Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày (Ảnh: Love&lemons).
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế), bình thường chúng ta cần ăn 3 bữa trong ngày đó là bữa sáng, bữa trưa, bữa tối. Sau khi ăn, thức ăn vào trong dạ dày, tại đây thức ăn được nhào trộn với các men tiêu hóa nhờ sự co bóp của dạ dày. Một phần thức ăn được tiêu hóa tại dạ dày và sau đó xuống ruột non.
Thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày phụ thuộc vào độ tuổi, giới, hoạt động thể lực, trạng thái tâm lý… nhưng phụ thuộc chủ yếu vào bản chất hóa học của thức ăn. Glucid lưu lại trong dạ dày trung bình 4 giờ, protid 6 giờ và lipid là 8 giờ.
Qua một đêm nghỉ ngơi dạ dày đã trống rỗng, nếu không ăn sáng thì không tốt vì từ bữa ăn tối đến sáng hôm sau thời gian nhịn ăn tối thiểu là 10 giờ. Dạ dày luôn co bóp lúc có thức ăn cũng như khi không có thức ăn.
Khi dạ dày co bóp không có thức ăn sẽ ảnh hưởng xấu đến dạ dày và có cảm giác cồn cào. Đồng thời khi quá đói, đường huyết hạ dễ mệt mỏi và giảm năng suất lao động.
Vì thế, chúng ta không nên nhịn ăn sáng để cơ thể quá đói và trong các bữa ăn cũng không nên ăn quá no, nên ăn 3 bữa một ngày là hợp lý.
Lên kế hoạch cho các bữa ăn của bạn
Về lâu dài, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Bạn hãy dành thời gian, sau đó ngồi xuống và cân nhắc các mục tiêu và nhu cầu của mình. Bạn có muốn giảm cân không? Cắt giảm đường, chất béo hoặc carbohydrate? Chuẩn bị bữa ăn giúp bạn kiểm soát được. Bạn biết mình đang ăn gì và khi nào.
Để sống khỏe, sống thọ bạn cần duy trì lối sống lành mạnh (Ảnh: Tú Anh).
Một điểm cộng nữa là nó sẽ giúp bạn không bị cám dỗ bởi những chiếc bánh rán trong phòng giải lao tại nơi làm việc.
Uống nhiều nước
Điều này có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho bạn. Giữ đủ nước là điều quan trọng nhất, nhưng nó cũng có thể giúp bạn giảm cân. Một lý do khác để uống nước là đồ uống có đường có liên quan đến bệnh béo phì và tiểu đường type 2. Nếu bạn không thích nước lọc, hãy thêm hương vị bằng những lát cam, chanh, dưa hấu hoặc dưa chuột.
Nghiên cứu mới đây Viện Y tế Quốc gia Mỹ chỉ ra rằng việc uống không đủ nước khiến bạn già nhanh hơn so với tuổi sinh học.
Mức độ hydrat hóa giảm đã được chứng minh là đẩy nhanh quá trình lão hóa sinh học bất chấp tuổi tác theo thời gian, tuổi được tính bằng số năm kể từ khi chúng ta sinh ra. Đồng thời, bạn cũng dễ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, suy tim, mất trí nhớ hơn.
Nghỉ ngơi để tập thể dục
Bạn đừng chỉ lấy thêm một tách cà phê mà hãy đứng dậy và vận động. Bạn có thể thực hiện một số động tác được gọi là deep lunge (tập trung vào cơ đùi, cơ mông) hoặc giãn cơ. Điều này rất tốt cho cơ thể và trí óc của bạn.
Ngoài ra, chỉ cần đi bộ 30 phút 5 lần một tuần có thể giúp bạn tránh xa nỗi buồn. Và nếu bạn không thể thực hiện cùng một lúc thì những lần tập ngắn cũng có ích.
Cắt giảm thời gian sử dụng điện thoại, máy tính để giao lưu với bạn bè
Bạn có thường xuyên kiểm tra email và Facebook không? Nếu có, hãy đặt thời gian để bạn không phải dính chặt với điện thoại hay máy tính.
Khi bạn cắt giảm thời gian sử dụng các thiết bị này, bạn sẽ rảnh tay để làm những việc khác. Đi dạo, đọc sách hoặc giúp bố mẹ chuẩn bị bữa tối, giao lưu với bạn bè…
Khi bạn ít sử dụng điện thoại hơn, bạn sẽ có thời gian để giao lưu với bạn bè (Ảnh: Tú Anh).
Học một điều gì đó mới
Những kỹ năng mới giúp não bạn khỏe mạnh. Bạn có thể đăng ký một lớp học khiêu vũ hoặc học vẽ. Tốt hơn nữa, bạn hãy thành thạo một ngôn ngữ mới. Công việc trí óc có thể làm chậm các dấu hiệu lão hóa và thậm chí có thể trì hoãn các tác động của bệnh Alzheimer.
Đừng hút thuốc
Nếu đang hút thuốc, bạn hãy bỏ thuốc. Đó là một bước tiến lớn hướng tới sức khỏe tốt hơn. Cơ thể bạn tự phục hồi nhanh chóng. Chỉ 20 phút sau điếu thuốc cuối cùng, nhịp tim và huyết áp của bạn sẽ giảm xuống. Vì thế, bạn hãy bỏ thói quen này ngay hôm nay.
Ngủ ngon
Có quá nhiều lợi ích để liệt kê. Một giấc ngủ ngon vào ban đêm giúp bạn có tâm trạng tốt hơn, tăng cường trí nhớ và sự tập trung, đồng thời giúp bạn học hỏi những điều mới. Về lâu dài, nó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và giúp bạn giữ dáng.
Bạn hãy đặt mục tiêu ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm. Để có giấc ngủ ngon nhất, hãy thực hiện theo lịch trình đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
Rèn luyện cơ bắp
Tập luyện sức mạnh giúp cơ thể bạn chuyển hóa chất béo thành khối lượng cơ. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ đốt cháy nhiều calo hơn ngay cả khi bạn chỉ nằm dài trên ghế. Nhưng những bài tập này cũng có thể giúp bạn giảm cân, tăng cường sức mạnh cho tim và xây dựng xương.
Bạn hãy thực hiện các bài tập rèn luyện sức mạnh, như chống đẩy, nâng tạ…, ít nhất hai lần một tuần.
Đi dạo ngoài trời
Vài phút dưới ánh nắng mặt trời giúp tăng nồng độ vitamin D, rất tốt cho xương, tim và tâm trạng của bạn. Thêm vào đó, ở ngoài trời có nghĩa là bạn có nhiều khả năng di chuyển cơ thể hơn là ngồi trước TV hoặc máy tính.
Bạn nên ở ngoài trời, đi dạo, đạp xe nhiều hơn thay vì ngồi trong phòng xem TV, lướt điện thoại (Ảnh: Minh Minh).
Nếu có thể, bạn hãy chọn thiên nhiên thay vì đường phố. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người đi dạo trong không gian xanh ở thành thị sẽ bình tĩnh hơn những người đi bộ ở các khu vực đông đúc.
Giữ thăng bằng
Nếu bạn còn trẻ và năng động, giữ thăng bằng tốt sẽ giúp bạn tránh bị thương. Nếu bạn lớn tuổi hơn, nó sẽ giúp bạn năng động lâu hơn và giảm nguy cơ bị ngã và gãy xương. Bất kể bạn bao nhiêu tuổi, sự cân bằng tốt có nghĩa là trương lực cơ tốt hơn, trái tim khỏe mạnh hơn và sự tự tin hơn.
Yoga và Thái cực quyền là những cách tuyệt vời để rèn luyện điều này, nhưng bất cứ điều gì giúp bạn vận động, thậm chí là đi bộ, đều có thể giúp ích.
Thực hành chánh niệm
Bạn có thể là thiền định hoặc chỉ cần dừng lại để ngửi hoa hồng trên đường đi dạo. Dù bạn làm thế nào, các nghiên cứu cho thấy chánh niệm giúp giảm căng thẳng, giảm đau và cải thiện tâm trạng. Và các nhà khoa học đang bắt đầu hiểu được mối liên hệ.
Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 8 tuần thiền định thường xuyên có thể thay đổi các phần não liên quan đến cảm xúc, khả năng học tập và trí nhớ của bạn.
Một góc Bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng (Ảnh: Mai Hương).
Trước đó, như Dân tríphản ánh, sản phụ K'Hiền, 29 tuổi, dân tộc K'ho, trú xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng nhập viện ngày 15/9 trong tình trạng vỡ ối. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân và thai nhi có dấu hiệu bất thường nên quyết định mổ lấy thai.
Ngày 19/9, chị K'Hiền và bé gái sơ sinh nặng 2,4kg được xuất viện, về nhà.
Đến ngày 21/9, chị K'Hiền nhập Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng cấp cứu trong tình trạng khó thở, phù chi dưới, huyết áp khó đo. Bệnh nhân sau đó rơi vào trạng thái hôn mê, bụng chướng, bầm tím vùng hạ vị, vết mổ dọc giữa bụng căng, tím.
Người thân tổ chức lễ tang cho chị K'Hiền (Ảnh: Minh Hậu).
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội chẩn toàn viện, mổ cấp cứu. Sau mổ, bệnh nhân được theo dõi tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc.
Ngày 26/9, chị K'Hiền hôn mê sâu, được người nhà đưa về quê nhưng sau đó tử vong. Người nhà sản phụ đã làm đơn khiếu nại đến Ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng, yêu cầu làm rõ vụ việc.
Liên quan vụ việc, mới đây, Bộ Y tế mới đây có văn bản đề nghị Sở Y tế chỉ đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng thành lập hội đồng chuyên môn, làm rõ vụ việc.
" alt=""/>Kết luận nguyên nhân sản phụ ở Lâm Đồng tử vong sau sinh mổTại nhiều quốc gia trên thế giới, đánh giá công nghệ y tế nói chung và phân tích tác động ngân sách đã và đang được coi là công cụ quan trọng đối với quá trình thiết lập ưu tiên và hoạch định chính sách y tế (Ảnh: Thúy Huyền).
"Tụt hậu" trong đánh giá công nghệ y tế
Tại hội thảo "Ứng dụng đánh giá công nghệ y tế ở cấp độ bệnh viện: Kinh nghiệm trên thế giới và thực trạng tại Việt Nam" trong 2 ngày 26 - 27/5 tại TPHCM, PGS Trần Thị Trung Chiến - nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế - nhận định, đánh giá công nghệ y tế rất quan trọng trong thực hiện khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân một cách khoa học, ít tốn kém và hiệu quả tốt.
Lĩnh vực công nghệ phát triển ngày càng hiện đại nhưng các giải pháp ứng dụng đánh giá công nghệ trong lĩnh vực y tế của Việt Nam đang đi chậm hơn với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Bà Chiến cho biết, năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định ứng dụng công nghệ và đánh giá công nghệ trong y tế nhưng phải đến năm 2018, Bộ Y tế mới ra quyết định về chuyên đề này. Việc này có chậm nhưng các quyết định của Bộ Y tế đã xây dựng được hành lang pháp lý để hướng dẫn thực hiện công nghệ và đánh giá công nghệ trong các hoạt động của ngành.
Trong rất nhiều lĩnh vực đang được triển khai, nổi bật nhất là giải pháp xây dựng bệnh án điện tử để quản lý sức khỏe của cộng đồng từ khi sinh ra đến khi qua đời. Tuy nhiên, ngành y tế đang đối diện với thách thức về nhân sự chuyên môn, đồng bộ hóa dữ liệu, đầu tư trang thiết bị, lưu trữ dữ liệu lớn (big data)...
Ứng dụng đánh giá công nghệ để giảm chi phí
Nguyên Bộ trưởng Y tế Trần Thị Trung Chiến nhận định, về mặt chuyên môn trong lĩnh vực y tế Việt Nam đã phát triển rất tốt. Chính vì thế, để toàn diện hơn nữa, trong thời đại 4.0, ngành y tế cần tiếp tục chuyển mình mạnh mẽ hơn để phát triển ứng dụng công nghệ và đánh giá công nghệ đạt hiệu quả tốt hơn, phục vụ việc chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển y học nước nhà và hội nhập toàn cầu.
Các chuyên gia phát biểu tham luận tại hội thảo (Ảnh: Thúy Huyền)
Đồng quan điểm, GS Phạm Văn Lình - Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng - bày tỏ, đại dịch COVID-19 vừa qua đã đặt ra nhiều thách thức trong tìm kiếm các giải pháp công nghệ để ứng phó với dịch bệnh, bảo vệ cộng đồng, hạn chế gián đoạn trong hoạt động khám chữa bệnh.
Với những giải pháp ứng dụng công nghệ vào khám chữa bệnh, Việt Nam đang từng bước triển khai áp dụng y tế thông minh nhằm tối ưu hóa hệ thống vận hành.
"Hiện nay, đánh giá công nghệ y tế là giải pháp xây dựng, phát triển và áp dụng các công cụ tối ưu trong việc lựa chọn phương pháp kỹ thuật mới phục vụ chẩn đoán, điều trị, giảm chi phí từ người dân và của nhà nước", GS Phạm Văn Lình chia sẻ.
Các nhà khoa học nước ngoài là GS.TS Yagudina Roza Ismailovna - Trường ĐH Y khoa Quốc gia Sechenov, Liên Bang Nga, ThS Saudamini Vishwanath Dabak - HITAP, Thái Lan, ThS Pwee Keng Ho - Bệnh viện đa khoa Changi, Singapore đã chia sẻ nội dung về ứng dụng đánh giá công nghệ y tế tại các nước.
Nhà khoa học nước ngoài chia sẻ về ứng dụng đánh giá công nghệ y tế (Ảnh: Thúy Huyền).
Theo đó, tại nhiều quốc gia trên thế giới, đánh giá công nghệ y tế nói chung và phân tích tác động ngân sách đã và đang được coi là công cụ quan trọng đối với quá trình thiết lập ưu tiên và hoạch định chính sách y tế, đặc biệt trong việc xây dựng các gói quyền lợi bảo hiểm y tế (BHYT) về thuốc chữa bệnh.
Thông tin về sự cần thiết của đánh giá công nghệ y tế ở cấp độ bệnh viện tại Việt Nam ngay thời điểm này, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thủy - Trưởng Khoa Dược HIU - cho biết, đánh giá công nghệ y tế sẽ góp phần giải bài toán trong bối cảnh nguồn ngân sách hạn chế, chi phí y tế ngày một gia tăng, nhưng vẫn đảm bảo chăm sóc, can thiệp y tế tốt nhất cho người bệnh. Đây không chỉ là vấn đề mà các bệnh viện, ngành y tế quan tâm mà là vấn đề "nóng" của cả xã hội.
Việc này giúp xây dựng chính sách y tế, đặc biệt là xây dựng gói quyền lợi BHYT có những thay đổi mang tính đột phá, ngày càng minh bạch, dựa trên bằng chứng khoa học rõ ràng, bảo đảm lợi ích hài hòa của tất cả các bên liên quan, bảo đảm khả năng chi trả của quỹ BHYT.
" alt=""/>Chi phí y tế tăng: Chuyên gia chỉ cách để người bệnh được hưởng lợi