Cựu CEO Google Eric Schmidt kêu gọi quân đội Mỹ loại bỏ những chiếc xe tăng mà ông gọi là “vô dụng”.
Phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai (FII) ở Ả-Rập Xê-út hôm 30/10, ông dự đoán drone AI giá rẻ sẽ sớm làm cho các hình thức chiến đấu truyền thống lỗi thời.
"Thế giới có rất nhiều xe tăng. Những chiếc xe tăng đó bây giờ phần lớn vô dụng. Một máy bay không người lái trị giá 5.000 USD có thể phá hủy một chiếc xe tăng trị giá 5.000.000 USD", ông nói thêm.
Ông Schmidt đã cố vấn công nghệ cho chính phủ và quân đội Mỹ trong gần một thập kỷ.
Ông trở thành Chủ tịch Hội đồng Đổi mới của Bộ Quốc phòng vào năm 2016 và hiện là Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia Mỹ về Trí tuệ nhân tạo.
Ông cũng đang làm cho White Stork, một startup chế tạo drone tấn công AI.
Phát biểu tại Đại học Stanford vào tháng 4, ông cho biết, mục tiêu của White Stork là sử dụng AI "theo những cách phức tạp, mạnh mẽ".
Theo Forbes, Schmidt quan tâm đến "drone kamikaze", thuật ngữ chỉ các hệ thống không người lái chứa chất nổ phát nổ khi bắn trúng mục tiêu.
"Chi phí của tự động hóa đã giảm nhanh đến mức cuộc chiến drone cuối cùng sẽ loại bỏ xe tăng, pháo binh và súng cối", ông Schmidt nói tại FII.
Ông cũng bày tỏ bất ngờ trước những đổi mới trong công nghệ máy bay không người lái trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. "Nếu nhìn vào chiến thuật drone, nó đang thay đổi mỗi ngày", ông nói.
Ukraine cũng đã phát triển chương trình drone riêng, sản xuất các hệ thống tinh vi cho các nhiệm vụ trên bộ, trên không và trên biển.
(Theo Insider)
" alt=""/>Cựu CEO Google: Drone AI sẽ là tương lai của chiến tranhPhát biểu tại hội nghị, ông Đinh Xuân Thắng, Phó Vụ trưởng Tuyên truyền, Ủy ban Dân tộc, cho biết, “Thông tin” là một trong 6 dịch vụ xã hội cơ bản trong chuẩn nghèo đa chiều.
Tiêu chí để xác định mức độ thiếu hụt tiếp cận thông tin là sử dụng dịch vụ viễn thông qua việc hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng dịch vụ Internet; Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin, ở đây là hộ gia đình không có phương tiện nào trong số các phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin như phương tiện dùng chung gồm tivi, radio, máy tính để bàn, điện thoại; Phương tiện cá nhân gồm máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh.
Để đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được tiếp cận thông tin, rất nhiều chính sách đã được đưa ra, chẳng hạn như: Chính sách cung cấp dịch vụ bưu chính công ích; Chính sách hỗ trợ hoạt động báo chí cung cấp thông tin cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chính sách cung cấp dịch vụ viễn thông công ích; Chính sách hỗ trợ tiếp cận thông tin thông qua 03 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.
Đồng thời rất nhiều chương trình hỗ trợ cũng đã được triển khai, trong đó có chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 với dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin.
Với nội dung nâng cao năng lực cho cán bộ thông tin và truyền thông; Thiết lập các cụm thông tin điện tử công cộng phục vụ thông tin, tuyên truyền đối ngoại tại cửa khẩu biên giới và cung cấp nội dung thông tin phục vụ tuyên truyền ở các xã biên giới; Cung cấp dịch vụ thông tin công cộng tại các điểm cung cấp dịch vụ bưu chính công cộng phục vụ tiếp cận thông tin của nhân dân ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo; Trang bị hệ thống thiết bị thông tin cho các đồn biên phòng phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền thông tin đối ngoại tại các xã biên giới, hải đảo; Tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động của đài truyền thanh xã; Xây dựng, phát triển nền tảng công nghệ cung cấp xuất bản phẩm, báo điện tử; Phát triển các nền tảng công nghệ khác phục vụ giảm nghèo về thông tin; Sản xuất mới các tác phẩm báo chí và các sản phẩm truyền thông khác để cung cấp nội dung thiết yếu cho xã hội; Sản xuất mới các xuất bản phẩm cung cấp nội dung thiết yếu; Lựa chọn tác phẩm báo chí có nội dung thiết yếu, có giá trị phổ biến lâu dài để chuyển sang định dạng số và phát hành trên không gian mạng; Lựa chọn xuất bản phẩm in để xuất bản dưới hình thức xuất bản phẩm điện tử.
Ông Đinh Xuân Thắng chia sẻ, vai trò của cộng đồng dân tộc thiểu số trong công tác bảo vệ tổ quốc là rất lớn, tuy nhiên, hiện nay Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số, đa số nghèo và khó khăn. Đồng thời khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các dân tộc, các vùng, miền cũng chưa được thu hẹp, hộ nghèo đến từ các cộng đồng dân tộc ngày càng tăng.
Theo ông Thắng, chính sự vất vả và khó khăn đó, khiến cho hiện nay thanh niên vùng dân tộc thiểu số quan tâm nhiều đến thông tin trên mạng xã hội, ít quan tâm đến thông tin chính thống trên báo chí.
Báo chí chính thống cần có các chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức cho lực lượng này. Phản ánh được những khó khăn họ đang gặp phải để Nhà nước có các chính sách hỗ trợ, đồng thời có các cách tiếp cận, tuyên truyền, để nâng cao nhận thức làm cho họ tin vào các thông tin chính thống ngày càng nhiều hơn.