Trong văn hóa dân gian Âu Mỹ, có câu chuyện dành cho trẻ em kể rằng: các em bé vốn do những chú cò mang đến cho gia đình. Ở Storks, chuyện đó được đội ngũ làm phim biến thành một sự thật hiển nhiên.
Cornerstone là một hãng chuyên giao nhận em bé, được vận hành chủ yếu bởi những chú cò. Đến một ngày, Hunter (Kelsey Grammer) – giám đốc điều hành công ty – quyết định ngừng dịch vụ, chuyển đổi toàn bộ hoạt động thành giao nhận hàng hóa để giảm thiểu rủi ro, đồng thời tối đa lợi nhuận.
18 năm sau khi ngừng giao nhận em bé, Cornerstone cứ thế phát triển lớn mạnh. Hunter lúc này sắp được đề bạt lên vị trí chủ tịch. Ông quyết định bổ nhiệm Junior (Andy Samberg) – nhân viên cò xuất sắc trong công ty – kế nhiệm vị trí giám đốc. Tuy nhiên, có một điều kiện là cậu phải sa thải Tulip (Katie Crown), nhân viên con người duy nhất của hãng.
Tulip vốn là em bé cuối cùng được Cornerstone nhận giao đi trước khi hãng ngừng hoạt động liên quan tới trẻ sơ sinh. Song, địa chỉ của cha mẹ Tulip bị thất lạc, khiến công ty đành phải giữ cô bé lại và nuôi dạy trưởng thành. Lớn lên, Tulip trở thành nhân viên của Cornerstone, nhưng thường xuyên gây ra rắc rối bởi nhiều ý tưởng không giống ai.
Junior không nỡ sa thải Tulip, quyết định thuyên chuyển cô gái đến bộ phận phân loại thư tay. Tuy nhiên, cậu không ngờ rằng mình lại bị lôi vào hàng loạt rắc rối mới, khi Tulip nhận được lá thư yêu cầu giao em bé và vô tình tái kích hoạt xưởng chế tạo em bé.
Nội dung đơn giản, phù hợp với mọi lứa tuổi
Storks là một bộ phim hoạt hình thiếu nhi điển hình, với nội dung khá đơn giản, dễ theo dõi và phù hợp với mọi đối tượng khán giả.
Tiền đề của tác phẩm được nhắc đến nhanh gọn ngay từ ban đầu, với lời giới thiệu về Cornerstone cùng những chú cò mẫn cán mang trên mình sứ mệnh đầy vinh quang nhưng cũng không kém phần vất vả.
Đối tượng khán giả trưởng thành hẳn sẽ thấy rất thú vị khi theo dõi câu chuyện về những chú cò giao em bé quen thuộc được kể lại đầy sinh động trên màn ảnh. Còn với khán giả nhí, ý tưởng ấy ban đầu có thể khá lạ lẫm, nhưng sẽ nhanh chóng được chấp nhận và coi như sự thật hiển nhiên trong thế giới của Storks.
Sau đó, bộ phim tiếp tục giới thiệu qua về các nhân vật tại Cornerstone cùng tuyến nhân vật phụ về gia đình cậu bé Nate Gardner – người đã yêu cầu công ty gửi đến cho mình một người em – dẫn đến những rắc rối sau này dành cho Junior và Tulip.
Màn giới thiệu dành cho mỗi nhân vật diễn ra khá nhanh, nhưng đủ để khán giả hình dung ra hoàn cảnh, tính cách của họ.
Nội dung chính của Storks thực chất là chuyến hành trình của Junior và Tulip, với mục tiêu đưa em bé về với gia đình nhà Nate Gardner mà không để ai phát hiện ra. Cuộc phiêu lưu của bộ đôi kỳ cục này tuy không có nhiều nét sáng tạo đặc biệt, nhưng lại có nhiều tình huống hài hước diễn ra trên nền tiết tấu nhanh, khẩn trương.
Ăn điểm nhờ chất hài xuyên suốt
Điểm nổi bật và thu hút khán giả nhất ở Storks là chất hài hước xuất hiện liên tục trong phim. Tại bất cứ thời điểm nào, nhà sản xuất cũng có thể khiến người xem phải bật cười bởi nhiều yếu tố gây hài thú vị.
Từ những tình huống tróe ngoe hay đơn giản chỉ là nhờ tạo hình đặc trưng bên ngoài của nhân vật, mỗi cử chỉ, hành động hay biểu lộ cảm xúc của từng nhân vật trong phim cũng đủ để khán giả cảm thấy thích thú.
Cây hài “đỉnh” nhất trong Storks có lẽ là bầy sói do hai con sói Alpha (Keegan-Michael Key) và Beta (Jordan Peele) cầm đầu. Chúng tưởng như dữ dằn, nhưng hóa ra lại rất dễ thương, sở hữu khả năng phối hợp thần sầu và luôn gây bất ngờ cho người xem mỗi khi xuất hiện.
Chất hài của Storks còn đến từ những yếu tố cường điệu khá duyên, không lạm dụng hài hình thể hay sự thô tục. Hầu hết các chi tiết gây cười của bộ phim đều dễ xem và dễ hiểu đối với khán giả mọi lứa tuổi.
Phản ánh thế giới con người qua góc nhìn châm biếm
Trong khi các khán giả nhí sẽ bị hấp dẫn bởi những tình tiết hài hước xuyên suốt bộ phim, thì đối với khán giả trưởng thành, Storks còn mang nhiều điểm thú vị khác.
Tác phẩm tái hiện và phản ánh thế giới công việc thực tế ngoài đời khá thú vị với nhiều nét châm biếm. Cornerstone là một hãng giao nhận có sứ mệnh ban đầu cao cả và thiêng liêng.
Tuy nhiên, để giảm bớt khó khăn và tăng lợi nhuận, công ty dần từ bỏ và quên đi điều đó, chuyển sang công việc dễ dàng hơn là giao nhận hàng hóa. Tình trạng ấy hẳn xảy ra không ít ở các tổ chức, doanh nghiệp ngoài đời thực.
Người ta có thể bắt gặp đội ngũ nhân viên của Cornerstone ở bất cứ đâu trong thực tế. Hunter là vị giám đốc điều hành uy nghiêm, đam mê địa vị. Ông biết lợi dụng quyền lực để biến nhân viên dưới quyền thành quân cờ của mình. Hunter chỉ quan tâm đến lợi nhuận và các con số, mà không màng đến sứ mệnh cao cả ban đầu của tổ chức.
Còn Junior là một nhân viên cò mẫn cán, cả cuộc đời chỉ biết đến công việc được giao. Cậu thậm chí còn không trả lời được câu hỏi: làm sếp là gì? Tại sao bản thân lại muốn làm sếp? Chỉ đến khi trải qua biến cố mới, Junior mới tìm thấy lý tưởng và mục tiêu dành cho cá nhân, điều mà một người nhân viên hay lãnh đạo đều cần phải có.
Bên cạnh đó có Tulip, nhân viên con người duy nhất, năng động, sáng tạo, nhưng thường xuyên gây rắc rối. Hay bồ câu Toady (Stephen Kramer Glickman) thấp bé, chậm chạp, luôn ngưỡng mộ Junior, nhưng bên trong hóa ra lại là kẻ cơ hội, không từ thủ đoạn để hạ bệ người khác.
Storks khiến khán giả cảm thấy bất ngờ khi miêu tả và châm biến thế giới văn phòng khá tinh tế và thú vị như thế.
Bộ phim đồng thời mang đến bài học nhẹ nhàng về tình cảm gia đình, tình mẫu tử và trách nhiệm của phụ huynh với con cái thông qua câu chuyện của tuyến nhân vật phụ là gia đình cậu bé Nate Gardner.
Cha mẹ của Nate luôn bận rộn công việc, không có thời gian quan đến cậu. Chính bởi thiếu thốn tình cảm, cậu mới viết thư cho Cornerstone để xin cho mình một người em về bầu bạn.
Phần hình ảnh và âm nhạc lôi cuốn
Storks sở hữu phần hình ảnh rất ấn tượng với màu sắc tươi sáng. Tạo hình các nhân vật sáng tạo, đáng yêu và đều có nét đặc trưng riêng. Cử động nhân vật mượt mà, uyển chuyển, thể hiện cảm xúc đa dạng và chân thực. Tất cả giúp lôi cuốn khán giả mọi lứa tuổi từ đầu tới cuối phim.
Phần âm nhạc của Storks cũng được đầu tư khá tốt, bao gồm từ các bản hit sôi động như How You Like Me Now của The Heavy, Kiss the Sky của Jason Derulo, cho đến các bản rock nhẹ nhàng như Keep On Loving Youcủa REO Speedwagon hay And She Was của Talking Heads.
Các giai điệu được phối lại và sắp xếp hợp lý, tạo ra bầu không khí sôi động cho tác phẩm.
Chỉ có một chút tiếc nuối dành cho đoạn kết của Storks khi kể về sự đoàn tụ gia đình. Tình tiết chưa thực sự thuyết phục bởi xuyên suốt tác phẩm, không có mối liên kết nào thực sự tốt được xây dựng để có thể dẫn tới trường đoạn hạ màn như vậy.
Nhìn chung, Storks là một tác phẩm hoạt hình hấp dẫn, tràn ngập tiếng cười và phù hợp với mọi lứa tuổi. Đây là thành công tiếp theo của dòng phim trong năm nay, sau những Zootopia hay Finding Dory kể từ đầu năm.
Storks (Tiểu đội cò bay) khởi chiếu trên toàn quốc từ 23/9.
Kaito
" alt=""/>Tiểu Đội Cò Bay ăn điểm với chất hài xuyên suốt và châm biếmNgày 3/8, Nhac.vn kỷ niệm sinh nhật lần thứ 2. Nhân dịp này, nhiều nghệ sĩ nổi tiếng đã gửi lời chúc mừng sinh nhật: Bằng Cường, Nguyễn Phi Hùng, Kyo York, Dương Ngọc Thái, Khánh Phương, Huyền Anh (Bà Tưng), Nguyễn Đình Vũ, Phong Đạt, Hà Vân, Long Nhật...Các nghệ sĩ đều chúc Nhac.vn ngày càng phát triển để mỗi khi muốn tìm những bài hát hay nhất, mới nhất, khán giả đều sẽ tìm tới Nhac.vn.
" alt=""/>Nhiều sao Việt nô nức gửi lời chúc mừng sinh nhật Nhac.vn tròn 2 tuổiNgày 25/5/2017 MobiFone trở thành nhà mạng đầu tiên trong nước hợp tác với Facebook để đưa hai dịch vụ Free Basics và Facebook Flex tới Việt Nam.
Lần đầu tiên, các thuê bao di động trong nước có thể trải nghiệm Facebook mà không phải mất phí data. Kể cả khi tài khoản chỉ có 0 đồng, họ vẫn có thể truy cập vào mạng xã hội Facebook phiên bản rút gọn, cập nhật tin tức bạn bè và bình luận, chia sẻ thông tin, nhắn tin qua Facebook Messenger hoàn toàn miễn phí.
Trong khi đó, Free Basics là cổng thông tin miễn phí, cung cấp cho người dùng những thông tin cơ bản, hữu ích như thể thao, giải trí, giáo dục, giao thông, việc làm, sức khỏe…
Với những lợi ích hấp dẫn và nổi bật như vậy, ngay lập tức, Free Basics và Facebook Flex đã gây xôn xao cộng đồng và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía người dùng, buộc các nhà mạng đối thủ phải gấp rút ra mắt các dịch vụ Facebook tương tự.
Tuy nhiên, Facebook chỉ là một trong số nhiều đối tác lớn mà MobiFone hướng đến trong thời gian qua. Như chính xác nhận của một lãnh đạo nhà mạng này, chủ trương lớn của MobiFone trong năm 2017 chính là tăng cường hợp tác với các đối tác tên tuổi, tầm cỡ quốc tế để mang đến nhiều dịch vụ “lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam” hoặc đặc biệt tiện lợi cho người dùng.
Việc MobiFone bắt tay cùng Google cho phép thuê bao mua ứng dụng trên Google Play rồi thanh toán qua MobiFone mới đây cũng là một thí dụ điển hình.
Chỉ cần cung cấp thông tin cá nhân theo yêu cầu như địa chỉ, số thuê bao… là người dùng có thể mua ngay được những ứng dụng và trò chơi trên Google Play. Điểm nổi bật của phương thức thanh toán này là khách hàng, dù dùng trả trước hay trả sau, đều có thể sử dụng và trừ thẳng trực tiếp chi phí trên tài khoản di động gốc MobiFone.
Không phải cung cấp hàng loạt thông tin cá nhân và tài khoản thẻ trong quá trình giao dịch mua ứng dụng, người dùng sẽ được bảo vệ an toàn hơn trong môi trường Internet hiện nay, đại diện MobiFone phân tích.
“Ngay từ đầu năm 2016, chúng tôi đã nhận ra nhiều bất cập khi người dùng Việt Nam mua sắm ứng dụng trên Google Play và đã lên kế hoạch, chuẩn bị kỹ càng cho việc hợp tác cùng Google. Yếu tố thuận tiện nhưng đảm bảo an toàn cho người dùng là ưu tiên số 1 của chúng tôi”, vị này khẳng định.
Theo các chuyên gia, thương vụ hợp tác kinh doanh này cùng lúc đem lại lợi ích cho cả 3 bên: MobiFone, Google và bản thân người dùng. Trong khi người dùng được bảo vệ và mua sắm ứng dụng dễ dàng, thuận tiện hơn, thì MobiFone tăng cường được sự đa dạng của hệ sinh thái dịch vụ và tiện ích, giữ chân được thuê bao, tạo ra môi trường thanh toán minh bạch, an toàn. Về phần mình, Google cũng được lợi khi doanh số tải và bán ứng dụng tăng lên, hạn chế được tình trạng người dùng tải xài ứng dụng “chùa”, vi phạm bản quyền…
Trước Google và Facebook, MobiFone cũng đã hợp tác với nhiều đại gia công nghệ lớn khác của thế giới như Apple (phân phối iPhone chính hãng) và YouTube (cung cấp các gói cước YouTube không giới hạn) từ nhiều năm nay.
Với hiệu ứng mà các chương trình hợp tác này tạo ra được, có thể nhận thấy mạng lưới hợp tác của MobiFone sẽ không dừng lại tại đó. Điều này càng đúng khi mà MobiFone đã xác định chiến lược chủ chốt của hãng là xây dựng mạng lưới hợp tác rộng khắp, coi đó là cơ sở vững chắc để phát triển dịch vụ, đáp ứng thị hiếu thị trường một cách hiệu quả nhất.
Sở hữu một hệ sinh thái dịch vụ đa dạng và toàn diện, bao trùm đồng thời cả 4 lĩnh vực là viễn thông - công nghệ thông tin, truyền hình, bán lẻ và đa dịch vụ, việc hợp tác để huy động, gia tăng nguồn lực cũng là nước cờ khôn ngoan, cần thiết để MobiFone mở rộng hạ tầng, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ của mình.
Các thương vụ hợp tác lớn, hiệu quả không chỉ giúp MobiFone cộng hưởng giá trị, gia tăng tiện ích cho các thuê bao, mà quan trọng hơn, những tên tuổi như Google, Facebook, YouTube, Apple… còn giúp tăng giá trị thương hiệu đáng kể cho nhà mạng này khi tiến hành cổ phần hóa.
VN Minh
" alt=""/>MobiFone bắt tay hàng loạt ‘ông lớn’ truyền thông