Mới đây, Xiaomi đã ra mắt một sản phẩm mới mang tên "Mi Audio Receiver", phục vụ cho nhu cầu trên của người dùng. Thiết bị này có khả năng nhận tín hiệu âm thanh từ smartphone qua bluetooth, sau đó chuyển ra tai nghe thông qua cổng 3.5mm. Như vậy, chiếc tai nghe của người dùng sẽ phần nào có khả năng "biến hóa" từ có dây sang không dây. Mức giá của Mi Audio Receiver vào khoảng 400.000 đồng, theo chúng tôi là khá hợp lý.
Thông tin về Mi Bluetooth Audio Receiver
- Chuẩn kết nối: Bluetooth 4.2
- Pin: 97mAh, 4-5 giờ nghe nhạc liên tục
- Cổng sạc: microUSB
- Kích thước: 5.9×1.35cm
- Trọng lượng: 10g
Theo GenK
" alt=""/>Thiết bị với giá 400.000 đồng này của Xiaomi sẽ biến chiếc tai nghe có dây của bạn thành không dâyNgày 26/6/2018 tại xã Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, trong quá trình triển khai trồng cột để kéo cáp viễn thông nhằm cung cấp dịch vụ tới khách hàng trên địa bàn, Công ty Cổ phần Đông Đông (đơn vị ký Hợp đồng thi công xây dựng công trình với Viettel), đã để xảy ra sự cố gây hậu quả nghiêm trọng, khiến 4 người dân tử vong và 3 người bị thương.
Ông Hoàng Văn Luân, Giám đốc Viettel chi nhánh Nghệ An cho biết: “Là chủ đầu tư, Viettel đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng địa phương để xác minh làm rõ vụ việc. Ngay khi sự việc xảy ra, Ban Giám đốc Viettel Nghệ An đã tới chia buồn và động viên gia đình các nạn nhân. Chúng tôi sẽ nghiêm khắc kiểm điểm và xử lý các cá nhân, đơn vị liên quan theo đúng quy định của pháp luật”.
" alt=""/>Viettel thông tin về vụ việc mất an toàn lao động tại Nghệ An khiến 4 người dân tử vongQuốc hội khóa XIV vừa thông qua dự thảo Luật An ninh mạng tại kỳ họp thứ 5. Gồm 7 Chương 43 Điều, Luật An ninh mạng do Bộ Công an chủ trì xây dựng quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Luật này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2019.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phải cảnh báo về khả năng mất an ninh mạng
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng được quy định tại Điều 42 của Luật An ninh mạng. Cụ thể, cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng có trách nhiệm tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ an ninh mạng; kịp thời cung cấp thông tin liên quan đến bảo vệ an ninh mạng, nguy cơ đe dọa an ninh mạng, hành vi xâm phạm an ninh mạng cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, lực lượng bảo vệ an ninh mạng.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng cũng có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong bảo vệ an ninh mạng; giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
Về trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên không gian mạng, Điều 41 Luật An ninh mạng nêu rõ, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên không gian mạng có trách nhiệm: Cảnh báo khả năng mất an ninh mạng trong việc sử dụng dịch vụ trên không gian mạng do mình cung cấp và hướng dẫn biện pháp phòng ngừa; Xây dựng các phương án, giải pháp phản ứng nhanh với sự cố an ninh mạng, xử lý ngay các rủi ro an ninh như lỗ hổng bảo mật, mã độc, tấn công mạng, xâm nhập mạng; khi xảy ra sự cố an ninh mạng, ngay lập tức triển khai phương án khẩn cấp, biện pháp ứng phó thích hợp, đồng thời báo cáo với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng theo quy định của Luật này;
Cùng với đó, áp dụng các giải pháp kỹ thuật và các biện pháp cần thiết khác nhằm bảo đảm an ninh cho quá trình thu thập thông tin, ngăn chặn nguy cơ lộ lọt, tổn hại hoặc mất dữ liệu. Nếu xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố lộ lọt, tổn hại hoặc mất dữ liệu thông tin người sử dụng, cần lập tức đưa ra giải pháp ứng phó, đồng thời thông báo đến người sử dụng và báo cáo với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng theo quy định của Luật này; phối hợp, tạo điều kiện cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng trong hoạt động bảo vệ an ninh mạng.
Khoản 2 của Điều 41 quy định, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, khoản 2 và khoản 3 Điều 26của Luật An ninh mạng.
Theo đó, doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng; cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng;
Chậm nhất 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ TT&TT, doanh nghiệp phải ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, xoá bỏ các thông tin có nội dung vi phạm. Các doanh nghiệp cũng có trách nhiệm cung cấp hoặc ngừng cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng cho tổ chức, cá nhân đăng tải trên không gian mạng thông tin có nội dung vi phạm khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ TT&TT.
" alt=""/>Luật An ninh mạng: Doanh nghiệp, người dùng có trách nhiệm gì trong bảo vệ an ninh mạng?