ trợ nước bạn trong quá trình này.
" alt=""/>Chuyên gia quốc tế: Việt Nam linh hoạt chống dịch và đóng góp lớn cho ASEANNgoài ra, trong số những trang sao kê lại không có tên của Phương Lê dù trước đó cô tuyên bố đã đóng góp nửa tỷ đồng vào quỹ hỗ trợ người dân bị thiên tai bởi bão Yagi.
Mới đây, Phương Lê đăng tải bài viết chia sẻ lời cảm ơn của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
"Thực sự không muốn giải thích nhưng tôi thấy rất quá đáng khi mình bị bịa đặt tiền quyên góp. Việc này với tôi là nhạy cảm nên buộc phải lên tiếng. Tôi quyên góp cho Mặt trận Tổ quốc Trung ương, ban cứu trợ 500 triệu đồng từ ngày 29/8, nhưng sao kê thì từ ngày 1/9.
Những người nói tôi không quyên góp, chỉ photoshop giấy chuyển tiền giả này nọ giờ chịu chấp nhận chưa? Chưa bao giờ nghĩ tới việc quyên góp xong phải đi chứng minh và nếu không nói thì nỗi oan ai thấu", cô chia sẻ.
Theo Phương Lê, dư luận có quyền đặt vấn đề về việc nghệ sĩ quyên góp tiền làm từ thiện, thậm chí với tư cách công dân ai cũng có quyền tố giác nếu có được thông tin hay bằng chứng về các dấu hiệu sai phạm. Nhưng điều này hoàn toàn khác với sự ác ý, cố tình quy chụp, suy diễn nhằm mục đích dẫn dắt dư luận nghi ngờ, xúc phạm người nghệ sĩ…
Người đẹp cho rằng chuyện này không chỉ ảnh hưởng đến danh dự, cảm xúc của nghệ sĩ mà còn liên lụy đến gia đình, người thân và những người có liên quan. Câu chuyện tiêu cực cũng khiến một số người cảm thấy nản, giảm nhiệt tâm đối với công tác thiện nguyện.
Tối 8/9, Phương Lê quyên góp 500 triệu đồng cho Hội Chữ thập đỏ Việt Nam với mong muốn chia sẻ gánh nặng cùng người dân ở vùng bị thiệt hại sau cơn bão số 3 (siêu bão Yagi).
“Là công dân Việt Nam, tôi quyên góp một phần tiền. Tôi mong mọi người cùng chung tay, dù lớn hay nhỏ, cũng góp phần chia sẻ gánh nặng sau thiên tai,” cô chia sẻ.
Ban đầu, Phương Lê dự định gửi vật dụng và nhu yếu phẩm giúp đỡ bà con. Tuy nhiên, vì tình hình gấp gáp, cô quyết định chuyển thẳng tiền và nhờ cơ quan chính quyền hỗ trợ người dân sẽ thuận tiện hơn.
“Với tôi, khi mình may mắn hơn người khác thì phải có trách nhiệm san sẻ đến người khó khăn hơn. Tôi có công việc kinh doanh tạm ổn, nên đây là lúc để chung tay hỗ trợ người kém may mắn”, Phương Lê nói.
Phương Lê cũng chuyển khoản 500 triệu đồng cho quỹ từ thiện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 100 triệu đồng cho một ngôi chùa và 100 triệu đồng vào quỹ bảo trợ trẻ em mất cha mẹ vì Covid-19.
Mai Thư