Thầy Nguyễn Cao Cường, hiệu trưởng nhà trường cho hay, việc này nhằm giúp học sinh không quên kiến thức, sẵn sàng trở lại với nhiệm vụ học tập khi có thông báo trở lại trường.
“Việc ghi hình giải đáp bài tập trước đây một số giáo viên đã tự làm rải rác với nhóm kín của lớp. Nhưng từ đầu tuần này, phụ huynh và học sinh tải phiếu bài tập các môn Toán, Văn, Anh các khối lớp 6,7,8,9 tại website của trường để làm. Sau đó nhà trường tổ chức ghi hình phần chữa và thông báo chi tiết thời gian chữa bài để học sinh theo dõi”.
Học sinh được giao 3 ngày hoàn thành 1 phiếu. Nhà trường thống nhất phiếu bài tập các môn Toán, Văn, Anh được phát theo khối lớp. Cứ 3 ngày trường lại tổ chức ghi hình 12 video hướng dẫn, chữa bài cho các khối 6,7,8,9.
“Như vậy, học sinh có thời gian làm bài mà giáo viên cũng đủ thời gian để chuẩn bị ghi hình. Các thầy cô sẽ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công. Về kỹ thuật và máy móc, chúng tôi kêu gọi sự chung tay hỗ trợ, giúp đỡ của cha mẹ học sinh”, thầy Cường nói.
![]() |
Giáo viên Đà Nẵng ghi hình bài giảng trực tuyến. Ảnh: Hồ Giáp |
Bà Nguyễn Hồng Hạnh, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lý Thái Tổ (Hà Nội), cho hay khi học sinh nghỉ học, nhà trường cũng đã chỉ đạo giáo viên giao bài tập về nhà các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh cho học sinh qua phần mềm VioEdu. Qua đây, giáo viên cũng có thể kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh.
“Trong thời gian này, nhà trường cũng triển khai hình thức học tập trực tuyến VNPT E-learning tới toàn bộ cán bộ giáo viên. Hình thức này cũng rất thuận lợi khi giáo viên có thể tổ chức được các lớp học online. Học sinh có thể sử dụng nhiều loại thiết bị học tập như Ipad hay máy vi tính để có thể truy cập vào bài giảng của giáo viên. Giáo viên cũng có thể đưa những bài giảng giải đáp những thắc mắc”, bà Hạnh nói.
Còn giáo viên của Trường Phổ thông liên cấp Wellspring (Hà Nội) đã thu được những kinh nghiệm dạy học trực tuyến nhất định sau những tuần học sinh không tới trường.
Để duy trì thói quen và nề nếp của học sinh cũng như hỗ trợ phụ huynh giúp con học tập, sinh hoạt có kế hoạch tại nhà, trường đã đưa ra thời khóa biểu online cho các môn học trên các hệ thống như Email, Google Classroom, Facebook Social Learning, Microsoft Office 365 Teams, Edmodo…
Các nền tảng, công cụ này được sử dụng tùy theo tình hình thực tế cấp học và bộ môn. Qua đó, giáo viên giảng dạy, gửi tài liệu, giải đáp, hướng dẫn, tương tác các bài học online với học sinh cũng như chấm chữa bài, đánh giá qua hệ thống theo khung thời khóa biểu hàng ngày.
Riêng với cấp tiểu học, do học sinh còn nhỏ nên cần tới sự hỗ trợ của phụ huynh. Các giáo viên đã hướng dẫn phụ huynh và học sinh cách tương tác, thời gian giao và trả bài. Ngoài ra, thầy cô cũng trực tiếp trao đổi với học sinh qua các công cụ giao tiếp trực tuyến như Messenger, Skype…
![]() |
Giáo viên Trường Tiểu học Lý Thái Tổ (Hà Nội) tập huấn dạy học trực tuyến. Ảnh: Thái Khang |
Thời gian này, các trường học ở Đà Nẵng cũng tính tới chuyện kết nối với học sinh qua trực tuyến.
Ở một số trường tiểu học, THCS - giáo viên giao bài cho các em thông qua các phần mềm dạy học hay Facebook, Zalo, email...
Tại Trường TH Võ Thị Sáu (quận Hải Châu) các giáo viên chuẩn bị phông vải xanh như một studio thu nhỏ để ghi hình giảng bài. Kiến thức của từng bài học được các giáo viên dùng điện thoại ghi lại.
Mỗi khối lớp sẽ có 6 giáo viên cùng thực hiện bài học, theo sự phân công, gồm các công đoạn: soạn bài, thu tiếng, quay phim, dựng video, cắt âm thanh.
Bên cạnh đó, nhà trường còn kết hợp mềm powerpoin để soạn bài giảng, đưa lên mạng cho học sinh tự ôn bài ở nhà.
Cô và trò Trường Phổ thông liên cấp Wellspring (Hà Nội) học trực tuyến |
Cô Huỳnh Thị Thanh Hòe, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết bài học online hướng đến việc giúp các học sinh ôn tập kiến thức hiệu quả, đặc biệt là kiểm soát việc tự học của các em.
Tương tự, ở Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu (quận Thanh Khê) các giáo viên tập trung soạn bài giảng, sau đó đưa lên cổng thông tin điện tử của nhà trường.
Hiệu trưởng Nguyễn Thị Thanh Hải cho biết các đường dẫn bài giảng trường sẽ gửi trực tiếp về phụ huynh rồi tới học sinh. Bên cạnh đó, các lớp còn lập nhóm ở Facebook và Zalo để thuận tiện trao đổi.
Anh Nguyễn Tuấn, một phụ huynh của trường bày tỏ ủng hộ cách làm bày bởi theo anh “nếu các cháu nghỉ quá lâu thì sẽ rất dễ bị quên kiến thức. Bên cạnh đó phụ huynh cũng có thể theo dõi quá trình học của con thông qua bài giảng nhà trường gửi về".
Theo ông Trần Nguyễn Minh Thành, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng, để giảm ảnh hưởng khi học sinh nghỉ dài ngày, Sở đã gửi công văn đến tất cả các trường, giới thiệu hệ thống học tập trực tuyến, hệ thống giao bài tập về nhà và kho dữ liệu bài giảng điện tử của các nhà cung cấp dịch vụ có uy tín. Các ứng dụng này được cung cấp miễn phí hoàn toàn trong thời gian diễn ra dịch bệnh.
![]() |
Giáo viên Trường THCS Thái Thịnh (Hà Nội) chuẩn bị bài giảng trực tuyến |
Còn tại Hải Phòng, mới ngày hôm qua - 11/2- Sở GD-ĐT tổ chức “Hội nghị triển khai các ứng dụng về chỉ đạo, điều hành và phương pháp giúp học sinh tự học trên cơ sở dữ liệu ngành giáo dục và đào tạo”.
Kênh học tập trực tuyến được tải về máy tính, điện thoại thông minh sẽ giúp các thầy cô giáo và học sinh các trường học trên địa bàn thành phố duy trì hoạt động dạy - học, tìm kiếm thông tin ngành học trong điều kiện hạn chế tổ chức các hoạt động tập trung đông người trong thời gian dịch bệnh.
Ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT) cho biết trong thời gian ngắn, mọi thứ đã sẵn sàng, một số trường đã cài đặt và dùng thử hệ thống điều hành cũng như hệ thống đào tạo, dạy học, giao bài qua mạng. "Tuy nhiên, khi triển khai toàn thành phố, sẽ có một lượng lớn phụ huynh học sinh quan tâm, cũng như nội dung học tập rất lớn được truyền tải qua mạng nên ngành giáo dục thành phố cần đảm bảo việc học tập được xuyên suốt", ông Hải nhấn mạnh.
Bộ GD-ĐT hiện có kho dữ liệu gồm 5.000 bài giảng điện tử E-Learning, đóng góp trên Hệ tri thức Việt số hóa, được tuyển chọn trong các cuộc thi quốc gia thiết kế bài giảng E-Learning do Bộ tổ chức. Kho dữ liệu này có bài giảng của các cấp học: mầm non, tiểu học, THCS, THPT. “Đây là nguồn học liệu phong phú, đề nghị các nhà trường, giáo viên nghiên cứu, lựa chọn những bài giảng phù hợp và hướng dẫn học sinh học tham khảo”, ông Hải nói.
![]() |
Giáo viên Hải Phòng được hướng dẫn cài đặt phần mềm, các ứng dụng quản lý, điều hành, giảng dạy. Ảnh: Hoài Anh |
Học trực tuyến khó đạt được hiệu quả bằng trực tiếp
Mặc dù nhiều địa phương đã nhanh chóng vào cuộc, nhưng sau một thời gian, không ít phụ huynh, thậm chí cả các giáo viên đã nhận thấy những hạn chế trong việc tổ chức dạy học trực tuyến, từ điều kiện cơ sở vật chất, kỹ năng sử dụng của cả thầy lẫn trò cho đến hiệu quả thực chất.
Theo cô Nguyễn Thu Ngân, giáo viên chủ nhiệm lớp 2Q2 Trường Tiểu học Lý Thái Tổ, khó khăn gặp phải là không phải phụ huynh, gia đình nào cũng có máy tính cho con. Ngoài ra, việc học trực tuyến đòi hỏi phụ huynh phải kiểm soát việc và thời gian con làm bài trên máy tính. Nhiều trường hợp, giáo viên phải gửi bài tập qua email, zalo để phụ huynh hỗ trợ con bằng việc in ra giấy.
“Việc học trên lớp có hiệu quả tốt hơn nhiều so với hình thức này vì cô và trò được trao đổi trực tiếp với nhau. Còn với việc học trực tuyến ở nhà, trẻ sẽ phải nỗ lực tự học rất nhiều bởi các em chỉ xem bài giảng và qua đó nắm bắt kiến thức”.
![]() |
Giáo viên Đà Nẵng với hình thức dạy học trực tuyến |
Cô Nguyễn Thị Lê Hà tổ trưởng chuyên môn khối 1 của Trường TH Võ Thị Sáu (quận Hải Châu, Đà Nẵng) cho biết, soạn bài giảng trực tuyến khiến các thầy cô mất nhiều công sức khi phải kết hợp nhiều thứ, không như đứng dạy ở lớp.
“Các thầy cô phải chuẩn bị chân máy để quay video không bị rung, rồi dựng hình ảnh, chỉnh âm thanh... công việc này tự mò mẫn nên tốn thời gian”, cô Hà chia sẻ.
Tuy nhiên, theo cô Ngân, hình thức này sẽ phát huy ưu thế và thuận lợi hơn cho việc giao bài cho học sinh hằng ngày. “Nếu như trước đây, cô giáo giao bài và phải hướng dẫn rất tỉ mỉ cho học sinh, thì giờ qua các ứng dụng học trực tuyến, cô chỉ cần giao bài và học sinh chỉ cần đăng nhập vào tài khoản. Như vậy, vừa tiện lợi vừa tiết kiệm thời gian hơn”.
Các giáo viên của Trường Phổ thông liên cấp WellSpring (Hà Nội) lại chia sẻ khó khăn lớn nhất khi triển khai học trực tuyến với cấp tiểu học là học sinh còn nhỏ và chưa tự chủ về thiết bị nên nhiều khi không online đúng giờ để theo dõi đầy đủ tiết học. Vì vậy, giáo viên phải giảng lại cho những em tham gia muộn. Chưa kể, đường truyền mạng của mỗi gia đình là khác nhau nên đôi lúc có thể bị gián đoạn, khó nghe khiến học sinh khó tập trung…
Ở cấp THPT, sự tự giác và khả năng làm chủ công nghệ của học sinh tốt hơn. Do đó, các giáo viên chỉ gặp vấn đề trong việc bị giới hạn giáo cụ trực quan và phối hợp cùng lúc với nhiều học sinh qua mạng do sự hạn chế của các công cụ online. Để khắc phục điều này, nhiều giáo viên đã chủ động quay clip hướng dẫn học sinh tại phòng thí nghiệm và biên tập tài liệu môn học một cách chi tiết hơn để học sinh có thể chủ động nghiên cứu tại nhà.
Bà Nguyễn Hồng Hạnh cũng cho hay trường nhận được sự phản hồi của phụ huynh về việc học sinh còn nhỏ nên khi giao máy tính, các con không tập trung vào học nhiều. Quản lý con học trực tuyến cũng khiến nhiều phụ huynh băn khoăn...
Để học trực tuyến hiệu quả, phụ huynh và học sinh đêu phải rất nỗ lực |
Còn đối với phụ huynh, “Thực ra là học cho vui, cho con “có việc khỏi ngồi không” trong những ngày nghỉ. Bởi tôi nghĩ ôn tập kiến thức thì được chứ với kiến thức mới e rằng với học sinh nhỏ không mấy hiệu quả”, phụ huynh một trường tiểu học tư ở Hà Nội chia sẻ.
Anh Hoàng, một phụ huynh Trường Tiểu học Newton (Hà Nội), thì bày tỏ sự bất cập với việc học trực tuyến đối với học sinh quá nhỏ: “Con không thể tự thực hiện các thao tác nên trường yêu cầu phụ huynh hỗ trợ chụp ảnh, quay clip trả bài. Con nghỉ học nhưng bố mẹ vẫn đi làm cả ngày nên phải thực hiện những việc này, tôi thật sự mệt mỏi”.
Một phụ huynh có con học lớp 1 của Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu (quận Thanh Khê, Đà Nẵng) cho biết, để rèn cho HS không lơ là việc học - cô giáo sẽ kết nối với phụ huynh qua email cá nhân. Mỗi hôm cô sẽ gửi phiếu bài tập Tiếng Việt và Toán để phụ huynh kèm con ở nhà, trong thời gian nghỉ.
Tuy nhiên, cũng theo vị phụ huynh này, đây chỉ là giải pháp để con rèn kỹ năng viết chứ không được bài bản như chương trình học trên lớp...
Nhiều phụ huynh được hỏi bày tỏ mong muốn dịch bệnh sớm được khống chế để việc học tập của các trường được trở lại bình thường, bởi họ không thể ở nhà hỗ trợ con học trực tuyến mãi được.
Có thể thấy, dù còn bộc lộ nhiều hạn chế khi dạy học từ xa cho học sinh trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng các cơ sở giáo dục đã chủ động tìm các giải pháp để tăng cường chuyên môn cho giáo viên. Đây cũng là dịp xem xét giải pháp học tập hiện đại trong môi trường giáo dục phổ thông sao cho hiệu quả.
Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc vừa có khen thưởng đột xuất một hiệu trưởng về việc tổ chức dạy học trực tuyến trong chiến dịch phòng chống dịch nCoV. Cụ thể, Quyền Giám đốc Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Huyến đã trao giấy khen cho thầy Đào Chí Mạnh (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Ngọc, TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) với thành tích xuất sắc trong việc chủ động, sáng tạo, hỗ trợ tổ chức các hoạt động dạy học trực tuyến miễn phí cho học sinh trong thời gian nghỉ học. Hiện, trên cả 2 hệ thống có rất nhiều học sinh tham gia, con số lên tới gần 1.000 và tăng lên hàng ngày. Thầy Mạnh cũng đã trực tiếp tập huấn cho các thầy cô cốt cán và huy động các thầy cô cùng tạo bài giảng, ra đề kiểm tra cho học sinh. Và hiện nay 100% học sinh tham gia được học tập miễn phí. |
![]() |
Hiện nay Bộ GD-ĐT đã đăng tải cẩm nang phòng chống nCoV trong trường học lên Cổng thông tin điện tử của Bộ, lên hệ thống Tri thức Việt số hóa và cơ sở dữ liệu của ngành tới tài khoản của tất cả các trường mầm non và phổ thông trên cả nước nhằm phổ biến những kiến thức, kinh nghiệm phòng chống nCoV tới tất cả các nhà trường, qua đó phổ biến đến giáo viên và học sinh các biện pháp phòng chống dịch bệnh nCoV hiệu quả.
|
Thanh Hùng - Hồ Giáp - Thái Khang - Hoài Anh
Thay vì tập trung ở sân trường vào buổi sáng, học sinh vào lớp và quốc ca được phát qua hệ thống loa. Các em cũng được kiểm tra thân nhiệt hàng ngày.
" alt=""/>Dạy học trực tuyến mùa không đến trường vì virus coronaBáo Pháp đưa tin, Quang Hải sẽ tiến hành thủ tục kiểm tra y tế ở Pau FC ngày 29/6. Nếu không có gì trục trặc, bản hợp đồng kéo dài 2 năm, có điều khoản gia hạn 1 năm, chính thức có hiệu lực. Cả CLB Pau FC và Quang Hải để giữ kín thông tin về mức lương, tuy nhiên theo người đại diện tiết lộ số tiền mà Hải "con" được nhận có thể thấp hơn khi còn thi đấu ở V-League.
Quang Hải bước vào tập luyện cùng các đồng đội ngay sau đó. Cựu tiền vệ CLB Hà Nội có 1 tháng chuẩn bị cho mùa giải 2022-2023, khởi tranh vào ngày 30/7.
Pau FC được thành lập từ năm 1920 nhưng chính thức đăng ký bắt đầu từ năm 1959. Pau FC thăng hạng giải Ligue 2 mùa 2019 - 2020 và có thành tích 15/20 ở mùa giải đầu tiên. Mùa trước, đội bóng này cán đích ở vị trí thứ 10.
Trong lịch sử của mình, Pau FC từng gây địa chấn bóng đá Pháp khi loại CLB Ligue 1 Bordeaux (thắng 3-2) tại Cúp quốc gia Pháp ở mùa giải 2019 - 2020 và chỉ chịu dừng bước ở vòng 1/8 trước CLB danh tiếng PSG.
Sân nhà của Pau FC là sân Nouste Camp, nằm ở thành phố Pau, miền Nam nước Pháp, có sức chứa khiếm tốn khoảng 4 ngàn khán giả.
Giá trị đội hình của Pau FC được định giá khoảng 16,6 triệu euro. Trong đó, thủ môn Alexandre Olliero là cầu thủ đắt nhất có giá trị khoảng 1,8 triệu bảng. Chủ sở hữu Pau FC là Bernard Laporte-Fray. CLB này đang được dẫn dắt bởi HLV Didier Tholot, 58 tuổi, người Pháp.
" alt=""/>Quang Hải tới Pháp, sẵn sàng kiểm tra y tế tại Pau FCĐây là trận đấu giao hữu của CLB Sint-Truidense nhằm mục đích chuẩn bị cho vòng đấu thứ 3 diễn ra ít ngày tới đây, cũng như là cơ hội cho những cầu thủ dự bị thể hiện bản thân.
![]() |
Công Phượng đã ghi điểm... |
Và Công Phượng đã không phụ lòng của HLV Marc Brys khi “ghi điểm” với một tình huống bứt tốc trước khi xử lý và căng bóng vào trong tạo điều kiện cho đồng đội Suzuki ghi bàn trong trận thua 2-4 trước Charleroi.
2. Trước ngày lên đường sang châu Âu, bầu Đức tuyên bố, bất kể Công Phượng có được ra sân thi đấu hay ngồi dự bị cả mùa thì ông cũng không có gì phải buồn lòng khi tiền đạo con cưng của mình có cơ hội... đi học.
Bầu Đức bảo “chỉ cần tập với các cầu thủ đẳng cấp hơn ở CLB mới cũng là cơ hội hiếm có để nâng cao trình độ trước khi trở về phục vụ tuyển Việt Nam”. Và lúc này, xem ra những gì mà Công Phượng làm được so với bầu Đức kỳ vọng dường như đã lớn hơn rất nhiều.
Bởi đến lúc này, ngoài việc được ra sân trong cuộc đối đầu với FC Bruge danh tiếng tới cả gần nửa hiệp đấu thì Công Phượng còn tạo dấu ấn với pha kiến tạo mới đây thì bầu Đức làm sao có thể... không sướng cho được.
![]() |
để bầu Đức sướng, nhưng với thầy Park chắc chỉ tạm hài lòng mà thôi... |
3. Chuyến đi của Công Phượng sang thi đấu ở châu Âu không chỉ bầu Đức, người hâm mộ trông theo mà còn có cả HLV Park Hang Seo. Bởi ai cũng biết tiền đạo người xứ Nghệ quan trọng thế nào ở đội tuyển Việt Nam dưới thời chiến lược gia người Hàn Quốc.
Ông Park đã từng rất khó nghĩ khi dùng Công Phượng trong bối cảnh cầu thủ này “mất tích” ở K-League. Nhưng bây giờ xem ra đã dễ hơn với thuyền trưởng tuyển Việt Nam khi tiền đạo của mình đang có sự khởi đầu tương đối ổn tại Bỉ.
Màn trình diễn của Công Phượng đến lúc này đương nhiên là hài lòng, cũng như đang khích lệ. Nhưng với tính cách khắt khe trên sân của mình, xem ra ông Park vẫn chưa thể hài lòng với học trò cưng của mình.
Chưa thể hài lòng không ở chuyện có ghi bàn hay không mà nằm ở cách xử lý tình huống từ Công Phượng, khi tiền đạo đến từ Việt Nam vẫn chưa dứt được thói quen hơi rườm rà của mình trong hoàn cảnh cần phải quyết đoán hơn khi đưa ra quyết định.
Sự thật là như thế bởi trước khi lựa chọn giải pháp căng vào cho đồng đội, Công Phượng suýt nữa đã mất bóng khi cố gắng xử lý kỹ thuật thêm một nhịp nữa hòng mở ra cơ hội dứt điểm.
Rất may, với lợi thế về khoảng cách mà Công Phượng tạo ra trước đó, hậu vệ CLB Charleroi đã không thể giành lại được bóng. Và lúc này tiền đạo đến từ Việt Nam mới đưa ra quyết định căng vào thay vì ích kỷ dứt điểm ở góc hẹp.
Nói điều này không phải chê trách, bởi như khẳng định ở trên Công Phượng đáng được cổ vũ, động viên... Nhưng để hoàn hảo hơn trong mắt ông Park xem ra tiền đạo của tuyển Việt Nam cần quyết đoán hơn nữa.
Đây là điều cần thiết, bởi đến lúc này dù V-League đang có hàng loạt chân sút hiệu quả, nhưng để ông Park tin tưởng nhất cho suất đá cắm ở tuyển Việt Nam không ai khác ngoài Công Phượng, để vì thế sự hiệu quả hay đơn giản càng cần thiết.
Bầu Đức đã sướng, ông Park cũng gật gù tạm hài lòng, nhưng Công Phượng phải cố nữa mới được...
MỜI XEM VIDEO ĐƯỢC TẠO TỰ ĐỘNG CỦA BÀI VIẾT NÀY
Xuân Mơ
" alt=""/>Công Phượng ghi điểm tại Bỉ: Bầu Đức sướng, HLV Park Hang Seo chưa