Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà (ngoài cùng bên phải) và các đại biểu bấm nút biểu quyết ở Quốc hội sáng 29/6. (Ảnh: quochoi.vn)
Theo đó, thực hiện đầy đủ 2 nội dung cải cách tiền lương khu vực doanh nghiệp theo đúng Nghị quyết số 27, gồm: điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động (tăng bình quân 6% áp dụng từ ngày 1/7/2024); quy định cơ chế tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước (áp dụng từ ngày 1/1/2025).
Tán thành với đề xuất thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27 trong khu vực công theo lộ trình, từng bước, thận trọng, chắc chắn, bảo đảm tính khả thi và góp phần nâng cao đời sống người hưởng lương, Quốc hội giao Chính phủ thực hiện các nội dung đã rõ, đủ điều kiện để thực hiện, gồm: hoàn thiện chế độ nâng lương; bổ sung chế độ tiền thưởng; quy định nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương; hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập.
"Điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) từ ngày 1/7/2024", nghị quyết nêu rõ.
Đối với các cơ quan, đơn vị đang được áp dụng các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở Trung ương, Quốc hội yêu cầu Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát toàn bộ khung khổ pháp lý để trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định việc sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị đang được thực hiện cho phù hợp trước ngày 31/12.
Bên cạnh đó, thực hiện bảo lưu phần chênh lệch giữa tiền lương và thu nhập tăng thêm tháng 6 năm 2024 của cán bộ, công chức, viên chức với tiền lương từ ngày 1/7 sau khi sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù.
Quốc hội lưu ý, trong thời gian chưa sửa đổi, bãi bỏ thì thực hiện như sau: từ ngày 1/7, mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 6 năm 2024 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc).
Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm từ ngày 1/7 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung.
Quốc hội cũng đồng ý tăng 15% lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hiện hưởng. Người đang hưởng lương hưu trước năm 1995 nếu sau khi điều chỉnh mà có mức hưởng thấp hơn 3,2 triệu đồng mỗi tháng thì điều chỉnh tăng 300.000 đồng/tháng; người có mức hưởng từ 3,2 đến dưới 3,5 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh để bằng 3,5 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, trợ cấp ưu đãi người có công theo mức chuẩn cũng tăng 35,7% từ 2,055 triệu lên 2,789 triệu đồng/tháng. Mức này giữ nguyên tương quan hiện hưởng các mức trợ cấp ưu đãi người có công so với mức chuẩn trợ cấp. Chuẩn trợ giúp xã hội tăng 38,9%, từ 360.000 lên 500.000 đồng/tháng; lương tối thiểu vùng tăng bình quân 6% áp dụng từ 1/7.
Quốc hội yêu cầu Chính phủ báo cáo Quốc hội việc thực hiện khoản này tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Cũng theo nghị quyết, Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quy định tiền lương, chế độ chính sách đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khác thuộc Văn phòng Quốc hội và các đối tượng khác thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Anh Văn" alt=""/>Quốc hội chốt tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng từ 1/7![]() |
![]() |
Nếu được gọi tên vấn đề khiến Hoa hậu Kỳ Duyên luôn xuất hiện trên mặt báo thì có lẽ không thể bỏ qua 2 chữ thời trang. |
Câu chuyện thời trang dường như là đề tài muôn thuở khiến Hoa hậu Kỳ Duyên thường xuyên trở thành nhân vật hot đối với khán giả và truyền thông.
Dường như người ta tò mò về mọi vấn đề liên quan tới nhan sắc và phong cách thời trang của Hoa hậu Việt Nam 2014. Kỳ Duyên mặc gì, hàng hiệu hay hàng chợ, giá trị bao nhiêu luôn là những gì mà người hâm mộ tò mò.
Chính vì được quan tâm như vây nên Hoa hậu Kỳ Duyên luôn dành sự quan tâm tối đa cho mỗi lần xuất hiện. Càng ngày những điểm cộng về thời trang của Kỳ Duyên đã được tăng lên.
Thay vì những bộ đồ sến sẩm hoặc kết hợp khó hiểu thì người đẹp đã biết cách làm cho mình xinh đẹp và nổi bật hơn nhiều.
Mặc dù vậy, có không ít lần Hoa hậu Việt Nam 2014 khiến nhiều người ngán ngẩm vì xuất hiện với phong cách thời trang lôi thôi, luộm thuộm.
Có khá nhiều ý kiến gây tranh cãi vì những lần xuất hiện này của Kỳ Duyên. Người bảo vệ Kỳ Duyên thì cho rằng không ai có thể gọn gàng xinh đẹp tất cả mọi lúc.
Người yêu cầu cao hơn thì lại chia sẻ rằng đã là Hoa hậu thì phải luôn ý thức rằng hình ảnh là một điều vô cùng quan trọng.
Gay gắt hơn, có người cho rằng một khi đã là Hoa hậu thì Kỳ Duyên không nên tùy tiện với chính bản thân mình.
Vì bản thân Kỳ Duyên cũng thừa biết rằng mình là người của công chúng và bất kỳ lúc nào cũng có thể có phóng viên ghi lại hình ảnh của mình.
Nguồn cơn của câu chuyện ăn mặc lôi thôi mà Kỳ Duyên bị "réo" tên chính là những hình ảnh của cô trong đám hỏi anh trai.
Được biết, trong đám hỏi anh trai vào đầu năm 2016, người đẹp đã diện 1 cây hàng hiệu khá sang trọng nhưng có vẻ như kết hợp hơi tùy tiện. Việc ăn mặc trái ngược so với sự trang trọng của sự kiện khiến Kỳ Duyên trở nên khá lôi thôi, luộm thuộm.
Trong khi nhiều mọi người đều ăn mặc sang trong trong lễ ăn hỏi thì phong cách thời trang bụi bặm của Kỳ Duyên có vẻ hơi lạc lõng. Kỳ Duyên từng gây chú ý khi diện bộ đồ hiệu sau khi đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2014. Tuy nhiên do thân hình khá mũm mĩm nên bộ trang phục của người đẹp bỗng trở nên bị nhăn nhúm và khó coi. Những hình ảnh về Kỳ Duyên sau một show diễn thời trang ở thành phố Hồ Chí Minh từng gây tranh cãi. Việc xuất hiện với khuôn mặt cau có và quần áo xộc xệch khiến Kỳ Duyên trông khá mất điểm. Người đẹp từng bị chê "mặc đồ của mẹ" khi xuất hiện trong bộ váy bó sát và dép tông. Với cách mix đồ của Kỳ Duyên, có ý kiến cho rằng trông nàng Hoa hậu rất "buồn cười" và "hai lúa", không thể hiện được vẻ đẹp xứng tầm với danh hiệu. Ngoài ra, chiếc quần nhăn nhúm mà Kỳ Duyên đang diện trên người cũng bị công chúng bóc mẽ. |