Liên quan đến vấn đề này, ông Mark Wakefield, đồng lãnh đạo toàn cầu của AlixPartners, cho rằng một số yếu tố đã góp phần vào sự gia tăng dự báo này, bao gồm vụ hỏa hoạn tại nhà máy sản xuất chip bán dẫn Renesas của Nhật Bản, thời tiết khắc nghiệt ở bang Texas (Mỹ) và hạn hán ở Đài Loan. Điều này đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng chip bán dẫn cho ngành công nghiệp ô tô.
AlixPartners cũng đưa ra dự báo rằng, sự thiếu hụt nguồn chip bán dẫn sẽ làm giảm sản lượng xe ô tô xuất xưởng trong năm nay lên đến 3,9 triệu chiếc, tăng 1,7 triệu chiếc so với dự báo đưa ra hồi tháng 1 vừa qua (2,2 triệu chiếc).
Tại Mỹ, tình trạng thiếu hụt nguồn chip bán dẫn đã khiến chính quyền Tổng thống Biden ra lệnh rà soát chuỗi cung ứng của Mỹ. Khoảng 50 tỷ USD trong đề xuất cơ sở hạ tầng trị giá 2 nghìn tỷ USD của Tổng thống Joe Biden cũng được dành cho ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ.
Các nhà sản xuất ô tô như Ford Motor và General Motors dự kiến sẽ cắt giảm thu nhập lớn trong năm nay do tình trạng thiếu hụt chip.
Ford cho biết tình hình sẽ làm giảm thu nhập của họ khoảng 2,5 tỷ USD vào năm 2021. GM dự kiến tình trạng thiếu chip sẽ làm giảm thu nhập của hãng từ 1,5 tỷ USD đến 2 tỷ USD.
Chip bán dẫn là thành phần cực kỳ quan trọng của xe ô tô. Nó có mặt trong hệ thống thông tin giải trí và các bộ phận cơ bản hơn như trợ lực lái và phanh.
Tùy thuộc vào loại xe và các tùy chọn của nó, các chuyên gia nói rằng một chiếc xe ô tô có thể có hàng trăm loại chip bán dẫn được sử dụng, nếu không muốn nói là nhiều hơn.
Những chiếc xe giá cao hơn với hệ thống thông tin giải trí và an toàn tiên tiến sử dụng nhiều chip bán dẫn hơn một mẫu xe cơ bản.
Dan Hearsch - Giám đốc điều hành của AlixPartners cũng cho biết: “Có tới 1.400 con chip bán dẫn trong một phương tiện thông thường hiện nay và con số đó sẽ chỉ tăng lên khi ngành công nghiệp ô tô tiếp tục tiến tới phương tiện chạy bằng điện, phương tiện được kết nối nhiều hơn và cuối cùng là phương tiện tự lái. Vì vậy, đây thực sự là một vấn đề quan trọng đối với ngành công nghiệp ô tô”.
Dan Hearsch đưa ra nhận định rằng, tác động lớn nhất đến ngành sản xuất ô tô sẽ diễn ra trong quý thứ hai và sau đó sẽ dần tốt hơn trong nửa cuối năm nay và hy vọng mọi việc sẽ trở lại bình thường vào năm sau.
Điều đó không có nghĩa là hạn chế về nguồn cung sẽ được giải quyết hoàn toàn vào năm tới. Nhưng Hearsch cho biết các nhà sản xuất ô tô sẽ có đủ chất bán dẫn để sản xuất nhiều loại xe như họ muốn.
Phan Văn Hòa(theo CNBC)
Một số công ty công nghệ hàng đầu thế giới, bao gồm Apple, Microsoft, Google, Amazon, đang cùng với các nhà sản xuất chip hàng đầu như Intel thành lập một nhóm vận động hành lang mới để thúc đẩy chính phủ trợ cấp sản xuất chip bán dẫn.
" alt=""/>Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu mất hàng trăm tỷ USD vì thiếu chipKết quả này có được sau nhiều năm đầu tư tăng cường năng lực cốt lõi theo yêu cầu của Điều lệ y tế quốc tế, bao gồm: giám sát và đánh giá nguy cơ, năng lực phòng thí nghiệm, phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý lâm sàng, truyền thông nguy cơ,…
WHO gọi tất cả những yếu tố kể trên là năng lực quốc gia trong việc sẵn sàng ứng phó và kiểm soát các vấn đề y tế khẩn cấp. Năng lực này đã được thử thách và kiểm nghiệm qua các sự kiện thực tế ở Việt Nam, và bây giờ là Covid -19.
WHO ghi nhận việc Việt Nam đã xử lý dịch bệnh này rất tốt.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên kiểm tra công tác phòng chống dịch ở cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn ngày 23/01 |
Theo đó, Chính phủ Việt Nam đã khởi động hệ thống ứng phó ở giai đoạn đầu của dịch, tăng cường giám sát, đảm bảo phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý ca bệnh tại các cơ sở y tế và tăng cường xét nghiệm.
Bên cạnh đó, việc thực hiện các hoạt động truyền thông và hợp tác đa ngành cũng được làm rất tốt.
Tổ chức Y tế thế giới nhấn mạnh: Việt Nam cần tiếp tục cảnh giác và sẵn sàng kiểm soát dịch bệnh bởi dự kiến sẽ có thêm các trường hợp nhiễm virus corona chủng mới trong những ngày tới.
Cụ thể, cần phát hiện sớm, cách ly và xử trí các trường hợp mắc bệnh bằng các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn thích hợp. Ngoài ra, cần tăng cường giám sát, chia sẻ thông tin minh bạch và kịp thời với WHO như yêu cầu của Điều lệ y tế quốc tế (2005).
![]() |
3 bệnh nhân dương tính nCoV tại Việt Nam ngày ra viện. Tính đến hiện tại, Việt Nam đã chữa khỏi cho 7 trên tổng số 16 trường hợp mắc Covid -19 |
WHO cũng cho biết: Hiện không có vacxin phòng bệnh Covid -19. Tuy nhiên, việc sản xuất vacxin đang được tiến hành để các thử nghiệm lâm sàng có thể bắt đầu sau 3-4 tháng.
WHO sẽ công bố danh sách ban đầu các loại vacxin hiện đang được nghiên cứu và có thể tham gia các thử nghiệm lâm sàng này.
Để tránh bị nhiễm nCoV, WHO khuyến cáo người dân giữ gìn vệ sinh tay và hô hấp cơ bản, thực hiện an toàn thực phẩm. Nếu có thể, cần tránh tiếp xúc gần với những người có những triệu chứng của các bệnh về hô hấp như ho hay hắt hơi.
WHO nhấn mạnh, có những biện pháp sau đây KHÔNG được khuyến cáo trong việc điều trị Covid -2019 bởi chúng không có hiệu quả và có thể gây nguy hiểm:
· Hút thuốc
· Tự uống thuốc, ví dụ như kháng sinh
· Đeo nhiều khẩu trang cùng lúc để tối ưu mức bảo vệ.
Nguyễn Liên
Thông tin mới nhất từ BV Chợ Rẫy, ông Li Ding (quốc tịch Trung Quốc) đã âm tính với Covid-19 , dự kiến xuất viện vào chiều ngày 12/2.
" alt=""/>WHO: Việt Nam đã xử lý dịch Covid – 19 rất tốtTheo thông tin từ Reuterscho biết, nhà máy được tiết lộ trước đây có thể là nhà máy đầu tiên trong số 6 nhà máy được lên kế hoạch tại địa điểm này.
Hiện tại, các quan chức của TSMC đang xem xét về việc liệu nhà máy tiếp theo có phải là một nhà máy tiên tiến hơn có thể sản xuất chip với tiến trình công nghệ 3 nm hay không.
Nguồn tin thân cận nói với Reuters rằng, nhà máy sản xuất chip bán dẫn tiến trình công nghệ 3 nm tiên tiến hơn phải đầu tư từ 23 tỷ đến 25 tỷ USD.
Chi tiết về kế hoạch của TSMC đối với các nhà máy bổ sung tại bang Arizona chưa được báo cáo trước đây.
Các quan chức cũng đã phác thảo kế hoạch để TSMC sản xuất chip bán dẫn thế hệ tiếp theo với tiến trình công nghệ 2 nm và nhỏ hơn khi nhà máy tại bang Arizona được xây dựng trong vòng 10 đến 15 năm tới.
Trong việc xây dựng các nhà máy, TSMC có khả năng cạnh tranh với Intel (Mỹ) và Samsung (Hàn Quốc) để được nhận trợ cấp từ chính phủ Mỹ.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã đề xuất gói tài trợ lên tới 50 tỷ USD để hỗ trợ cho việc sản xuất chip trong nước và dự kiến sẽ được Thượng viện Mỹ thông qua trong thời gian tới.
Liên quan đến gói tài trợ này, một số quan chức chính phủ Mỹ lo ngại rằng các khoản trợ cấp cho TSMC có thể giúp ích cho Đài Loan tiếp tục tiến hành nghiên cứu và phát triển công nghệ bán dẫn vượt lên trên Mỹ. Tuy nhiên, kế hoạch trợ cấp của Mỹ không loại trừ các công ty nước ngoài.
Các quan chức chính phủ và ngành công nghiệp bán dẫn cho biết, khu vực sản xuất chip trong nước mạnh mẽ là rất quan trọng đối với nền kinh tế và an ninh quốc gia. Mặc dù các hãng chip của Mỹ như Qualcomm và Nvidia đang thống trị thị trường của họ trên toàn cầu, hầu hết chip của họ được sản xuất ở châu Á.
Intel cũng đã cam kết mở thêm hai nhà máy sản xuất chip mới ở bang Arizona, trong khi Samsung đang lên kế hoạch xây dựng một nhà máy trị giá 17 tỷ USD liền kề với một cơ sở hiện có ở Austin, Texas (Mỹ).
Bên cạnh đó, một cuộc tranh luận về cách thúc đẩy sản xuất chip cũng đang diễn ra ở Liên minh châu Âu (EU).
Theo đó, Intel đã thể hiện sự quan tâm nghiêm túc đến những nỗ lực đó, với việc Giám đốc điều hành của Intel – ông Pat Gelsinger đã đề xuất một khoản đầu tư có thể lên tới 9 tỷ USD cho một xưởng đúc mới (Eurofab) trong chuyến đi đến Brussels vào tháng trước.
Liên quan đến việc kêu gọi đầu tư vào nhà máy sản xuất bán dẫn ở EU, Ủy viên phụ trách ngành công nghiệp EU – ông Thierry Breton, người đã ủng hộ ý tưởng Eurofab, cũng đã có cuộc làm việc với bà Maria Marced - Chủ tịch khu vực Châu Âu của TSMC vào tháng trước. Theo một số thông tin có được thì cuộc làm việc này đã không đạt được kết quả khả quan.
Người phát ngôn của TSMC nói rằng, công ty không loại trừ bất kỳ khả năng nào, nhưng không có kế hoạch cho một nhà máy sản xuất chip bán dẫn ở châu Âu.
TSMC đã từ chối bình luận về chi tiết cụ thể của kế hoạch phát triển nhà máy ở Arizona, nhưng Giám đốc điều hành CC Wei của TSMC tiết lộ rằng nhà máy có thể mở rộng thêm nữa sau giai đoạn đầu. Ông cho biết công ty sẽ đánh giá hiệu quả và nhu cầu của khách hàng để quyết định các bước tiếp theo.
Nhà máy đầu tiên của TSMC tại Arizona sẽ có quy mô tương đối nhỏ, với sản lượng dự kiến là 20.000 tấm wafer mỗi tháng. Trong khi nhà máy của TSMC ở Đài Loan có thể sản xuất 100.000 tấm wafer mỗi tháng.
Phan Văn Hòa(theo Reuters)
Các nhà phân tích nhận định nguồn cung bán dẫn còn căng thẳng thêm vài năm nữa.
" alt=""/>TSMC sẽ 'bơm' hàng chục tỷ USD vào nhà máy sản xuất chip ở Mỹ