Tại buổi lễ, UBND tỉnh Đắk Nông công bố các quyết định bổ nhiệm ông Phan Thanh Hải, Phó Giám đốc phụ trách Sở GD - ĐT, giữ chức Giám đốc Sở GD - ĐT tỉnh Đắk Nông.
Bà Nguyễn Thị Thu, Chánh Văn phòng Sở GD - ĐT, giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở GD - ĐT tỉnh Đắk Nông.
Ông Hồ Văn Mười - Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, mong muốn trên cương vị mới, các lãnh đạo này phải nỗ lực, đoàn kết, đồng lòng để cùng tập thể đơn vị thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Nhận quyết định bổ nhiệm, tân giám đốc Sở GD - ĐT tỉnh Đắk Nông hứa sẽ cùng tập thể cán bộ, công chức, viên chức xây dựng cơ quan, đơn vị đoàn kết, thống nhất.
Đến nay, sau một tuần cơn lũ đi qua, các giáo viên đang phải tiếp tục sắp xếp, dọn vệ sinh để sớm đón học sinh trở lại trường.
Cô Sầm Thị Huyền, Hiệu trường Mầm non Châu Thắng, chia sẻ: “Khi nước lũ vừa rút, bùn đất ngập khắp cả sân trường, toàn bộ cơ sở vật chất (tivi, loa, đồ dùng học tập...) hư hỏng nặng. Nhà trường đang tập trung xử lý nguồn nước, vệ sinh, khử khuẩn lại sạch sẽ, dự kiến đầu tuần tới mới có thể đón học sinh trở lại trường”.
Trận mưa lũ cũng khiến Trường Tiểu học xã Châu Thắng bị tàn phá nặng nề, khung cảnh tan hoang, bùn đất phủ đầy sân trường dày hơn 0,5m.
Cô Trần Thị Hằng, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết toàn bộ hồ sơ, sách vở của hơn 300 học sinh, các thiết bị dạy học như tivi, loa đài, tranh ảnh... phục vụ công tác dạy học bị hỏng toàn bộ. Tổng thiệt hại ước tính hơn 4 tỷ đồng. Nhà trường đang nỗ lực khắc phục để các em trở lại trường trong tuần này.
Nhiều điểm trường mầm non, tiểu học ở các xã Châu Hạnh, Châu Tiến, thị trấn Tân Lạc... cũng bị ngập sâu. Toàn bộ sách vở, đồ dùng học tập bị thiệt hại. Mặc dù hôm nay, các trường đã đón học sinh trở lại nhưng việc thiếu sách vở khiến công tác dạy, học gặp rất nhiều khó khăn.
“Tiền sách vở còn trả chưa xong”
Sau lũ rút, em Lương Thị Thủy (học sinh lớp 10C11, Trường THPT Quỳ Châu) cùng bạn bè tập trung về dãy nhà trọ để dọn dẹp đồ đạc, bùn đất. Hơn một tháng trước, em Thủy đến thuê nhà trọ gần trường để thuận lợi cho việc đi học. Bố mẹ đi làm ăn xa nên mọi việc học tập, ăn ở em phải tự lo liệu.
Dọn dẹp đống sách vở mới mua lấm lem bùn đất sau khi lũ rút, Thủy buồn bã cho biết: “Mực nước lên quá nhanh khiến em và các bạn trở tay không kịp. Mọi người cùng nhau di tản lên khu vực trường học để tạm trú, còn toàn bộ đồ đạc, sách vở không kịp chuyển lên nơi cao ráo. Tiền sách vở, đồ dùng em mới mua đến cả triệu đồng còn trả chưa xong nay lại bị hư hỏng”.
Mấy ngày mưa lũ vừa, nhà học đa năng của Trường THPT Quỳ Châu trở thành nơi tá túc tạm thời cho rất nhiều học sinh bị ngập lụt. Có em được bố mẹ đón về nhà, còn nhiều em ở lại, tìm cho mình những căn phòng trọ mới để học tập. Sách vở, đồ dùng bị cuốn trôi, hư hỏng khiến các em gặp khó khăn, chưa có điều kiện để sắm sửa lại.
“Kể từ năm 2007 đến nay mới lại có một trận lũ khủng khiếp đến vậy. Thương nhất là sách vở, đồ đạc của học sinh bị ngập nước hư hỏng hết”, chủ dãy trọ bà Nguyễn Thị Vinh (SN 1945, trú khối 4, thị trấn Tân Lạc) nói.
Theo thống kê của công đoàn Trường THPT Quỳ Châu, sau trận lũ ngày 27/9, hơn 200 em chịu thiệt hại nặng; 287 em bị mất toàn bộ sách vở, quần áo, đồ dùng cá nhân. Ngoài ra, các em còn bị mất 7 xe máy điện, 72 quạt điện, 96 bếp gas và 7 điện thoại...
“Toàn trường có gần 300 học sinh đang ở trọ nhiều khu vực khác nhau. Đợt mưa lũ vừa qua khiến sách vở, đồ áo, tư trang của em đa phần bị hư hỏng. Nhà trường đang kêu gọi, vận động các đơn vị, tổ chức, cá nhân... hỗ trợ sách vở, quần áo để các em ổn định lại công việc học tập”, thầy Cao Thanh Lưu, Hiệu trưởng Trường THPT Quỳ Châu chia sẻ.
Đợt mưa lũ vừa qua, toàn tỉnh Nghệ An có 117 trường học bị ngập nước. Tại huyện Quỳ Châu có 7 trường bị ngập sâu trong nước, gây thiệt hại nặng. Một số phòng học, nhà chức năng bị sập trần, tốc mái; có 1.055 mét tường rào bị đổ sập; 189 tủ đựng thiết bị, đồ dùng và 351 bộ thiết bị bị hư hỏng không thể khắc phục. 2.380 bộ bàn ghế học sinh và giáo viên bị chìm trong nước, 2.563 bộ sách giáo khoa, tài liệu học tập bị hư hỏng; 106 bộ máy vi tính và các tài sản khác như tivi, tủ lạnh, máy bơm nước, hệ thống điện và quạt điện…bị ngập nước. Ước tính thiệt hại về tài sản và trang thiết bị trường học trên địa bàn này khoảng 22 tỷ đồng. |
Để tạo không khí học tập tốt hơn cho học sinh và nâng cao tinh thần, chất lượng giảng dạy của giáo viên. Tôi đề xuất tăng lương cho giáo viên để phù hợp với tình hình thực tế. Hiện tại, nhà trường gặp khó khăn về tài chính, do đó mỗi học sinh nộp 200 NDT để hỗ trợ tăng thu nhập cho giáo viên. Rất mong các phụ huynh thông tin cho nhau.
Các giáo viên đã làm việc chăm chỉ suốt thời gian qua để con chúng ta học tập tốt. Vì tương lai các con, tôi hy vọng phụ huynh cùng chung tay".
Chia sẻ trên mạng xã hội, một phụ huynh khác cho biết, trường mở lớp dạy thêm miễn phí cho học sinh khối 12 vào tối thứ 6, 7. Tuy nhiên, nhà trường đang gặp khó khăn về tài chính, nên không thể trả lương cho giáo viên những giờ dạy thêm. Nhận được thông báo này, nhiều phụ huynh bất bình vì phải đóng thêm phí 'bồi dưỡng' cho giáo viên.
Trước nhiều phản ứng trái chiều trong nhóm chung, đại diện hội phụ huynh mong các bố mẹ sẽ hiểu, tiếp tục ủng hộ và đồng hành cùng nhà trường thời gian tới.
Sau thông báo này, một bộ phận phụ huynh đồng cảm với khó khăn của trường. Họ để lại tin nhắn: "Tôi đồng ý". Số còn lại phản kháng mạnh trên mạng xã hội vì không muốn đóng học phí sau thông báo nộp 200 NDT của đại diện hội phụ huynh.
Liên quan vấn đề này, chiều 20/11, đại diện Trường Trung học Trường An 7, cho biết: "Nhà trường không yêu cầu mỗi gia đình đóng 200 NDT để hỗ trợ lương giáo viên. Đây là ý kiến của đại diện hội phụ huynh chủ động đề xuất, nhưng nhà trường không chấp nhận".
Chia sẻ với truyền thông, Phòng Giáo dục và Thể thao quận cho biết: "Chúng tôi đã nắm được thông tin sự việc và đang trong quá trình xác minh. Hiện chưa có kết quả cụ thể".
Xoay quanh vụ việc này, phần lớn mọi người cho rằng phản hồi của trường không hợp lý. Căn cứ vào tin nhắn cho thấy, Trường Trung học Trường An 7 yêu cầu đại diện hội phụ huynh truyền đạt lại ý kiến cá nhân trong buổi họp cho cha mẹ học sinh khối 12. Họ cho rằng, nếu trường không đồng ý, tại sao yêu cầu người này thông báo nội dung cuộc họp khẩn vào nhóm chung.
Theo The Paper