Trước đây khi đi du lịch hoặc công tác nước ngoài, mọi người thường không bao giờ dám nghĩ tới việc sử dụng data roaming của các nhà mạng trong nước bởi cước phí vô cùng đắt. Trước ngày 1/5/2017, mức cước data roaming được áp dụng cho tất cả các mạng thuộc các quốc gia trên thế giới rơi vào khoảng 512.000đ/MB, sau đó đã được giảm xuống còn 102.400 đ/MB. Tuy nhiên, với mức cước này, chỉ cần nhỡ tay bật 3G để lướt Facebook hoặc chia sẻ hình ảnh là có thể nhận ngay hóa đơn lên tới tiền triệu là chuyện bình thường.
Do đó không mấy ai dám sử dụng data roaming khi đi nước ngoài, mà tìm cách sử dụng WiFi công cộng hoặc mua SIM ở nước bản địa để sử dụng. Tuy nhiên, đó chỉ là đối với những người thực sự cần kíp sử dụng Internet để truy cập email xử lý công việc còn đa phần nhiều người đành chọn phương án tạm “nhịn” truy cập Internet vài hôm trong thời gian ở nước ngoài. Tuy nhiên với thời đại kết nối vạn vật như hiện nay, việc phải “nhịn” lướt Facebook, tin tức, email… vài ngày là điều hết sức bức xúc với nhiều người, đặc biệt là giới trẻ.
Thấu hiểu nhu cầu của người dùng và mong muốn khách hàng có được những dịch vụ trải nghiệm tốt nhất cả ở trong nước cũng như khi ra nước ngoài, các nhà mạng đã đồng loạt giảm cước data roaming cực khủng. Tiên phong trong cuộc cách mạng giảm giá cước này chính là VinaPhone – nhà mạng đã “nổ phát súng” giảm giá đầu tiên với mức giảm lên tới 95% từ 102.400đ/MB xuống còn chỉ còn 5.000đ/MB trên toàn cầu. Thậm chí nếu người dùng sử dụng gói R500 mới nhất của VinaPhone thì mức giá giảm chỉ còn 244đ/MB. Đây là mức cước được đánh giá rẻ nhất trong các nhà mạng Việt Nam hiện nay, gần như san bằng chênh lệch cước data roaming trong nước và quốc tế.
" alt=""/>VinaPhone liên tục “châm ngòi” cho cuộc đua giảm cướcĐể thực hiện điều tưởng như là không tưởng này, weMessage tạo ra một máy chủ Messages "không chính chủ" chạy trên máy Mac bằng một ứng dụng macOS tên là weServer. Hiện weServer chưa xuất hiện trên Mac App Store, nhưng người dùng có thể tải về từ trang chủ của weMessage tại đây. Lưu ý là bạn sẽ cần phải chỉnh một chút trong mục Security & Privacy của System Preferences để qua mặt trình bảo vệ cài đặt của Apple.
Nhà phát triển của weMessage là Roman Scott, mới chỉ 16 tuổi, cho biết các tin nhắn iMessage cần được gửi thông qua một thiết bị Apple để xác nhận. Do đó, weMessage sẽ đóng vai trò là một máy chủ chuyển tiếp để đưa tin nhắn từ iMessage lên Android. Tất cả thông tin cụ thể liên quan đều được Roman giải thích rõ ràng trên trang chủ của weMessage.
Roman cho biết: "weMessage hoạt động bằng cách sử dụng các công cụ dành cho nhà phát triển của Apple, vốn được tích hợp trong ứng dụng Messages, đồng thời bằng cách kích hoạt các tính năng Accessibility để thực hiện thao tác gửi tin nhắn. Tôi không hề sử dụng kỹ thuật đảo ngược khi tạo ra phần mềm này, do đó mọi tin nhắn được gửi đi đều là 'hàng chuẩn'".
Roman cũng nói thêm rằng giải pháp này cũng mới ở mức "tạm" thôi, vì người dùng vẫn cần một thiết bị Apple mới sử dụng được.
Bên cạnh khả năng gửi và nhận iMessage, weMessage còn hỗ trợ chat nhóm, gửi đính kèm, xem biên nhận, mã hoá AES và còn nhiều tính năng khác. Nó hỗ trợ nhiều thiết bị một lúc, tin nhớ chờ, thông báo, nhật ký tin nhắn, các câu lệnh và tuỳ biến ứng dụng.
Tuy nhiên cũng cần biết rằng các ứng dụng như weMessage thường đều bị chặn bởi Apple, thông qua các bản cập nhật hoặc các đe doạ kiện tụng.
Trước đó, Apple từng mang nhiều dịch vụ của mình lên nền tảng đối thủ Android, như Apple Music vào năm 2015. Tuy nhiên, đối với các dịch vụ độc quyền, mang lại giá trị độc nhất cho hệ sinh thái Apple như iMessage hay FaceTime thì họ vẫn còn phải xem xét lại.
Ứng dụng Messages trên iOS đang ngày càng trở nên phổ biến, là một nền tảng cho các tính năng độc quyền như iMessage App Store hay Apple Pay. Mới đây, Apple còn tung ra Apple Pay Cash - một ứng dụng thanh toán ngang hàng dành cho người dùng iOS 11.2, cho phép người dùng iPhone và iPad chuyển tiền cho gia đình và bạn bè thông qua iMessage.
" alt=""/>Lập trình viên 16 tuổi tìm ra cách mang iMessage lên smartphone AndroidThông tin từ FPT cho hay, Công ty Giải pháp công nghệ FPT (FPT IS) – đơn vị thành viên của tập đoàn công nghệ này vừa cho ra mắt FPT.eHospital IPD Care - phiên bản mới chạy trên nền tảng di động của phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện FPT.eHospital. Với phiên bản này, các chuyên gia y tế đã có thể truy xuất hồ sơ bệnh án, theo dõi và chăm sóc cho người bệnh nội trú cũng như quản lý điều hành hoạt động chung của bệnh viện trên các thiết bị di động thông minh.
Bệnh viện Đa khoa TP.Vinh là đơn vị đầu tiên ứng dụng thành công phiên bản mới này. Ngay từ những ngày đầu tiên đưa vào sử dụng, hệ thống đã được các chuyên gia y tế tiếp nhận, đánh giá cao cũng như liên tục đóng góp thêm các yêu cầu mới về chức năng, tiện ích nâng cao.
Hệ thống cho phép các bác sĩ, y tá có thể truy xuất được y lệnh, phiếu chăm sóc và điều trị từ trên các thiết bị điện thoại thông minh, thay vì phải cầm theo cả bộ hồ sơ bệnh án dày như trước đây trong quá trình chăm sóc bệnh nhân nội trú. Bác sĩ, y tá có thể nhanh chóng ghi nhận được tình hình diễn biến bệnh trên SmartDevice thay vì phải ghi chép vào bệnh án giấy rồi nhập lại trên máy tính như trước đây.
" alt=""/>Ra mắt phiên bản mới trên di động của phần mềm quản lý bệnh viện FPT.eHospital