Tôi những tưởng mình sẽ có tuần trăng mật ngọt ngào nhất, nào ngờ sự thật lại phũ phàng.
" alt=""/>Tìm lại cảm xúc cuồng nhiệt với giai lạ gặp ở quán bar, mẹ 3 con băn khoăn về việc ly hônCha mẹ phải tìm thú vui thay thế các thiết bị điện tử thông minh cho trẻ khi trường học đồng loạt đóng cửa. Ảnh: SCMP.
“Làm vườn” ngay tại nhà
Những gia đình ở thành thị thường bị mất kết nối với thiên nhiên trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, đây là thời gian thích hợp để cha mẹ giúp trẻ tìm cách tăng cường mối liên kết đó.
Đem cây cảnh, thảo mộc trồng trong nhà hay thậm chí là tận dụng không gian của sân thượng để tạo nên một khu vườn là cách tuyệt vời để làm bừng sáng ngôi nhà của bạn, lại vừa giữ cho không khí trong lành.
![]() |
Một trong những hoạt động thú vị tại nhà là cho trẻ trồng cây. Ảnh: SCMP. |
Trồng cây từ hạt cũng cung cấp những bài học quý giá cho trẻ em về thiên nhiên và khoa học. Ngoài ra, không có cảm giác nào thú vị hơn là được thưởng thức các loại rau củ trồng tại nhà trong bữa ăn gia đình.
Chơi trò chơi tập thể
Các gia đình hiện đại dường như đã bỏ quên thói quen sinh hoạt tập thể của thế hệ trước. Trong khi trẻ em ngày nay có nhiều lựa chọn trực tuyến, một trò chơi tập thể sẽ giúp gia đình bạn xây dựng tình cảm và sự gắn bó, đồng thời giảm thời gian “dán mắt” vào màn hình.
![]() |
Trò chơi tập thể sẽ làm trẻ quên đi các trò chơi trực tuyến. Ảnh: TNYT. |
Ghép hình là một trong những gợi ý thú vị để gắn kết các thành viên trong gia đình, mặc dù đó có vẻ là một trò đơn giản. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ghép hình kích thích hoạt động của trí não một cách mạnh mẽ, đặc biệt đối với người cao tuổi – những người phải sống chung với chứng đãng trí. Vì vậy, nó cũng có thể là một tác nhân hỗ trợ gắn kết tất cả các thế hệ trong gia đình.
Thử làm đất nặn từ những nguyên liệu sẵn có
Những lo ngại về lượng độc tố có trong đồ chơi nhựa và đất nặn (đất sét) của trẻ em cũng là một vấn đề lớn được các bậc cha mẹ quan tâm. Giải pháp cho vấn đề này rất đơn giản, bạn có thể cùng con tạo ra “đất nặn” ngay tại nhà.
Bí quyết tạo ra đất nặn “nhà làm” vô cùng đơn giản: bạn chỉ cần một hỗn hợp bột, muối, dầu ô liu và màu thực phẩm, sau đó làm theo video hướng dẫn mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên internet để tạo ra một “bộ đồ chơi đất sét” không độc tố cho trẻ tha hồ sáng tạo.
![]() |
Tự làm đồ chơi là một hoạt động vô cùng thú vị với trẻ em. Ảnh: SCMP. |
Cùng nhau “lăn vào bếp”
Cho dù là chuẩn bị một bữa ăn hay chỉ nướng một chiếc bánh, cùng nhau nấu ăn là một cách tuyệt vời để củng cố mối quan hệ gia đình.
Cha mẹ còn có thể khéo léo lồng ghép kiến thức toán học và khoa học để kích thích tư duy của trẻ khi cùng nấu ăn. Được giúp đỡ cha mẹ chuẩn bị bữa ăn cũng khiến trẻ cảm thấy tự hào, thêm tự tin.
Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng bữa cơm gia đình mang đến nhiều lợi ích. Nhiều nghiên cứu cho thấy bữa ăn gia đình thúc đẩy việc ăn uống lành mạnh hơn vì có nhiều trái cây, rau và chất xơ, ít thực phẩm chiên rán và thường ít calo hơn.
![]() |
Cùng nhau nấu ăn là một cách tuyệt vời để củng cố mối quan hệ gia đình. Ảnh: SCMP. |
Ngoài việc nấu nướng và dành thời gian dùng bữa cùng nhau, đôi khi chúng ta quên rằng việc dành thời gian để nói chuyện, lắng nghe và xây dựng các mối quan hệ gia đình trong suốt bữa cơm là vô cùng quan trọng.
Kích thích trẻ sáng tạo
Khi một người hoàn toàn đắm mình trong không gian sáng tạo, họ có thể đạt được “trạng thái dòng chảy” - một thuật ngữ được đặt ra bởi nhà tâm lý học người Mỹ gốc Hungary - Mihaly Csikszentmihaly. Cụm từ này mô tả trạng thái ý thức tối ưu, khi mà chúng ta cảm nhận và thực hiện mọi việc một cách tốt nhất.
![]() |
Kích thích trí tưởng tượng và óc sáng tạo của trẻ là thông qua nghệ thuật và những mẩu việc thủ công là một ý tưởng không tồi. Ảnh: Kidxy. |
Kích thích trí tưởng tượng và óc sáng tạo của trẻ thông qua nghệ thuật và những mẩu việc thủ công là một ý tưởng không tồi. Nhiều bậc phụ huynh cũng khuyến khích con mình học một kỹ năng nào đó, chẳng hạn như chơi đàn guitar.
Nếu trẻ tỏ ra hào hứng với bất kỳ hoạt động sáng tạo nào, cha mẹ hãy tạo điều kiện tối đa để giúp chúng tránh xa màn hình điện thoại trong kỳ nghỉ dài này.
Dưới đây là một số trò chơi chị Như (TP.HCM) áp dụng cho con gái tại nhà.
" alt=""/>5 cách giữ trẻ tránh xa điện thoại trong kỳ nghỉ dài vì dịch coronaTuy nhiên, Hương lại là người cực kỳ tình cảm và biết quan tâm đến người khác. Cũng chính vì sự chu đáo, bao dung của cô ấy đã khiến tôi quyết định cưới cô ấy làm vợ và đến bây giờ tôi chưa bao giờ hối hận vì quyết định của mình.
Sau khi cưới, vợ chồng tôi sống chung với bố mẹ trong một căn nhà khá rộng. Nhà tôi có 2 chị em, chị tôi đã lấy chồng nên tôi và vợ sẽ sống chung với bố mẹ để hoàn thành trách nhiệm của người con.
Bố mẹ tôi ngay từ đầu đã không thích Hương nên nhiều lần để ý, xét nét cô ấy, khiến không khí trong gia đình tôi nhiều lúc cũng căng thẳng. Hương là người thẳng tính, cô ấy sẵn sàng tranh cãi tay đôi với bố mẹ tôi để phân định rõ đúng, sai. Tôi có góp ý với vợ nhưng cô ấy nói với tôi rằng: “Mất lòng trước, được lòng sau. Em nói đúng chứ không nói sai. Không thể để bố mẹ cứ làm theo cái sai được”.
Gần 2 năm sau khi cưới, con gái tôi chào đời trong sự vui mừng của cả nhà. Tuy nhiên, con gái chào đời cũng là khi mâu thuẫn giữa vợ tôi và bố mẹ càng gia tăng. Vợ tôi muốn chăm con theo kiến thức khoa học tiến bộ trong khi bố mẹ tôi lại áp dụng những kinh nghiệm cũ từ ngày xưa để chăm cháu. Chuyện này khiến vợ tôi ấm ức, nhiều lần đòi ra ở riêng. Tôi đứng ở giữa, bên tình bên hiếu, bên nào cũng nặng nên rất khó xử.
Tết âm năm nay, bố mẹ tôi đặt vé đi du lịch ở Phượng Hoàng Cổ Trấn, Trung Quốc. Vợ tôi nói ở bên đó đang có dịch viêm phổi cấp nên khuyên bố mẹ tôi nên hủy chuyến đi, đợi bao giờ hết dịch thì đi cũng chưa muộn. Tuy nhiên, mẹ tôi vì tiếc tiền tour đã đặt trước nên vẫn cố đi. “Mẹ hỏi mọi người rồi, vẫn đi được, không sao cả”, mẹ tôi nói.
Vậy là bố mẹ tôi đi du lịch Trung Quốc suốt 7 ngày nghỉ Tết âm, đến mùng 5 Tết mới về. Khi bố mẹ tôi về đến nhà, vợ tôi vội vàng gửi thẳng bé Bống - con gái tôi sang nhà ngoại, nhờ ông bà ngoại chăm sóc. Khi tôi hỏi, vợ nói rằng bố mẹ tôi mới đi Trung Quốc về, bên đấy đang có dịch, cần cách ly với cháu Bống kẻo lây sang cháu. “Em đã nói bố mẹ đừng đi Trung Quốc rồi nhưng bố mẹ không nghe. Giờ dịch đang bùng phát khắp nơi. Con mình nó còn nhỏ, sức đề kháng kém, anh muốn con mình cũng mắc bệnh hay sao?”, vợ tôi quát.
Bắt đầu từ hôm đó, vợ tôi cũng chuyển về nhà ngoại ở luôn để tiện chăm sóc con và… cách ly với bố mẹ tôi. Bố mẹ tôi thấy vậy giận tím mặt, mắng vợ tôi hỗn láo, mắng tôi là thằng đàn ông mà không bảo được vợ.
Cá nhân tôi nghĩ, việc phòng bệnh của vợ tôi cũng không thừa nhưng cái cách mà cô ấy làm có vẻ hơi cực đoan. Tôi sang đón mẹ con cô ấy về nhưng vợ tôi nhất định không về, nói khi nào hết dịch sẽ về nhà sau. Bố mẹ tôi thì dọa nếu vợ con tôi không về bên nhà thì sẽ từ mặt, tôi đứng ở giữa chẳng biết phải làm sao. Xin độc giả cho lời khuyên.
Chồng tôi nói, thời còn độc thân, anh thường ngủ với mẹ. Từ khi lấy vợ, anh xa quê biền biệt nên Tết năm nay anh phải ngủ cùng để mẹ vui.
" alt=""/>Thời dịch corona, nàng dâu khiến bố mẹ chồng giận tím người