Đối với phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trước đây, khi cá nhân, hộ gia đình và tổ chức thực hiện thủ tục cấp mới, cấp đổi, đăng ký biến động thì không phải nộp phí vì TP.HCM đã cấp bù ngân sách.
Theo mức phí mới được áp dụng từ ngày 1/6, cá nhân, hộ gia đình khi thực hiện các thủ tục đất đai trên phải nộp từ 650.000 đồng – 2.800.000 đồng/hồ sơ. Mức phí của tổ chức từ 2.000.000 đồng – 3.000.000 đồng/hồ sơ.
Về phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi chuyển nhượng, trước đây, mức phí cá nhân, hộ gia đình nộp từ 650.000 – 950.000 đồng/hồ sơ. Mức phí mới sẽ tăng 40%, từ 820.000 – 1.400.000 đồng/hồ sơ.
Ví dụ, một hồ sơ đăng ký chuyển nhượng của cá nhân thuộc loại đăng ký biến động không cấp mới và chỉ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong thành phần hồ sơ chỉ có 1 giấy chứng nhận, 1 thửa, 2 trang A3 và 10 trang A4, độ dày là 10 tờ A4 thì mức phí phải nộp là 840.000 đồng.
Mức phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi chuyển nhượng của tổ chức trước đây từ 900.000 – 1.650.000 đồng/hồ sơ thì nay tăng lên từ 1.600.000 – 2.300.000 đồng/hồ sơ.
Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM khuyến khích tổ chức, cá nhân nộp phí không sử dụng tiền mặt, có thể nộp bằng các loại thẻ thanh toán ngân hàng hoặc chuyển khoản.
Bảng thu phí và thông tin tài khoản tiếp nhận của Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM và 22 chi nhánh trực thuộc sẽ được niêm yết công khai tại bộ phận một cửa của từng đơn vị.
Theo hồ sơ, chủ đầu tư của dự án Khu đô thị Đại Ninh là CTCP Đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh (Công ty Sài Gòn Đại Ninh). Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật doanh nghiệp này là bà Phan Thị Hoa.
Thành lập vào năm 2010, Công ty Sài Gòn Đại Ninh có vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Năm 2017, công ty nâng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng. Từ khi thành lập đến nay, doanh nghiệp này chỉ có dự án duy nhất là Khu đô thị Đại Ninh.
Năm 2020, Công ty Sài Gòn Đại Ninh ký hợp đồng chuyển nhượng vốn điều lệ cho CTCP Tập đoàn Bến Thành Holdings Group thuộc hệ sinh thái Tập đoàn Capella của đại gia Nguyễn Cao Trí.
Liên quan đến vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Nguyễn Cao Trí cũng đã bị đề nghị truy tố về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Sau khi ký hợp đồng nói trên, ông Trí dùng Công ty TNHH Capella Hospitality (công ty con khác của Tập đoàn Capella) thay CTCP Tập đoàn Bến Thành Holdings Group để mua lại 51% vốn điều lệ Công ty Sài Gòn Đại Ninh, với giá 1.530 tỷ đồng. Tháng 1/2021, ông Trí trở thành người đại diện pháp luật của Công ty Sài Gòn Đại Ninh.
Tiếp đó, tháng 9/2022, ông Trí nhờ em trai Nguyễn Cao Đức đứng tên hộ mua 7% vốn điều lệ của cá nhân bà Phan Thị Hoa tại Công ty Sài Gòn Đại Ninh với số tiền 700 tỷ đồng. Tổng cộng, ông Trí đã sở hữu 58% vốn điều lệ Công ty Sài Gòn Đại Ninh và đã thanh toán cho bà Hoa 2.230 tỷ đồng.
Sau khi sở hữu phần lớn cổ phần Công ty Sài Gòn Đại Ninh, ông Trí thoả thuận bán 100% vốn điều lệ của công ty này cho bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát với giá 3.000 tỷ đồng.
Bà Lan đã đặt cọc và 5 lần chuyển tiền cho Trí tổng cộng 20 triệu USD, tương đương 463,5 tỷ đồng. Sau đó, bà Lan đổi ý và thống nhất với Trí chuyển số tiền trên cùng một khoản tiền khác thành tiền mua 10% vốn điều lệ CTCP Đầu tư và Quản lý giáo dục Văn Lang.
Dự án Khu đô thị Đại Ninh hiện ra sao?
Theo quy hoạch, dự án Khu đô thị Đại Ninh có quy mô 3.595ha thuộc địa bàn 4 xã Phú Hội, Ninh Gia, Tà Hine và Ninh Loan của huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Tổng mức đầu tư dự án này khoảng 25.300 tỷ đồng.
Sau 13 năm được giao đất, Công ty Sài Gòn Đại Ninh hiện vẫn chưa được đầu tư hoàn chỉnh, “bất động” nhiều năm qua. Đến nay, tiến độ thực hiện dự án chỉ đạt gần 10%.
Đầu năm 2022, UBND tỉnh Lâm Đồng có quyết định gia hạn tiến độ thêm 24 tháng cho dự án Khu đô thị Đại Ninh. Đồng thời, yêu cầu chủ đầu tư tập trung nguồn lực để triển khai dự án.
Theo báo cáo vào tháng 3/2023, UBND huyện Đức Trọng vẫn đang tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ Công ty Sài Gòn Đại Ninh hoàn thành các thủ tục pháp lý của dự án. Động thái này diễn ra sau khi UBND tỉnh chấp thuận điều chỉnh dự án và gia hạn thời gian đưa đất vào sử dụng.
Đến tháng 10/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các sở, ngành và đơn vị liên quan cung cấp hồ sơ pháp lý của dự án Khu đô thị Đại Ninh. Kế hoạch về công tác đầu tư, xây dựng tại dự án đều không được đề cập trong báo cáo tiến độ.
Giai đoạn từ tháng 6/2021 đến tháng 9/2023, tại dự án Khu đô thị Đại Ninh đã xảy ra 4 vụ phá rừng vối tổng diện tích 3.522m2 và 20 vụ lấn chiếm đất rừng trái phép với diện tích 37.620m2.
Trong 10 năm qua, tại dự án Khu đô thị Đại Ninh đã có 257ha rừng bị phá trái phép và 111ha đất rừng bị lấn chiếm. Công ty Sài Gòn Đại Ninh đã bồi thường gần 19 tỷ đồng.
Năm 2020, tại kết luận số 929/KL-TTCP, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt sai phạm tại dự án Khu đô thị Đại Ninh, yêu cầu UBND tỉnh Lâm Đồng chấm dứt hoạt động và thu hồi đất dự án.
Tuy nhiên sau đó, Thanh tra Chính phủ đã có thông báo sửa đổi một số nội dung trong kết luận thanh tra nói trên theo hướng đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng điều chỉnh dự án, gia hạn thời gian đưa đất vào sử dụng.
Liên quan đến dự án này, năm 2023, Bộ Công an đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam đối với các cá nhân: ông Nguyễn Cao Trí; ông Nguyễn Ngọc Ánh, Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng; bà Trần Bích Ngọc, Vụ trưởng Vụ I thuộc Văn phòng Chính phủ.
Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chia sẻ: “Bệnh lý tiêu hóa - gan - mật - tụy là một bệnh lý khá phổ biến trên thế giới, gặp ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Số bệnh nhân có bệnh lý tiêu hóa - gan - mật - tụy đến khám bệnh tại các bệnh viện trong toàn quốc ngày càng gia tăng”.
Bệnh biểu hiện đa dạng, phong phú, tiến triển âm thầm nhưng cũng có diễn biến phức tạp, nhiều biến chứng nặng nặng nề và nguy cơ tử vong cao.
“Điều đáng báo động là những bệnh ung thư liên quan đến đường tiêu hóa như ung thư dạ dày thực quản, ung thư gan mật tuỵ, ung thư đại trực tràng ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa”, GS.TS Bàng nhấn mạnh.
Theo đó, mỗi năm ở nước ta có khoảng gần 18.000 người mắc ung thư dạ dày, trong đó 15.000 trường hợp tử vong. 16.000 người mắc ung thư đại trực tràng và có đến hơn 7.000 người chết vì căn bệnh này.
“Những con số thống kê đòi hỏi sự quan tâm đầu tư nghiên cứu về những căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa ngày càng sâu và chất lượng. Cập nhật và ứng dụng các thành tựu y học trên thế giới vào trong thực hành lâm sàng để giúp chẩn đoán bệnh chính xác, chẩn đoán sớm, và điều trị kịp thời là nhiệm vụ phải đặt ra cho ngành y tế nói chung và cho các thầy thuốc thuốc chuyên ngành tiêu hóa-gan mật tụy nói riêng”, GS.TS Bàng chia sẻ thêm.
Cũng theo GS.TS Bàng, chẩn đoán sớm, chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời, sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm chi phí điều trị và thời gian sống của người bệnh.
Hội nghị Khoa học tiêu hoá toàn quốc lần thứ 28 được tổ chức với mục đích cập nhật kiến thức, tìm hiểu những tiến bộ mới trong nghiên cứu dịch tễ học, chẩn đoán, chẩn đoán sớm, điều trị, dự phòng các bệnh lý tiêu hoá cũng như các biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế, trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia trong và ngoài nước về lĩnh vực này.
Hội nghị có 108 báo cáo với 9 chuyên đề về các bệnh lý phổ biến hiện nay như: Cập nhật thông tin mới về ung thư mật tuỵ; Chảy máu tiêu hóa và bệnh lý ống tiêu hóa; Ung thư gan và bệnh lý gan mật tuỵ; Các tiến bộ trong nội soi tiêu hóa...
Các báo cáo viên đến từ nhiều nước như Nhật Bản, Anh, Singapore (GS.TS Yoshio Yamaoka - Hiệu trưởng Đại học Oita, Nhật Bản); GS.TS Just CY Wu - Chủ tịch Hội Tiêu hóa châu Á-Thái Bình Dương...). Bên cạnh đó, hội nghị còn có sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tiêu hóa là những Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ từ nhiều bệnh viện lớn và các trường đại học y trong cả nước.
“Đây là dịp để các nhà khoa học chia sẻ những kinh nghiệm trong việc chẩn đoán, xây dựng kế hoạch và phác đồ điều trị, chiến lược điều trị dự phòng với mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng điều trị, mang lại những lợi ích thiết thực cho người bệnh”, GS.TS Bàng cho biết.