Video: Bàn thắng gỡ hòa của Công PhượngChiến thắng trước đội tuyển Jordan và giành tấm vé bước vào tứ kết Asian Cup 2019, các cầu thủ Việt Nam khiến hàng triệu người hâm mộ có một đêm mất ngủ.
Tại TP.HCM, từ chiều 20/1, những cổ động viên cuồng nhiệt đã tập trung tại các điểm công cộng để cổ vũ cho đội tuyển nước nhà.
Giữa hàng trăm cổ động viên ở Nhà Văn hóa Thanh niên (Quận 1), một người đàn ông trên người đeo rất nhiều vàng khiến người dân phải chú ý.
 |
Cổ động viên đeo rất nhiều vàng chăm chú theo dõi trận đấu. Một vệ sĩ ngồi cùng vừa xem vừa nâng vàng cho chủ nhân. Ảnh: Quốc Anh |
Anh là Trần Ngọc Phúc (36 tuổi, Quận 12). Người đàn ông này đeo rất nhiều vàng trên cổ và hai tay đến xem bóng đá cùng người hâm mộ. Trước đó, tại các trận tranh tài của đội tuyển Việt Nam, anh cũng hào hứng xuống đường cổ vũ.
 |
Vệ sĩ và anh Phúc ôm nhau mừng bàn thắng của tuyển Việt Nam. Ảnh: Đức Vũ |
 |
Ảnh: Quốc Anh |
 |
Ảnh:Quốc Anh |

|
Phất cờ chúc mừng đội tuyển. Ảnh: Quốc Anh |
 |
Trước đó, trong giờ giải lao giữa trận, vệ sĩ tháp tùng anh Phúc đi xin chữ. Ảnh: Quốc Anh |
Chia sẻ trên một tờ báo mạng, anh Phúc từng cho hay, số vàng anh mang trên người có khối lượng hơn 13kg vàng, trị giá hơn 13 tỷ đồng. Trong đó, dây chuyền nặng hơn 6kg, 4 chiếc nhẫn mỗi chiếc khoảng 1/2kg, 2 vòng vàng đeo tay hơn 3kg...
Anh cho biết, lý do mình đeo số vàng trên là do được thầy phong thủy khuyên đeo vàng tốt cho sức khoẻ, tài lộc và gặp may mắn...
 |
Anh cũng từng xuống đường ăn mừng khi đội tuyển giành tấm vé vào chung kết AFF Cup 2018. Ảnh: Văn Châu |
Người đàn ông này bắt đầu đeo vàng từ 5 năm trước. Trừ lúc đi ngủ và đi tắm, hầu như thời gian nào anh cũng đeo số vàng "khủng" này trên người.

Thanh niên Sài Gòn đeo chục cây vàng đi xem bóng đá
Sau chiến thắng của đội tuyển Việt Nam tại trận bán kết lượt về trước đội tuyển Philippines trên sân vận động Mỹ Đình, cổ động viên cả nước ùa ra đường ăn mừng.
" alt=""/>Người đàn ông đeo 13 kg vàng đưa vệ sĩ ra phố cổ vũ tuyển Việt Nam
Chuột đồng đang trở thành nguồn thu nhập quý giá cho những người dân nghèo vốn phải vật lộn kiếm sống nhờ công việc tại các vườn trà nổi tiếng ở Assam. Giờ đây, vào những tháng mùa đông, người ta lại có thêm nghề mới – tới các cánh đồng lúa để bẫy chuột bán. |
Người dân bày bán thịt chuột ở phiên chợ cuối tuần |
Chuột đồng là một trong những loài gặm nhấm đang chiếm số lượng lớn trong các cánh đồng ở làng Kumarikata, bang Assam, Ấn Độ. Chúng được lột da, chế biến sẵn để bày bán trong ngày chợ phiên cuối tuần. Tại đây, thịt chuột còn phổ biến hơn cả thịt lợn, thịt gà, được xem làm thực phẩm truyền thống của một số dân tộc thiểu số vùng đông bắc Ấn Độ.
 |
Nhờ chuột đồng đã giúp những người dân nghèo cải thiện đời sống |
Một kg thịt chuột được bày bán với giá khoảng 200 rupee (65.000 đồng), được người địa phương ưa chuộng. Chúng thường được các bà nội trợ nấu với nước sốt cay để làm món ăn dịp cuối tuần.
Một người dân trong vùng cho biết, những năm gần đây, lượng chuột đồng lại tăng đột biến, nên nhiều người bắt đầu bẫy chuột bán. Samba Soren, một người bán chuột ở Kumarikata, chia sẻ với AFP: “Chúng tôi bẫy chuột trên cánh đồng khi chúng tới ăn thóc của người dân”. Thông thường, họ sẽ bẫy tre trước hang. Về đêm, khi chuột ra ngoài kiếm ăn sẽ sập bẫy. Mỗi đêm, một người có thể bẫy từ 10-20kg chuột.

Chợ phiên độc đáo ở vùng cao hút khách du lịch
Chợ phiên vùng núi phía bắc Việt Nam luôn là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong, ngoài nước nhờ sự độc đáo, đa dạng văn hóa các dân tộc...
" alt=""/>Đến khu chợ chuyên bán món “đặc sản” thịt chuột
.</p><table class=)
 |
|
Madhumala Chattopadhyay đã dẫn đầu một đoàn thám hiểm với mục tiêu tiếp cận với bộ lạc này và tìm hiểu cuộc sống của những con người cô lập nhất trên thế giới. Đây là một bộ tộc nổi tiếng nguy hiểm và hiếu chiến.
Trong một cuộc phỏng vấn sau đó, Madhumala đã giải thích rằng: “Trong 6 năm nghiên cứu và khám phá các bộ tộc nằm trên quần đảo Andaman này, chưa từng có bất cứ người đàn ông nào cư xử không đúng mực với tôi.
Họ có thể còn nguyên thuỷ về những thành tựu công nghệ, nhưng về mặt xã hội, họ đã vượt xa chúng ta”.
Ngoài Sentinel, trên quần đảo Andaman còn có các bộ tộc như Onge, Shompen và Jarawa. Mặc dù họ sống tương đối gần nhau, nhưng sự giao tiếp của họ với thế giới hiện đại thì lại rất khác nhau.
Jarawa được biết đến là một trong những bộ tộc văn minh nhất trong số đó, nhưng Sentinel lại được coi là bộ tộc nguy hiểm và biệt lập nhất.
Do những nỗ lực kết nối với họ thất bại, Chính phủ Ấn Độ đã quyết định cứ để họ sống như cách họ muốn.
Hiện nay, việc tới thăm hòn đảo này được cho là sẽ gây nguy hiểm cho các thành viên của bộ tộc, bởi vì du khách có thể mang tới những vi khuẩn gây bệnh mà họ không hề miễn dịch.
Mới đây, các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về cái chết của một nhà truyền giáo trẻ tên là John Chau - người đã cố gắng bước chân vào lãnh thổ của người Sentinel.
Sự kiện này lại một lần nữa chứng minh rằng người Sentinel ở đây không phải để kết bạn.
Lịch sử từng ghi nhận chuyến thám hiểm thành công tới đảo Andaman của nhà thám hiểm Pandit, nhưng ít người biết đến những thành công đáng kinh ngạc của nhà thám hiểm nữ Madhumala Chattopadhyay.
Năm 12 tuổi, Madhumala đã quyết tâm sẽ gặp được những bộ tộc nguyên thuỷ nhất. Sau khi hoàn thành cấp phổ thông với vị trí đứng đầu lớp, cô bắt đầu học ngành Nhân chủng học tại ĐH Calcutta.
Sau đó, cô giải thích với bố mẹ rằng việc học Nhân chủng học là “tấm hộ chiếu để đến với bộ tộc Onge” - một bộ tộc nằm trên quần đảo Andaman.
 |
Madhumala ném nhiều dừa hơn xuống nước, rồi cô nhanh chóng nhảy xuống nước cùng người Sentinel. |
Madhumala là một trong số ít người có thể làm bạn với người Sentinel. Bí quyết của cô là những quả dừa.
Ngay lúc con thuyền chạm đến lãnh thổ của người Sentinel, tất cả mọi người trong nhóm bắt đầu ném ra những quả dừa để cho thấy họ đến trong hòa bình. Bằng cách đó, nhóm đã không mất nhiều thời gian để tới gần bộ tộc này hơn, thậm chí họ còn bắt đầu ra nhặt dừa.
Ngay sau đó, Madhumala ném nhiều dừa hơn xuống nước, rồi cô nhanh chóng nhảy xuống nước cùng người Sentinel.
Cho tới hôm nay, đây vẫn được coi là một trong số ít những kết nối thành công với bộ tộc này. Người ta tin rằng sự hiện diện của một người phụ nữ chính là chìa khóa cho thành công.
Sau đó, Madhumala còn gặp lại người Sentinel một lần nữa và lần này thậm chí họ còn tỏ ra thân thiện hơn bằng cách leo lên thuyền để nhặt dừa.
 |
Madhumala bế một em bé của bộ tộc Jarawa |
Năm 1991, Madhumala thực hiện một chuyến thám hiểm khác và là người phụ nữ duy nhất từ thế giới bên ngoài tới thăm bộ tộc Jarawa.
Để không khiến họ cảm thấy sợ hãi, lúc đầu cô ở nguyên trên thuyền, nhưng ngay sau đó những người phụ nữ của bộ tộc đã chú ý tới cô. Họ bắt đầu hét lên “Milale chera” – tức là “bạn bè đang tới”. Họ nhảy một điệu để thể hiện niềm vui khi nhìn thấy một người phụ nữ trong đoàn.
Sau khi một người phụ nữ của bộ tộc tiếp cận Madhumala, họ bắt đầu kiểm tra tóc và da cô. Để thể hiện thiện chí và tình bạn, Madhumala đã ôm một người phụ nữ của bộ tộc và họ tỏ ra rất vui mừng vì điều đó. Lúc ấy, không ai trong đoàn biết được cô sẽ có hành động bất ngờ này.
Jarawa là một trong những bộ tộc thân thiện nhất, vì thế người phụ nữ nhanh chóng chấp nhận Madhumala, thậm chí còn cho cô bế con và giúp họ một số việc vặt.
Nhà nhân chủng học này cũng là người duy nhất được mời vào bên trong túp lều và ăn chung cùng họ. Madhumala sau đó cũng trở thành bác sĩ của bộ tộc, giúp đỡ những người bị thương.
Mặc dù Madhumala là người đã thực hiện những bước tiến triển lớn trong việc liên hệ với những bộ lạc biệt lập và độc nhất trên thế giới, nhưng ngày nay có rất ít người coi bà là một trong những nhà nhân chủng học xuất sắc.
Bà hiện đang làm việc trong một Bộ của Chính phủ Ấn Độ, chuyên xử lý các hồ sơ. Chỉ số ít người biết tới tác động thực sự của bà trong việc kết nối bộ tộc Sentinel và Jarawa với thế giới bên ngoài.
Huy Khánh (Theo Bored Panda)

Bộ tộc người lùn kỳ bí sống trong rừng rậm châu Phi
Thế giới của người lùn gắn liền với những khu rừng rậm nhiệt đới không một ánh điện. Họ sống bằng nghề săn bắn, hái lượm trong những ngôi nhà vòm làm bằng lá chuối, lá cọ hàng thiên niên kỷ nay.
" alt=""/>Bí mật của người phụ nữ tiếp cận với bộ tộc nguy hiểm nhất thế giới