Bà ngồi tựa lưng vào chiếc ghế đá bên ngoài một quán cà phê dọc theo chung cư Trần Văn Kiểu (P. 14, Q. 10, TP.HCM). Nét mặt bà tươi tắn. Nhiều người đi ngang trêu bà: 'Hôm nay đắt khách lắm hay sao mà bà vui thế?'. Bà đưa xấp vé số trên tay, 'Còn bao nhiêu đây nè. Đi một chút nữa là hết thôi ...'. |
Bà Nguyễn Thị Thay, 80 tuổi hiện sống ở hành lang chung cư. |
Bà cụ bán vé số, sống ở hành lang chung cư
Bà tên Nguyễn Thị Thay, năm nay tròn 80 tuổi. Bà là người gốc Huế. Xa xứ đã nhiều năm nhưng giọng nói của bà vẫn còn phảng phất tiếng địa phương.
'Hơn nửa tháng nghỉ bán vì Covid-19, bà có buồn lắm không?', chúng tôi hỏi. Bà nói: 'Mỗi ngày, tôi lấy vé số từ lúc 4 giờ chiều rồi để đó đến 3 giờ sáng hôm sau mới dậy sớm đi bán. Những ngày không có vé số, tôi cũng vẫn đi. 3 giờ sáng, tôi xuống đường đến những nơi hàng ngày tôi rảo tới để nhìn, để san sẻ, chan hòa tình cảm với mọi người. Có vậy tôi mới sống được vui chứ anh'.
Bà kể, những ngày nghỉ bán vì dịch, bà được rất nhiều người giúp đỡ. Dù không nhiều, khi vài chục ngàn, lúc một hộp cơm, chai nước nhưng cũng đủ để bà sống một cách vui vẻ. Điều ít ai ngờ được là tuy bà rất nghèo nhưng khi gặp những mảnh đời cơ nhỡ hơn, bà sẵn lòng giúp đỡ.
Bà con nơi đây cho biết, những ngày nghỉ dịch, bà không hề than vãn, không hề buồn bực mà ngược lại, bà còn san sẻ cho những người bạn cùng bán vé số như mình khi thì một chút tiền, khi một chút cơm.
 |
Bà con luôn mua ủng hộ bà. |
Thiện tâm của bà cụ
Sau một thời gian nghỉ, những ngày đầu đi bán lại vé số, người dân ủng hộ bà rất nhiệt tình. Nhờ vậy mà mấy ngày nay bà bán hết sớm.
Chúng tôi hỏi thăm về bà. Bà dịu giọng: Tôi sinh ra và lớn lên ở Huế. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, những năm đầu của thập niên 1960 tôi tình cờ gặp được ông nhà tôi từ Sài Gòn ra theo học trường Nông Lâm Súc Huế. Sau đó, chúng tôi đưa nhau vào nam chung sống.
Chúng tôi sống với nhau nhiều năm không có con. Năm 1966 chúng tôi xin một đứa con nuôi cho vui cửa vui nhà. Cuộc sống cứ thế êm đềm trôi qua đến năm 1982 bất ngờ ông nhà tôi qua đời sau một tai nạn trong lúc làm việc ở Bình Dương.
Tôi và đứa con nuôi cứ thế mà sống. Tôi vào làm công nhân cho Công ty xe khách liên tỉnh Miền Đông. Nhờ vậy tôi nuôi được con và cho con đi học đến hết lớp 3. Sau đó, nó theo học nghề thợ cơ khí được vài năm ra nghề làm việc có được đồng ra đồng vô. Năm 1987, do bệnh nhiều nên tôi nghỉ việc và sau đó bắt đầu sống bằng nghề vé số đến giờ.
Năm 1990, tôi mua được căn nhà ở quận Tân Phú với giá 1,3 lượng vàng. Hai mẹ con về đó chung sống. Trong một lần đi nhậu với bạn bè, con quen một cô gái rồi cô gái đó mang thai nên đưa về chung sống.
Một thời gian sau, chúng bán mất căn nhà của tôi rồi cao chạy xa bay, không bao giờ về thăm tôi nữa. Nhưng thôi, tôi cũng không buồn phiền gì nữa, coi như mình không còn duyên nợ với con thôi.
Giờ đây, mỗi ngày tôi vẫn có đủ 3 bữa ăn dù mỗi bữa chỉ 10.000đ. Quần áo, tắm giặt có người giao cho chìa khóa muốn sử dụng lúc nào cũng được. Tại nơi đây, mặc dù nằm ngoài hành lang nhưng anh thấy đó, tôi vẫn có đèn có quạt mà những thứ này là do tấm lòng của bà con.
Mỗi ngày tôi có thể kiếm được 100.000đ nhờ vào vé số. Chi phí cho sinh hoạt nếu còn dư tôi san sẻ cho nhiều người cùng cảnh ngộ. Tôi không màng gì hết, chỉ giữ cho mình chút thanh thản, niềm vui tươi để sống trọn cuộc đời. Già rồi cũng không còn lâu đâu, anh nhỉ?'.
Ông Nguyễn Văn Huệ, Tổ trưởng tổ dân phố 73, khu 1 chung cư Trần Văn Kiểu xác nhận điều kiện khó khăn và đơn chiếc của bà. Ông cho biết, trước bà ở tầng 2 với một người bà con xa nhưng sau đó bà xuống hành lang tầng trệt nằm ngủ.
Bà con cư dân phản ánh nên bà phải lên đây - khu vực hành lang trước nhà ông Huệ và ông cũng đã giúp bà đèn, quạt. Nhiều lần ông Huệ đề nghị đưa bà vào viện dưỡng lão nhưng bà không đồng ý.
Ông Huệ xác nhận, hiện nay bà sống bằng sự đùm bọc thương yêu của bà con quanh chung cư. 'Bà bệnh, bà con mua thuốc cho bà, bị bệnh nặng thì bà con sẽ đưa vào bệnh viện và nếu đến một ngày nào đó bà ra đi thì cả cộng đồng sẽ chung tay lo cho bà thôi', ông Huệ nói.

Người bán vé số mù viết thư động viên đồng nghiệp giữa mùa dịch
Anh Thương cho biết, những ngày qua, dù không có thu nhập, nhưng vợ chồng anh nhận được nhiều sự giúp đỡ, đặc biệt là khoản hỗ trợ 50 ngàn đồng/ngày.
" alt=""/>Hành xử đáng quý của cụ bà 80 tuổi ngày bán vé số, tối ngủ hành lang
Người ta cứ hay gán ghép vị tha, bao dung cho đức tính của mỗi người phụ nữ. Thực tế, trong cuộc sống chung, ai cũng phải biết vị tha và bao dung với người bạn đời của mình, dù là đàn ông hay đàn bà. Vị tha ngay trong những điều nhỏ nhặt nhất của cuộc sống thường ngày. |
Hôn nhân hạnh phúc là biết chấp nhận các mặt tốt xấu của nhau. Ảnh minh họa |
Khi yêu nhau, bên cạnh tâm lý muốn thay đổi đối phương của một số ít, rất nhiều người mù quáng, chấp nhận tất cả hoặc thi vị hóa thói xấu của đối phương. Tệ hơn nữa là những điểm yếu thường bị giấu kín, hoặc khỏa lấp đi vì hai người ít va chạm. Những khi đôi lứa gặp nhau thường là có sự chuẩn bị kỹ càng, từ vẻ ngoài trau chuốt đến tâm lý ổn định, vui vẻ. Điều này khiến cho hình ảnh giữa hai người với nhau thật đẹp.
Thế nhưng, cuộc sống gia đình dường như là mặt trái. Những thói xấu, những tính nết khó chịu bắt đầu bộc lộ. Bởi ai cũng muốn được thoải mái trong ngôi nhà của mình. Chính vì thế, biểu hiện đầu tiên của vị tha chính là phải tỉnh táo. Tỉnh dậy sau một thời gian dài "ngủ say" trên tình yêu lãng mạn, chính là thái độ biết chấp nhận nhau, không chỉ ở mặt phải mà còn mặt trái.
Vị tha và bao dung không phải là âm thầm chịu đựng đối phương, mà là nói cho nhau nghe về cảm xúc, suy nghĩ, từ đó tìm cách giải quyết. Như vậy vấn đề sẽ trở nên dễ dàng và cả hai sẽ không bị ức chế, dẫn đến sự bùng nổ xung đột cho cuộc hôn nhân.
 |
Trong đường đời dài dằng dặc, có thể có những lúc bạn hay bạn đời lạc lối. Ảnh minh họa |
Trong đường đời dài dằng dặc, có thể có những lúc bạn hay bạn đời lạc lối. Khi cảm thấy không thể xa nhau được thì cách tốt nhất là tha thứ cho nhau. Tuy nhiên, lòng vị tha của bạn sẽ trở nên "công cốc" nếu bạn cứ giữ khư khư trong lòng những sai lầm của bạn đời như cái dằm dưới da thi thoảng trồi lên khiến bạn nhói đau.
Một mô-tuýp tan vỡ đó là người vợ/chồng có thể tha thứ cho sai lầm của chồng/vợ, nhưng cô ấy/anh ấy không quên được sai lầm đó, nên hễ có chuyện gì gợi nhớ đến là lại nói bóng gió, hoặc chì chiết chồng/vợ, chỉ để thỏa mãn cơn giận của bản thân, và kết quả là người chồng/vợ không thể chịu đựng nổi. Thế là chia tay, đường ai nấy đi.
Có một nguyên tắc tất yếu nữa của lòng vị tha là "sự bí mật". Khi bạn đã tha thứ hoặc giải quyết được mâu thuẫn, hãy giữ nó như bí mật của hai người, để bảo toàn lòng tự trọng của đối phương. Nếu bạn bô bô đi khoe sự vị tha của bản thân thì chẳng khác nào bạn đang rêu rao lỗi lầm của người bạn đời của bạn.

Những vùng cấm trong hôn nhân nếu phạm phải sẽ phá hỏng hạnh phúc
Nếu không chạm vào những 'vùng cấm' này, hôn nhân của bạn sẽ ít xáo trộn nhất! Hai bạn sẽ sống với niềm hạnh phúc trong sự bình yên.
" alt=""/>Hôn nhân mà thiếu điều này thì chắc chắn sẽ ly hôn