Sau này, khi chúng tôi quyết định đến với nhau, ông bà lại giành phần đi xem ngày lành tháng tốt để tổ chức đám cưới.
Khác với ông bà thông gia tương lai, bố mẹ tôi rất thoáng. Ông bà không câu nệ chuyện xem ngày, chọn tuổi để dựng vợ, gả chồng cho con cái.
Thế nên khi biết tin gia đình nhà gái ngỏ lời “giành quyền” đi xem ngày cưới cho chúng tôi, ông bà vui vẻ chấp nhận. Sự cởi mở của bố mẹ giúp việc xem, chọn ngày cưới diễn ra nhanh chóng, suôn sẻ.
Sau khi ấn định ngày tổ chức đám cưới, mẹ vợ tương lai sang nhà, bàn với bố mẹ tôi việc cần tìm người trải chiếu hoa cho giường tân hôn. Bà không muốn mẹ tôi tự tay làm việc này. Lý do là trước khi đến với bố tôi, mẹ đã từng lỡ một lần đò.
Đề nghị của bà khiến bố mẹ tôi có phần không vui. Nhưng vì tôi, ông bà gượng gạo đồng ý. Tuy nhiên tìm mãi, ông bà cũng không đưa ra được người trải chiếu hoa thỏa mãn những yêu cầu của bà thông gia.
Cuối cùng, bố mẹ tôi đành miễn cưỡng giao lại việc ấy cho mẹ vợ tương lai của tôi. Tôi tưởng như vậy là xong, đám cưới sẽ diễn ra tốt đẹp trong ít ngày sắp tới.
Nào ngờ vừa rồi, tôi nhận được điện thoại từ vợ sắp cưới. Em nói trong nước mắt rằng mẹ em đang rất giận. Bà đòi hủy đám cưới, không cho con gái về nhà chồng.
Em cho biết nguyên nhân đến từ việc tôi dùng chiếc giường cũ mà trước đây bố mẹ tôi từng dùng để làm giường tân hôn. Chính người được chọn để trải chiếu hoa đã đến xem phòng và chụp ảnh, kể lại chuyện này cho mẹ vợ tôi biết.
Thấy cái giường cũ, bà đùng đùng nổi giận. Bà hết trách mắng tôi không hiểu biết lại chê bai ông bà thông gia thiếu tế nhị, không chu đáo trong việc dựng vợ, gả chồng cho con cái.
Bà cho rằng việc dùng giường cũ để làm giường tân hôn là điều đại kỵ. Thông qua việc này, bà kết luận không chỉ tôi mà cả bố mẹ tôi cũng không tôn trọng con gái bà, gia đình bà.
Bà cũng trách rằng gia đình tôi không có thiện chí, không thực sự mong muốn được đón cô dâu về nhà chồng một cách chu đáo, đầy đủ nhất.
Đặc biệt, khi biết chiếc giường này từng được mẹ tôi, người từng một lần đứt gãy hôn nhân sử dụng, mẹ vợ tương lai càng thêm giận dữ. Bà nói thẳng rằng chiếc giường kia sẽ mang những điều không may mắn đến cho cuộc hôn nhân của chúng tôi. Con gái của bà thể nào cũng sẽ gặp đau khổ, bất hạnh trong hôn nhân.
Nghe những lời ấy, tôi rất sốc và đau lòng. Chiếc giường ấy là kỷ vật của ông nội tôi. Ông nội đóng chiếc giường tặng khi bố tôi lấy vợ.
Chiếc giường bằng gỗ quý, bao năm vẫn cứng chắc, lên nước sáng bóng. Bố tôi luôn xem nó như vật báu trong nhà. Sau này, khi mẹ tôi mắc bệnh gai cột sống, bố mua nệm cao su trải dưới sàn nằm, ông bà mới không ngủ trên giường ấy nữa và tặng lại cho tôi.
Với tôi, nó cũng là vật quý và đem lại may mắn. Trên chiếc giường ấy, 3 anh em tôi lần lượt chào đời. Cho đến bây giờ, bố mẹ tôi vẫn sống với nhau trong cuộc hôn nhân hạnh phúc. Thế nên tôi thấy việc đem nó làm giường tân hôn không hề có vấn đề gì cả.
Nhưng những lời giải thích ấy của tôi không được mẹ vợ chấp nhận. Bà cho rằng tôi ngụy biện, xem thường kinh nghiệm, lời dạy của ông bà xưa.
Bà nói nếu tôi không bỏ chiếc giường ấy ra khỏi phòng, thậm chí khỏi nhà, bà sẽ không đồng ý cho con gái về nhà chồng. Chuyện cưới xin của tôi chỉ được phép tiếp tục nếu tôi bỏ chiếc giường cũ và thay bằng một chiếc mới hoàn toàn.
Sẽ thật dễ dàng, nếu đó chỉ là một chiếc giường cũ bình thường. Tôi sẽ bỏ nó ngay lập tức mà không cần một giây suy nghĩ. Nhưng đây là chiếc giường có quá nhiều ý nghĩa với bố và gia đình tôi.
Bỏ nó đi tôi có cảm giác như mình vừa xát muối vào trái tim đang có những tổn thương của bố mẹ. Nhưng nếu không làm như vậy, tôi có nguy cơ đánh mất hạnh phúc của đời mình. Tôi phải làm sao đây?
(Độc giả giấu tên)
Trước đó tôi không hiểu tại sao chồng cũ lại gửi chiếc túi xách đẹp và đắt thế cho mình. Nhưng đọc xong 4 chữ ngắn ngủn ấy thì tôi không khỏi thẫn thờ rồi rơi nước mắt hiểu ra mọi chuyện.
" alt=""/>Thấy một vật trong phòng tân hôn, nhà gái nổi giận, đòi hủy cướiAnh Đỗ Thành Nam (Hà Nội) cho rằng, phương án trên chỉ hợp lý đối với lần đăng kiểm đầu tiên. Đơn cử như xe mới xuất xưởng của Toyota thì các cơ sở 3S, 4S của đại lý được cấp giấy kiểm định lần đầu cho xe của Toyota chứ không được cấp cho hãng khác, đồng thời chịu trách nhiệm về kỹ thuật phương tiện với các sản phẩm của mình trong suốt thời gian đó.
Còn ở những lần đăng kiểm tiếp theo, những xe này vẫn phải tới các cơ quan đăng kiểm có chuyên môn, được giám sát chặt chẽ, minh bạch bởi Cục Đăng kiểm để tránh tình trạng "ưu ái" cho khách hàng của mình trong quá trình kiểm định.
Ở một góc nhìn khác, anh Dương Trung Kiên (Hải Dương) lo ngại các cơ sở bảo dưỡng chính hãng sẽ lợi dụng việc này để "moi tiền" khách hàng cũ bằng cách ép sử dụng các dịch vụ bảo dưỡng hoặc thay thế phụ tùng chính hãng mới cho đăng kiểm.
"Thực tế sẽ không tránh được trường hợp nhân viên kỹ thuật sẽ vẽ ra đủ các lỗi và bắt thay thế phụ tùng chính hãng với giá cắt cổ mới cho đăng kiểm. Đây chính là 'mỏ vàng' để các cơ sở bảo dưỡng xe khai thác, chỉ có chủ xe là thiệt", anh Kiên thẳng thắn bày tỏ.
Dưới góc độ của một người kinh doanh xe cũ, anh Vũ Văn Linh (Hà Nội) cũng cho rằng, nếu ở bên ngoài, chủ xe có thể thay thế phụ tùng, phụ kiện thoải mái, miễn là phù hợp với tiêu chuẩn thì khi đăng kiểm ở các cơ sở 3S, 4S chỉ có một sự lựa chọn là mua đồ chính hãng, thường là với giá cao hơn.
"Tiêu chuẩn của các hãng xe có thể khác nhau và khác với tiêu chuẩn đăng kiểm. Ví dụ, hãng thường bắt buộc cứ 50.000 km là phải thay lốp, nhưng chủ xe thấy lốp còn mới nên chưa thay thì bị hãng "tuýt còi", bắt thay lốp mới được cấp giấy đăng kiểm. Trong khi thực tế, tình trạng lốp xe còn phụ thuộc vào cách chăm sóc, điều kiện đường sá, môi trường,... Khi đăng kiểm dù lốp đi nhiều nhưng cứ đạt một số tiêu chuẩn an toàn là qua", anh Linh dẫn chứng.
Theo ông chủ showroom ô tô cũ này, khi các cơ sở bảo dưỡng chính hãng "khám xe" có thể gây ra tình trạng độc quyền của các hãng và phần thiệt thòi thuộc về các cửa hàng kinh doanh xe đã qua sử dụng, các xưởng sửa chữa và các đơn vị phân phối phụ tùng nhỏ lẻ.
Có thể nói, khá nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi", thậm chí gây ra cục bộ "con hát mẹ khen hay" tại các cơ sở bảo dưỡng của các hãng xe, nhất là các hãng có độ phủ rộng.
Nhiều chuyên gia cho rằng, để phương án trên khả thi thì cần rất nhiều thời gian nghiên cứu, đánh giá cũng như đưa ra bộ tiêu chí cụ thể cho các đại lý 3S, 4S,... Đồng thời, cần phải hoàn thiện cơ sở pháp lý, trong đó sửa lại một số nội dung trong Nghị định 139/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
Khoản 2, Điều 4 Nghị định này nêu rõ: "Tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới". Đề xuất mới của Cục Đăng kiểm đang đi ngược với điều khoản này dẫn tới, nếu muốn thông qua, thực hiện thì buộc phải sửa đổi Nghị định.
Thực tế hiện nay, công tác đăng kiểm xe cơ giới đang có rất nhiều vấn đề nổi cộm, từ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, thiết bị cho kiểm định đến trình độ chuyên môn, thái độ phục vụ của một số đăng kiểm viên,...
Trong đó, hàng loạt trung tâm đăng kiểm trên cả nước đang dính vào lao lý, buộc phải tạm thời đóng cửa, dẫn đến tình trạng quá tải cục bộ, gây chậm chễ cho cho chủ phương tiện khi phải đưa xe đến đăng kiểm trong giai đoạn này.
Do đó, xét về mặt tích cực, đề xuất có thêm cơ chế để các cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa 3S, 4S được thực hiện chức năng kiểm định sẽ góp phần tận dụng nguồn lực có sẵn là hạ tầng, thiết bị của các cơ sở bảo dưỡng chính hãng, đồng thời giúp chủ xe có nhiều sự lựa chọn, thuận lợi hơn khi đưa phương tiện của mình đi đăng kiểm.
Ngoài phương án trên, Cục Đăng kiểm cũng đưa ra đề xuất miễn kiểm định lần đầu cho xe ô tô sản xuất mới trước khi lưu hành. Đây là giải pháp được đa phần ý kiến người dùng xe ủng hộ.
3S là viết tắt tiếng Anh của Showroom – Service – Spare parts, có nghĩa là Trưng bày – Dịch vụ - Phụ tùng. Có nghĩa, cơ sở bảo dưỡng ôtô 3S có không gian trưng bày xe mới (showroom), có dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng (service) và cung cấp phụ tùng chính hãng (spare parts). Cơ sở 4S có thêm chức năng thu thập ý kiến phản hồi từ khách hàng (survey). |
Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, hiện cả nước có 280 đơn vị đăng kiểm xe cơ giới; trong đó có 20 đơn vị thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam (ký hiệu V); 64 đơn vị thuộc các Sở Giao thông Vận tải (ký hiệu S) và 196 đơn vị trực thuộc các doanh nghiệp (ký hiệu D). Từ tháng 1/2023 tới nay, có 33 trung tâm đăng kiểm phải tạm dừng hoạt động trên cả nước để phục vụ công tác điều tra của cơ quan công an. |
Hoàng Hiệp
Bạn đang gặp vướng mắc gì khi đi đăng kiểm xe ô tô? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Chinh phục "giấc mơ Mỹ"
Tập đoàn Hyundai do ông Chung Ju-yung thành lập vào năm 1947, lúc đầu là một công ty xây dựng dân dụng. Qua rất nhiều thăng trầm, năm 1967, ông Chung quyết định thành lập nên Công ty ô tô Hyundai và bắt tay vào sản xuất xe hơi trong bối cảnh Chính phủ Hàn Quốc không khuyến khích sản xuất ô tô trong nước vào thời điểm đó.
Đi lên gần như từ con số "0", tuy vậy, công ty nhanh chóng phát triển nhờ sự hợp tác với nhà sản xuất ô tô lâu đời là Ford. Một hợp đồng liên doanh 2 năm đã được ký vào năm 1968 để chia sẻ công nghệ và kết quả là chiếc xe đầu tiên của Hyundai với nhãn hiệu Cortina đã được thiết kế và lắp ráp.
Với sự hợp tác, giúp đỡ của nhiều hãng xe khác, trong đó có Mitsubishi (Nhật Bản), Hyundai đã có chiếc xe đầu tiên do chính mình thiết kế và chế tạo vào năm 1974 với tên gọi Pony. Chỉ sau đó 1 năm, Hyundai Pony đã được xuất khẩu sang một số thị trường.
"Giấc mơ Mỹ" của Hyundai chính thức được hiện thực hoá vào tháng 1/1986 với việc lần đầu tiên lô xe Excel xuất khẩu sang Mỹ bằng đường biển. Ban đầu, Hyundai gặp nhiều khó khăn do tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt, nhưng hãng đã sớm đáp ứng được các yêu cầu đó và tiến được vào thị trường lớn nhất thế giới.
Lập kỷ lục ngay năm đầu tiên tới Mỹ
Hyundai Excel 1986 là phiên bản cải tiến của mẫu Pony nên còn được gọi là Pony Excel. Mẫu xe Hàn Quốc bán tại Mỹ được trang bị động cơ 4 xi-lanh 1.5L, dẫn động cầu trước và có 2 biến thể: sedan 4 cửa và hatchback 5 cửa. Giá khởi điểm của Excel chỉ là 4.995 USD, rẻ hơn rất nhiều so với những mẫu xe Âu-Mỹ vào thời điểm đó.
Theo số liệu từ Hyundai, ngay trong năm 1986, Excel đã bán ra được tới 168.882 xe - kỷ lục 'vô tiền khoáng hậu' với một nhà phân phối ô tô nhập khẩu lần đầu tới Mỹ. Năm 1987, doanh số của mẫu xe này tiếp tục tăng vọt, đạt kỷ lục mới là 263.610 chiếc. Đồng thời, Hyundai Excel đã lọt vào danh sách 10 sản phẩm tốt nhất do tờ Fortune danh tiếng bình chọn.
Đầu tiên, Hyundai tập trung bán hàng ở phía bờ Tây và một số bang phía Đông và Nam với vỏn vẹn 31 đại lý. Từ năm 1987, Hyundai bắt đầu mở rộng sang miền Trung, mở văn phòng khu vực trung tâm gần Chicago và triển nhanh hệ thống bán hàng của mình. Ngày nay, Hyundai có 4 văn phòng khu vực với gần 600 đại lý Hyundai trên toàn nước Mỹ.
Cho đến nay, con số trên vẫn là con số kỷ lục khi trung bình mỗi năm, Hyundai bán xe trên toàn cầu đạt khoảng 600-700 ngàn xe.
Dù có nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến chất lượng xe Hàn nhưng không thể phủ nhận, việc một mẫu xe giá rẻ, tiết kiệm nhiên liệu như Hyundai Pony Excel xuất hiện đã thổi một luồng gió mới và làm thay đổi thói quen của người dùng Mỹ cách đây 36 năm.
Liệu lịch sử có lặp lại với Vinfast? Chuyến đi xuất khẩu ô tô điện đầu tiên của Vinfast có thành công hay không và thành công đến đâu sẽ cần thời gian để trả lời.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn về xuất khẩu ô tô của Việt Nam? Hãy chia sẻ bài viết về ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Xin cảm ơn!