Đây đều là những người bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 nhưng chưa nằm trong quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 3642/QĐ-UBND của UBND TP.
Theo rà soát của Sở LĐ-TB&XH, dự kiến có khoảng trên 324.000 người được hỗ trợ theo chính sách đặc thù của TP Hà Nội, với tổng kinh phí dự kiến hơn 345 tỷ đồng.
Trong số 10 nhóm đối tượng bổ sung được hưởng chính sách hỗ trợ đặc thù của TP Hà Nội, có 3 nhóm đối tượng liên quan đến các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở các cấp.
Giáo viên trường tư phải nghỉ việc không lương trong mùa dịch được nhận hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người.
Cụ thể, những người lao động làm việc tại các trường dân lập, tư thục các cấp có ký hợp đồng lao động nhưng phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương và không thuộc đối tượng được quy định tại chương IV Quyết định số 23/QĐ-TTg sẽ được hưởng mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người.
Người lao động đang mang thai, người lao động đang nuôi con đẻ, con nuôi, hoặc chăm sóc thay thế trẻ chưa đủ 6 tuổi thì được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/ trẻ, chỉ hỗ trợ cho một người là mẹ hoặc bố, hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em.
Bên cạnh đó, những người lao động làm việc tại các trường dân lập, tư thục các cấp có ký hợp đồng lao động nhưng phải chấm dứt hợp đồng lao động và không thuộc đối tượng được quy định tại chương VI Quyết định số 23/QĐ-TTg phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu cơ quan nhà nước về phòng chống dịch Covid-19 cũng sẽ được hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người.
Chính sách này cũng hỗ trợ thêm cho người đang mang thai, nuôi con dưới 6 tuổi với mức 1 triệu đồng/trẻ.
Với những nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục (có trụ sở chính tại Hà Nội và do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập theo quy định) phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu cơ quan nhà nước về phòng chống dịch Covid-19 sẽ được hỗ trợ 3 triệu đồng/chủ cơ sở.
Hình thức hỗ trợ được đưa ra là chi trả 1 lần, thực hiện công khai, minh bạch, đúng đối tượng, không trùng lặp đối tượng. Mỗi đối tượng chỉ hưởng một lần trong một chính sách hỗ trợ, không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không tham gia.
Mỗi đối tượng chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ. Trường hợp một đối tượng hưởng từ 2 chế độ hỗ trợ trở lên thì chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ do đối tượng lựa chọn hoặc chế độ hỗ trợ cao nhất.
Thúy Nga
Dịch Covid-19 ập đến khiến nhiều giáo viên mầm non bỗng dưng “thất nghiệp”. Nhiều thầy cô gọi đây là thời kỳ “khốn đốn chưa từng có”. Thậm chí, nhiều người đành phải nghỉ việc sau nhiều năm gắn bó.
" alt=""/>Giáo viên trường tư phải nghỉ việc không lương trong mùa dịch được nhận hỗ trợTại 3 phiên chuyên đề diễn ra vào chiều 14/11, các doanh nghiệp đã trình bày nhiều tham luận về câu chuyện chuyển đổi số của mình trong thời gian qua. Hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng chuyển đổi số là vấn đề quyết định sự tồn tại trong giai đoạn hiện nay.
Đại diện Công ty cổ phần đầu tư Thái Bình (TBS Group) – doanh nghiệp được xem là ‘ông lớn’ trong ngành giày da tại Việt Nam, cho biết cách đây khoảng 14 năm, các số liệu trong hoạt động sản xuất công ty đều thực hiện trên giấy một cách thủ công, mất nhiều thời gian và cần nhiều nhân lực, trong khi lại dễ xảy ra sai sót do vấn đề con người.
Sau đó, công ty quyết định bỏ ra hàng triệu USD để thực hiện một cuộc ‘cách mạng’ chuyển đổi số. Từ một ngành nghề với đặc thù thâm dụng lao động, sản xuất thủ công thì nay việc sản xuất đã được tự động hóa, số liệu cũng được số hóa để ban lãnh đạo công ty nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động của chuỗi doanh nghiệp.
Đáng chú ý, công ty cũng áp dụng công nghệ thực tế ảo để làm việc với các đối tác nước ngoài, rút ngắn thời gian và mang đến hiệu quả trông thấy.
Theo doanh nghiệp này, mấu chốt của chuyển đổi số là tư duy số, con người số và hạ tầng số, cả 3 nội dung này đã được công ty thực hiện đồng thời đến nay.
Cũng là đơn vị áp dụng công nghệ số, YooLife - Mạng xã hội thực tế ảo ‘Make in Việt Nam’ đã mang tới diễn đàn nền tảng số mở YooLife IoT Platform, được thiết kế để tích hợp hầu hết các thiết bị IoT trong một ngôi nhà như nhóm thiết bị điện, điện thông minh, thiết bị an ninh, an toàn, gia dụng, thiết bị điện lạnh,… của nhiều hãng sản xuất khác nhau lên chung nền tảng.
Từ đó xây dựng các kịch bản và chức năng giám sát, điều khiển, vận hành ngôi nhà một cách thông minh, hợp nhất và có ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Ông Nguyễn Mạnh Tùng, nhà sáng lập và điều hành YooLife, cho hay đơn vị mang đến công nghệ ảo hóa thông minh, phục vụ cho nhu cầu của mọi người, mọi nhà.
Theo đó, người dùng có thể kiểm soát mọi thiết bị điện thông minh trong ngôi nhà thông qua ứng dụng YooLife, từ đèn, điều hòa, cửa ra vào cho đến hệ thống an ninh, tất cả đều được kết nối và điều khiển từ xa với vài thao tác trên smartphone.
Bên cạnh đó, YooLife triển khai các giải pháp IoT và có sẵn công cụ ảo hóa bằng hình ảnh 360 độ, đẩy mạnh các dự án cộng đồng như ảo hóa không gian và hiện vật các công trình nổi bật lên Internet để những người chưa có cơ hội đến trực tiếp, đặc biệt các bạn vùng sâu, vùng xa, sinh sống nước ngoài cũng có thể trải nghiệm.
Điển hình là vào đầu tháng 11 vừa qua, YooLife ra mắt không gian "ảo hóa" tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trên không gian số và đã thu hút hàng triệu lượt truy cập trực tuyến, cùng nhiều phản hồi tích cực ngay sau khi ra mắt.
Chính thành công này đã giúp ứng dụng thuần Việt vươn lên vị trí top 9 trên bảng xếp hạng mạng xã hội của App Store, top 4 phổ biến trên Google Play, vượt qua những ứng dụng như Google Meet, Skype,..
Các phiên chuyên đề của diễn đàn cũng đã thảo luận các nội dung liên quan đến kích cung cho kinh tế số thông qua chuyển đổi số các doanh nghiệp; kích cầu cho kinh tế số thông qua kích cầu tiêu dùng số; đo lường kinh tế số các ngành, các địa phương để thúc đẩy phát triển kinh tế số; mở dữ liệu, chia sẻ dữ liệu để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số; thúc đẩy sản xuất thông minh; phát huy vai trò dẫn dắt của các doanh nghiệp công nghệ số lớn trong chuyển đổi số; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số; phát triển kinh tế số xanh và bền vững.
Năm 2022, Trường ĐH Ngoại thương tiếp tục giữ ổn định 6 phương thức tuyển sinh như những năm trước cụ thể như sau:
Phương thức 1 - Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho 3 nhóm đối tượng: (1) thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia (hoặc tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực phù hợp với tổ hợp điểm xét tuyển của trường); (2) thí sinh đạt giải (Nhất, Nhì, Ba) học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc lớp 12; (3) thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên.
Phương thức 2 - Phương thức xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên, hoặc kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và chứng chỉ năng lực quốc tế (SAT, ACT, A-level), áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại.
Phương thức 3 - Phương thức xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại.
Phương thức 4 - Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, áp dụng cho các chương trình tiêu chuẩn và định hướng nghề nghiệp quốc tế.
Phương thức 5 - Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TPHCM tổ chức trong năm 2022, áp dụng cho một số chương trình tiêu chuẩn.
Phương thức 6 - Phương thức xét tuyển thẳng được thực hiện theo quy định của Bộ GD-ĐT và nhà trường.
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của Trường ĐH Ngoại thương năm 2022 là 4.050 chỉ tiêu, cho cả Trụ sở chính Hà Nội và các cơ sở trực thuộc.
Thanh Hùng