Đội bóng thành London tiếp tục vung tiền mạnh mẽ nâng tầng hàng công, sau khi dốc két 230 triệu bảng củng cố lực lượng hè này.
Được biết vào hè 2021, giao kèo giữa Haaland và Dortmund sẽ có thêm điều khoản giải phóng trị giá 63 triệu bảng.
Đó là cơ hội tuyệt vời để các ông lớn khắp châu Âu như Chelsea, MU hay Real Madrid chiêu mộ Erling Haaland.
Frank Lampard đang muốn xây dựng hàng công cực khủng cho The Blues, với Timo Werner, Kai Havertz và Hakim Ziyech. Haaland được xem là mảnh ghép hoàn hảo, đá cao nhất trên hàng tiền đạo.
Sau khi từ chối gia nhập MU hồi đầu năm, Haaland cập bến sân Signal Iduna-Park và lập tức tỏa sáng rực rỡ ở đội bóng mới.
Mới đây nhất, chân sút 20 tuổi tiếp tục ghi dấu ấn với cú hat-trick vào lưới Romania thuộc khuôn khổ Nations League.
Phong độ ấn tượng ấy của Haaland cũng thu hút sự chú ý đặc biệt của HLV Zidane. Nhà cầm quân người Pháp hy vọng sẽ bốc tiền đạo người Na Uy về sân Bernabeu thay cho Karim Benzema.
* An Nhi
" alt=""/>Abramovich 'chiều' Lampard, nổ tiếp bom tấn HaalandCho đến nay, kết quả thử nghiệm được cho là “hỗn hợp”. Bởi Dự án Maven cho phép các chỉ huy xác định chuyển động của quân đội Nga và sử dụng thuật toán AI để dự đoán những bước tiến tiếp theo, nhưng rõ ràng là “khó” đưa “dữ liệu của thế kỷ 21 vào chiến hào của thế kỷ 19”.
Cũng theo NYT, một trong những rào cản chính là những hạn chế mà Tổng thống Mỹ Joe Biden áp đặt khiến quân đội Mỹ chỉ có thể cung cấp cho Ukraine “bức tranh chiến trường”, chứ không đưa ra chi tiết chính xác mục tiêu.
Hiện không rõ công nghệ mới có thể làm thay đổi cục diện xung đột hay không, bởi Nga cũng có khả năng thích ứng nhanh chóng với các công nghệ mà phía Ukraine đang sử dụng.
Tuy nhiên, theo suy nghĩ của giới chức Mỹ, xung đột Ukraine vẫn được xem là “có ích cho các loại vũ khí Mỹ”. Bởi nơi đây đã biến thành phòng thử nghiệm cho các công nghệ đang được phát triển nhanh chóng.
“Cuối cùng thì nơi này đã trở thành phòng thí nghiệm của chúng tôi”, Trung tướng Christopher T. Donahue, chỉ huy Sư đoàn Dù 18 của quân đội Mỹ nói với NYT.
Nga đã nhiều lần chỉ trích việc Mỹ ngày càng can thiệp sâu hơn vào xung đột ở Ukraine. Moscow cáo buộc đây là một cuộc chiến ủy nhiệm do Washington và các đối tác tiến hành.
Các tổ hợp Patriot do Mỹ vận hành từng đánh chặn thành công một số tên lửa Scud phóng từ Iraq vào Israel trong chiến tranh Vùng Vịnh vào năm 1991. Cùng năm, Patriot chính thức được biên chế vào quân đội Israel. Tuy nhiên, cho đến năm 2014, các tổ hợp Patriot tại Israel mới lần đầu khai hỏa, và bắn hạ một máy bay không người lái (UAV) do nhóm vũ trang Hamas phóng từ Dải Gaza.
Trong 10 năm sau đó, các tổ hợp Patriot của Israel mới bắn hạ 10 mục tiêu bao gồm các chiến đấu cơ Syria bị cáo buộc xâm nhập không phận Israel vào năm 2014 và 2018. Giữa lúc xung đột diễn ra ở Dải Gaza, các tổ hợp Patriot đã được Israel sử dụng một vài lần.
Hệ thống phòng thủ của Israel gồm 3 tầng. Tầng thấp nhất là hệ thống Vòm Sắt đã bắn hạ hàng trăm nghìn rocket, pháo, và UAV được phóng vào Israel từ năm 2011. Tầng trung là hệ thống David’s Sling chuyên đánh chặn các vật thể bay tầm trung. Tầng cao nhất là hệ thống Arrows được thiết kế để đánh chặn các tên lửa đạn đạo cỡ lớn.
Thông tin Israel loại biên toàn bộ Patriot được công bố, sau 2 tuần hệ thống phòng không Israel đối mặt với hàng trăm tên lửa và UAV phóng từ Iran. Phía Israel khẳng định phần lớn vũ khí của Iran đã bị bắn hạ.
Hiện không rõ số phận của các tổ hợp Patriot sau khi bị Israel loại biên. Song đây là loại vũ khí đang được Ukraine tích cực tìm kiếm nhằm tăng khả năng chống lại đòn tập kích từ tên lửa Nga.