Cơ sở gia công của chúng tôi ngày càng làm ăn phát đạt, anh vui vẻ cho tôi quản lý tài chính. Những ngày cuối tuần, gia đình nhỏ của chúng tôi cùng đến nhà hàng, thưởng thức các món ăn ngon. Lâu lâu, cả nhà lại cùng nhau đi du lịch, lúc thì Phú Quốc, lúc thì Đà Lạt mộng mơ…
Anh còn trồng cho tôi một vườn hồng trên sân thượng, thêm giàn nho tím trĩu quả.
Lúc tôi ngỡ mình đang hạnh phúc nhất thì biến cố hôn nhân ập đến. Chúng tôi có một cậu con trai nhưng anh lại muốn có thêm một bé gái, cho đủ nếp đủ tẻ.
Anh từng bày tỏ với tôi rằng tại sao tiền bạc đã đủ đầy mà mong ước có thêm con lại khó như thế và có vẻ anh không chấp nhận điều đó. Anh muốn chiến thắng số phận, muốn có bằng được những điều anh mơ ước.
Tôi đã gắng rất nhiều nhưng đều không thể hoàn thành ước mơ của anh. Tôi liên tục bị sảy thai, sức khỏe của tôi ngày càng giảm sút. Anh bắt đầu trách móc tôi không đủ mặn nồng trong chuyện "chăn gối". Anh càng chê bai, tôi càng tự ti. Tình cảm vợ chồng cứ thế mà nhạt dần.
Không chỉ chuyện tình cảm, anh còn đòi lại quyền quản lý tài chính của gia đình. Theo anh, người đàn ông bản lĩnh thì không thể xòe tay nhận tiền từ vợ mà phải quản lý kinh tế và chủ động sử dụng tiền cho mục đích kinh doanh.
Đặc biệt, một năm gần đây, tôi thấy anh dành nhiều thời gian cho điện thoại. Anh không sử dụng Facebook nhiều như trước, không cập nhật hình ảnh gia đình nữa. Thay vào đó, anh cập nhật Zalo liên tục, đổi hình nền gia đình bằng ảnh một chú cún.
Mỗi tối, anh đều lấy lý do làm thêm việc để đi ngủ muộn. Thậm chí, anh chốt cửa khi làm trong phòng riêng. Tôi hoàn toàn tin tưởng nên chẳng mảy may suy nghĩ, còn cảm thấy sốt ruột khi anh thức khuya.
Sau đó, anh ra ngoài nhiều hơn. Khi tôi thắc mắc, anh giải thích với đủ loại lý do như: đi chơi với bạn, gặp khách hàng, giao hàng… Điện thoại của anh cũng cài mật khẩu và dặn tôi rằng “đó là không gian riêng của anh, đừng có động vào”.
Cảm thấy anh thay đổi quá nhiều, tôi bắt đầu để ý anh hơn.
Khuya đó, tôi giả vờ ngủ say, còn anh làm việc ở phòng riêng. Ngỡ tôi đã ngủ, anh không chốt cửa phòng. Bất ngờ, tôi mở cửa bước vào phòng làm việc và giật lấy điện thoại của anh.
Dòng tin nhắn “Anh yêu vợ nhiều lắm!” đập vào mắt tôi. Anh gọi người phụ nữ khác là vợ, vậy tôi là ai, tôi đã làm gì sai mà anh đối xử với tôi như thế… Rất nhiều câu hỏi bủa vây lấy tâm trí khiến tôi ngồi sụp xuống, khóc nức nở.
Anh đứng trơ ở đó, không nói gì, chỉ nhìn tôi với ánh mắt vô cảm. Khi tôi hỏi anh và cô ấy bắt đầu từ lúc nào, anh mới chịu nói chuyện.
Thế nhưng, anh bất ngờ đề nghị ly thân với tôi trong vòng 6 tháng. Anh giải thích đó là thời gian để anh sống thử cùng nhân tình. Nếu hợp anh sẽ tiến xa với cô ấy, còn không sẽ quay về với tôi.
Tôi ngỡ ngàng, nghẹt thở nhìn người đàn ông từng yêu thương, chiều chuộng tôi hết mực lại đưa ra một đề nghị không thể tàn nhẫn và ích kỷ hơn nữa.
Anh nói người phụ nữ đó cho anh sống lại cảm xúc yêu đương cuồng nhiệt như chưa từng được yêu. Cô hoang dại, hấp dẫn khi ở cạnh anh. Điều mà anh không còn cảm nhận được ở tôi.
Tôi nên làm gì, im lặng chấp nhận cuộc thử nghiệm hôn nhân của anh hay rời bỏ với niềm kiêu hãnh. Tôi tiếc tình cảm và công sức của mình đã bỏ ra để vun vén cho gia đình.
Chẳng lẽ, tôi ra đi để anh đưa người tình về cung phụng trong chính ngôi nhà, cơ ngơi mà tôi chung tay gây dựng?
Đêm nay đã là đêm thứ 30, anh công khai qua lại với người tình và vẫn giữ nguyên đề nghị ly thân. Tôi cũng đã cạn nước mắt, bế tắc trong cuộc hôn nhân của mình.
Độc giảB.T.
Chiều nay 4/5, Đại sứ quán Mỹ vừa thông báo lịch phỏng vấn xin cấp visa lần thứ ba đối với em Mai Nhật Anh và thầy giáo hướng dẫn Mai Văn Quyền.
Em Mai Nhật Anh là 1 trong 2 tác giả của dự án “Hệ thống chưng cất nước mặn thành nước ngọt với kỹ thuật chân không bằng bơm thủy lực bởi năng lượng sóng biển” giành giải Nhất và được Bộ GD-ĐT lựa chọn để dự cuộc thi Khoa học Kỹ thuật quốc tế diễn ra tại Mỹ.
Theo kế hoạch, cuộc phỏng vấn thầy Quyền, em Nhật Anh và một quan sát viên của đoàn Nghệ An sẽ diễn ra vào 8h15 sáng ngày 8/5, trước 3 ngày so với lịch trình sang Mỹ dự cuộc thi Khoa học Kỹ thuật quốc tế của đoàn Việt Nam.
Hiện, em Nhật Anh và thầy Quyền đã chuẩn bị kỹ càng và sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn xin cấp visa lần thứ ba này.
![]() |
Trong khi em Phùng Văn Long (bên trái) vượt qua cuộc phỏng vấn thì em Mai Nhật Anh (bên phải) và thầy giáo hướng dấn Mai Văn Quyền bị từ chối cấp visa sang Mỹ. Ảnh: Thanh Hùng. |
Trước đó, chiều ngày 3/5, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cũng đã có những phản hồi liên quan đến vụ việc.
Ông Pope Thrower, người phát ngôn của Đại sứ quán Mỹ cho hay: “Điều 222(f) của Luật Di trú và Quốc tịch Hoa Kỳ (INA) không cho phép tiết lộ thông tin từ hồ sơ visa, trong đó bao gồm thông tin liên quan đến cơ sở cho việc cấp hay từ chối cấp visa, cho bất kỳ người nào ngoại trừ đương đơn. Vì thế, chúng tôi không thể cung cấp cho quý vị thông tin về hồ sơ visa của người khác”.
Về visa nói chung, theo ông Pope Thrower, dù phần lớn các hồ sơ visa được chấp thuận, nhưng luật pháp Mỹ đưa ra nhiều tiêu chuẩn theo đó một hồ sơ visa có thể bị từ chối. “Hồ sơ có thể bị từ chối bởi vì viên chức lãnh sự không có tất cả thông tin như yêu cầu để quyết định liệu đương đơn có đạt yêu cầu nhận visa, bởi đương đơn không đáp ứng yêu cầu cho loại visa mà họ đăng ký, hay bởi thông tin qua xem xét cho thấy đương đơn nằm trong phạm vi theo quy định pháp luật là không được chấp nhận hay không đáp ứng yêu cầu”.
Trước câu hỏi Đại sứ quán dự kiến sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện như thế nào để các thành viên chưa được cấp visa có thể tới Mỹ tham dự cuộc thi, ông Pope Thrower cho hay: “Nếu đương đơn cảm thấy họ có thông tin bổ sung nên được xem xét liên quan đến quyết định về visa, hoặc có thay đổi đáng kể về hoàn cảnh của họ kể từ lần nộp hồ sơ gần nhất, họ có thể nộp lại hồ sơ visa”.
Như VietNamNet đã đưa tin, sau cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm 2018, dự án “Hệ thống chưng cất nước mặn thành nước ngọt với kỹ thuật chân không bằng bơm thủy lực bởi năng lượng sóng biển” của 2 em Phùng Văn Long và Mai Nhật Anh (Trường THPT chuyên Phan Bội Châu) đã xuất sắc giành giải Nhất và được Bộ GD-ĐT lựa chọn để dự thi cuộc thi Khoa học Kỹ thuật quốc tế diễn ra tại Mỹ.
Tuy nhiên, mọi việc đang diễn ra theo chiều hướng không mấy thuận lợi.
Cụ thể, dù đây là dự án được Bộ GD-ĐT lựa chọn nhưng qua 2 lần phỏng vấn, chỉ có em Phùng Văn Long được Đại sứ quán Mỹ cấp visa. Còn em Mai Nhật Anh và thầy giáo hướng dẫn trực tiếp Mai Văn Quyền lại bị từ chối.
Nếu tiếp tục bị từ chối ở lần này, việc dự án của học sinh Nghệ An có thể tham dự cuộc thi là khó khả thi. Bởi trước đó, theo đăng ký của Bộ GD-ĐT, dự án này do 2 học sinh thực hiện. Do đó, việc chỉ có 1 học sinh tham dự là trái với quy định của cuộc thi và khả năng đề tài bị hủy là rất cao.
Thanh Hùng
ĐSQ Mỹ đã có phản hồi liên quan đến việc một học sinh Nghệ An là tác giả dự án được tham dự cuộc thi Khoa học Kỹ thuật quốc tế đang đứng trước nguy cơ lỡ hẹn vì bị từ chối cấp visa sang Mỹ.
" alt=""/>ĐSQ Mỹ hẹn nam sinh từng bị từ chối cấp visa phỏng vấn lần 3Trong thông tin chia sẻ ngày 15/8, đại diện Cục An toàn thông tin nhấn mạnh, lừa đảo trực tuyến không còn là câu chuyện xa lạ mà đã trở thành một vấn nạn nhức nhối trong xã hội. Các hình thức lừa đảo ngày càng tinh vi, từ những lời mời chào đầu tư hấp dẫn đến những thông báo trúng thưởng bất ngờ, khiến nhiều người mất cảnh giác và rơi vào bẫy của kẻ xấu.
Trong bối cảnh lừa đảo trực tuyến ngày càng gia tăng với mức độ tinh vi và đa dạng, thời gian qua, chiến dịch “Nhận diện lừa đảo” đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng.
Đặc biệt, chiến dịch “Nhận diện lừa đảo” đã có sự tham gia của 3 nghệ sĩ, nhà sáng tạo nội dung nổi tiếng là NSND Xuân Bắc cùng Tun Phạm, Khánh Vy. Các nghệ sĩ, nhà sáng tạo nội dung sẽ xây dựng tình huống thực tế về các hình thức lừa đảo trực tuyến này, qua đó đưa ra cảnh báo, khuyến cáo nhằm nâng cao nhận thức người dùng.
Theo chia sẻ của NSND Xuân Bắc, lừa đảo trên mạng bây giờ đã trở thành "phổ biến". Hầu hết những vụ lừa đảo là đều nhắm tới những món hời, nhắm thẳng vào lòng tham của mỗi người. “Không ai là không thể trở thành nạn nhân của lừa đảo trực tuyến, đặc biệt là những người lớn tuổi và những người đang gặp khó khăn”, NSND Xuân Bắc nhấn mạnh.
Clip truyền thông về phòng chống hình thức lừa đảo tài chính có sự tham gia của NSND Xuân Bắc. Nguồn: NCSC
Đại diện Cục An toàn thông tin chia sẻ thêm, chương trình đang thực hiện cùng Meta là dự án khởi động cho chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024” của Cục An toàn thông tin, phối hợp với các bộ, ngành địa phương, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các nền tảng mạng xã hội.
Trong năm 2023, chiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến” đã nhận được sự hưởng ứng, đồng hành và phối hợp tích cực của đông đảo các cơ quan đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp trên khắp cả nước.
Đặc biệt, chiến dịch đã nhận được sự chung tay của nhiều cơ quan báo chí truyền thông, các nền tảng mạng xã hội, KOL, những người có sức ảnh hưởng giúp phủ sóng thông tin rộng rãi trên không gian mạng. Ngoài ra, chiến dịch còn có sự đồng hành của các thành viên liên minh bao gồm VNPT, Viettel, MobiFone, CMC, Bkav, VNG, TikTok, Cốc Cốc.
Theo thống kê, chiến dịch tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến năm 2023 đã đạt hơn 980 triệu lượt xem trên các nền tảng mạng xã hội khác nhau như TikTok, YouTube, Facebook...; Cốc Cốc đã tuyên truyền tới 29 triệu người dùng trình duyệt trên điện thoại và máy tính các nội dung, hình ảnh về phòng chống lừa đảo trực tuyến; hơn 40 đầu báo chia sẻ thông tin về chiến dịch với hơn 1.500 bài viết tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về cách nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến...