Đắc Thành – một thành viên đồng minh Ally-S1 tham chiến ROW For Real chia sẻ: “Thử nghiệm như thế này là quá ổn, trơn tru và người chơi fair-play với nhau. Mong rằng ROW sẽ đưa hình thức đấu giải như ROW For Real vào hoạt động thường xuyên để anh em có chiến trường thể hiện kỹ năng”. Anh cũng mong rằng BTC nên quản lý chặt chẽ hơn các đại diện đồng minh tham chiến để không làm ảnh hưởng đến thời gian tổ chức và các đội khác.
Đồng quan điểm trên, Đức Huy – đồng minh Thục Hán-S2 khá hài lòng với ROW For Real, anh mong mỗi tuần đều có giải đấu online để anh em cân não và luyện tay nghề. Đồng thời live stream trên fanpage để những người khác cùng thưởng thức. Ngoài ra, nhân vật này cũng gửi đến ROW lời đề nghị giải đấu với hình thức 3 vs 3 hoặc 10 vs 10 để tôn lên chất chiến thuật, phối hợp tổ chức của người chơi.
Ở một góc nhìn khác, Tuấn Vinh – thành viên tổ đội vô địch ROW For Real kỳ vọng vào giải đấu nên rõ ràng hơn về thể thức thi đấu. “Mong rằng mùa giải chính thức sẽ dành cho số đông game thủ, phần thưởng hấp dẫn hơn. Hoặc VNG có thể “trưng cầu dân ý” để có những đóng góp nhất định tôn vinh kỹ năng người chơi và làm nên một giải đấu chuyên nghiệp đúng nghĩa”. Tổng quan, Vinh vẫn dành nhiều ưu ái cho ROW For Real, theo anh giải đấu là thành công bước đầu để thấy được tâm huyết của người chơi và đây cũng được xem là “tương lai tươi sáng” cho game thủ đam mê chiến thuật ở ROW Tam Quốc.
Tuấn Vinh hiện đang là phó minh chủ Thục Hán-S2, anh dành nhiều thiện cảm cho ROW và cộng đồng Thục Hán mà anh đang “cư ngụ”.
Sau ROW For Real, BĐH ROW đã ghi nhận được nhiều đóng góp về cả khâu vận hành, các hoạt động chăm sóc cộng đồng, đây là tín hiệu đáng mừng bởi game ra mắt mới chỉ 3 tháng nhưng đã có cộng động người chơi tâm huyết, chung tay xây dựng sản phẩm. Thiết nghĩ, điều này cũng là động lực để VNG chú trọng hơn về việc bồi đắp cho riêng mình một cộng đồng trên di động thích Tam Quốc, đam mê chiến thuật thời gian thực như ROW Tam Quốc.
Tải game: https://row.onelink.me/2327694217?pid=pr
Fanpage: https://www.facebook.com/RowVietnam/
Trang chủ: http://www.row.sg/
BI VI
" alt=""/>Lắng nghe game thủ ROW trải lòng sau giải đấu ROW For RealLiên quan đến vấn đề câu chuyện cạnh tranh của sản phẩm, giải pháp an toàn thông tin của Việt Nam so với nước ngoài, trao đổi tại hội nghị “Nguy cơ về an toàn bảo mật trên không gian mạng tại Việt Nam và các giải pháp” ngày 24/10, ông Nguyễn Minh Đức, CEO của CyRada cho rằng việc nhiều doanh nghiệp, tổ chức trong nước hiện ưa chuộng sản phẩm, giải pháp an toàn thông tin của nước ngoài như hiện nay là điều bình thường. Lý do sản phẩm của nước ngoài tốt và công nghệ của Việt Nam đi sau.
Thực trạng này diễn ra không chỉ trong lĩnh vực an toàn thông tin mà nói chung là sản phẩm CNTT rồi đồ ăn uống, nhu yếu phẩm…, các sản phẩm của Việt Nam đều phải chịu sự cạnh tranh rất lớn từ sản phẩm nước ngoài.
Tuy nhiên, với sản phẩm an toàn thông tin trong nước, điều khác biệt đó là sản phẩm có yếu tố nội địa, giải quyết hiệu quả cho các vấn đề phát sinh trong nước.
Ngoài ra đó còn là yếu tố liên quan đến an ninh quốc gia. Nếu là sản phẩm của Việt Nam, ít nhất là có sự tin tưởng nhất định kiểm soát về công nghệ cũng như những vấn đề về an ninh bảo mật liên quan.
Trao đổi cụ thể về trường hợp của CyRada, ông Nguyễn Minh Đức cho hay CyRada là dự án khởi nghiệp về bảo mật mới ra đời, gặp nhiều khó khăn do chưa có tên tuổi.
“Chúng tôi rất khó chứng minh năng lực của mình bằng giới thiệu sản phẩm đơn thuần, mà phải qua chạy thử nghiệm thực tế tại hệ thống của khách hàng. Chỉ khi chúng tôi phát hiện ra nguy cơ về bảo mật và trong khi đó sản phẩm của nước ngoài đang chạy không phát hiện được, thì mới nhận được sự tin tưởng”, ông Đức nói.
" alt=""/>Cục ATTT: Sản phẩm an ninh mạng trong nước không lép vế so với nước ngoài