Theo ông Chu Văn Bình, Chủ tịch Công đoàn ngành TT&TT Việt Nam, năm 2022, mặc dù bị ảnh hưởng Covid-19 trong những tháng đầu năm, các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và nhiệm vụ chính trị được giao. Kết quả triển khai Chương trình “01 triệu sáng kiến nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19”, do Tổng Liên đoàn phát động là minh chứng cụ thể.
Kết thúc giai đoạn 1 chương trình, các đơn vị thuộc Công đoàn TT&TT Việt Nam đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đăng ký với 3.100 sáng kiến được công nhận, tổng giá trị làm lợi ước đạt hơn 1.000 tỷ. Công đoàn TT&TT Việt Nam đã triển khai giai đoạn 2 với quyết tâm đạt mức 5.000 sáng kiến theo chỉ tiêu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giao.
“Tổng kết phong trào thi đua năm 2022, các tập thể và cá nhân thuộc công đoàn các cấp đã nhận được 13 cờ thi đua, 94 bằng khen của Tổng Liên đoàn, 80 cờ thi đua và 1551 bằng khen của Công đoàn TT&TT Việt Nam”, ông Chu Văn Bình nói.
Thay mặt Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ TT&TT, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long ghi nhận và đánh giá cao phong trào công nhân viên chức và hoạt động của Công đoàn TT&TT Việt Nam những năm qua. Các phong trào thi đua do Công đoàn phát động đã phát huy được tài năng, trí tuệ, xuất hiện nhiều tập thể xuất sắc, nhiều chiến sỹ thi đua, nhiều điển hình tiên tiến.
Theo Thứ trưởng Phạm Đức Long, “Trung thành - Dũng cảm - Tận tụy - Sáng tạo - Nghĩa tình”, 10 chữ vàng truyền thống của ngành TT&TT được tạo nên từ chính sự đóng góp quý báu, sự hy sinh của mỗi cán bộ, công nhân viên chức lao động.
“Chỉ có lòng yêu ngành, yêu nghề và tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, với Đảng, với nhân dân, chúng ta mới làm được những truyền thống như vậy. Đó cũng chính là động lực mạnh mẽ nhất để giúp chúng ta thi đua hành động vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, Thứ trưởng Phạm Đức Long nói.
Các phong trào thi đua được nhiều thế hệ công nhân, viên chức, lao động, đoàn viên Công đoàn ngành TT&TT hưởng ứng tham gia. Đó cũng chính là những giá trị truyền thống tốt đẹp, có ý nghĩa sâu sắc được các thế hệ người lao động, đoàn viên gìn giữ, tiếp nối, phát huy để đem lại sự phát triển mạnh mẽ của ngành TT&TT ngày hôm nay.
Trong năm 2023, lãnh đạo Bộ TT&TT yêu cầu Công đoàn ngành TT&TT tiếp tục tổ chức các phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, có chiều sâu, hướng về cơ sở, gắn với các nhiệm vụ chính trị ở từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đặc biệt là phong trào thi đua triển khai chuyển đổi số.
Lãnh đạo Bộ TT&TT mong muốn đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động phát huy truyền thống của Ngành, thường xuyên học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Các đoàn viên cần hưởng ứng, tham gia đầy đủ các phong trào thi đua được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ TT&TT, Công đoàn TT&TT Việt Nam tổ chức, phát động, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, chương trình công tác, kế hoạch sản xuất kinh doanh của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp năm 2023 và các năm tiếp theo.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang Nguyễn Thành Diệu đề nghị, cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh ghi nhận, tổng hợp ý kiến, giải pháp xác đáng, phù hợp tình hình thực tiễn đơn vị, địa phương để tiếp tục tham mưu Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chương trình, kế hoạch, chính sách hỗ trợ, định hướng kịp thời cho doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân trên địa bàn tỉnh nhằm đẩy mạnh triển khai, áp dụng chuyển đổi số vào các hoạt động, giúp tăng năng suất, hiệu quả.
Địa phương mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, đồng hành từ Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh cung cấp nền tảng số, giải pháp số để địa phương có bước phát triển đột phá về chuyển đổi số trong thời gian tới cũng như đạt mục tiêu theo Nghị quyết số 08-NQ/TU của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Tiền Giang đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 đã đề ra.
Tỉnh cũng đồng thời mong muốn các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh chủ động và đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng công nghệ số vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiếp thị sản phẩm, hàng hóa, đặc biệt là mặt hàng nông sản mang thương hiệu của Tiền Giang.
Trước đó, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, tỉnh Tiền Giang tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh phát triển kinh tế số và xã hội số giai đoạn 2022 - 2025.
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tiền Giang Trần Văn Dũng cho biết, đơn vị đã xây dựng và triển khai đồng bộ kế hoạch chuyển đổi số, phát triển kinh tế số ở các cấp, các ngành nhằm thúc đẩy phong trào chuyển đổi số trên diện rộng, hướng đến đạt hiệu quả thiết thực trong đời sống xã hội.
Ngoài ra, tỉnh tập trung thúc đẩy các hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp; có chính sách thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ số đầu tư phát triển tại địa phương; ưu tiên trên các lĩnh vực thương mại điện tử, giáo dục, du lịch, y tế,…
Tính đến tháng 6 năm 2023, Tiền Giang có 491 doanh nghiệp công nghệ số đăng ký kinh doanh thuộc lĩnh vực bán máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm, thiết bị viễn thông, lắp ráp, cài đặt, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì máy tính, laptop; tư vấn công nghệ thông tin như thiết kế, thi công hệ thống mạng, máy in, máy fax…
Về doanh nghiệp phần cứng điện tử, có 25 doanh nghiệp đăng ký loại hình sản xuất máy vi tính, thiết bị ngoại vi của máy vi tính, linh kiện điện tử…
Các doanh nghiệp công nghệ số ở tỉnh chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực buôn bán các sản phẩm công nghệ thông tin (máy tính, máy in, các linh kiện điện tử…), cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin với quy mô vừa và nhỏ như Viettel Tiền Giang - Chi Nhánh Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội; VNPT Tiền Giang; Công ty Viễn thông FPT chi nhánh Tiền Giang…
Mạnh Hưng và nhóm PV, BTV" alt=""/>Tăng tốc chuyển đổi số cho doanh nghiệp tỉnh Tiền Giang