Anh Phạm Duy Phước được phân về công tác tại tổ Thí nghiệm điện - phân xưởng Sửa chữa. Nhận thấy anh Phạm Duy Phước có kỹ năng, chuyên môn về mảng kỹ thuật lập trình điều khiển, lãnh đạo phân xưởng phân công anh nghiên cứu trong lĩnh vực này. Có cơ hội học hỏi, củng cố kiến thức và có tầm nhìn bao quát về hệ thống điều khiển nhà máy Thủy điện, ứng dụng công nghệ thông tin trong thời đại công nghệ số, anh Phước đã tìm ra nhiều giải pháp, sáng kiến và công trình nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Chỉ với gần 2 năm làm việc, với bản tính chịu khó, làm việc trên tinh thần trách nhiệm, học hỏi nên anh Phước luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Với kiến thức chuyên môn vững vàng, anh Phước thực hiện và cho ra đời nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật được Tổng công ty Phát điện 1 công nhận, điển hình các sáng kiến như: Thiết kế chương trình AI nhận dạng, cảnh báo xâm nhập nhà máy điện hỗ trợ công tác quản lý vận hành; Nghiên cứu, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu lớn và hệ thống giao diện lập trình ứng dụng API (Application Programming Interface) phục vụ công tác chuyển đổi số tại Công ty Thủy điện Đồng Nai; Nâng cấp, cải tạo và số hóa thông tin hệ thống báo cháy máy biến áp chính T1 và T2, Nhà máy thủy điện Đồng Nai 3...
Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, các bài báo của anh cũng đã được đăng trên nhiều tạp chí trong nước và quốc tế. Anh Phạm Duy Phước là tác giả của bài báo “Forecast of Energy Consumption of Drying System According to the Environmental Temperature and Humidity on IOT by ARIMA Algorithm” được đăng trên tạp chí Applying New Technology in Green Buildings (AtiGB).IEEE 2021; bài báo “Temperature and Load Consumption Forecast in Smart Building on Foundation IOT by ARIMA Algorithm” đăng trên Journal Of Science And Technology: Issue On Information And Communications Technology. Anh còn vinh dự là tác giả cuả giải pháp công nghệ Xây dựng Big Data tại Công ty Thủy điện Đồng Nai và Giải pháp cách ly quang nhằm đảm bảo An toàn thông tin, được đại diện cho Tổng công ty Phát điện 1 tham dự triển lãm tại Hội nghị Khoa học và Công Nghệ Điện lực toàn quốc năm 2022.
Anh Phạm Duy Phước cho biết: “Tôi luôn quan niệm rằng, đã đi làm việc thì phải làm thật sự và cống hiến hết mình. Vì vậy, tôi luôn nêu cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu. Có thể học ở bất cứ đâu, qua đồng nghiệp, qua internet, qua sách vở và đặc biệt công việc thực tế tại Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 3 và Đồng Nai 4 - đây chính là ngôi trường lớn để tôi có thể vừa học vừa phát huy những sáng kiến của mình”.
“Cây sáng kiến mới” của Thủy điện Đồng Nai
Với tinh thần trách nhiệm, đức tính cần cù, chịu khó nghiên cứu, học hỏi, có tư duy và phương pháp làm việc khoa học, anh Phước luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự phát triển của Công ty Thủy điện Đồng Nai nói riêng và Tổng công ty Phát điện 1 nói chung. Năm 2022, anh đã được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua và giấy khen của Tổng công ty Phát điện.
“Phạm Duy Phước thực sự là “cây sáng kiến mới”, tiêu biểu cho thế hệ trẻ của Công ty Thủy điện Đồng Nai, của ngành Điện với tinh thần luôn hăng say lao động, học tập và không ngừng sáng tạo. Những thành công đạt được trong thời gian qua là nền tảng để Phước tiếp tục bứt phá và gặt hái thêm được nhiều thành tích, nhiều công trình nghiên cứu hơn nữa, đóng góp cho sự phát triển của ngành Điện nói chung và Công ty Thủy điện Đồng Nai nói riêng”, đại diện Công ty Thủy điện Đồng Nai nói.
Quốc Tuấn
" alt=""/>Điện thông minh từ sáng kiến của thạc sĩ trẻ Thủy điện Đồng NaiAI Fashion Week thực chất là một cuộc khi khi khán giả có thể tham gia bằng cách truy cập trang web AI Fashion Week và sử dụng trình duyệt web bình chọn cho bộ sưu tập mà họ thích nhất. Sự kiện đã thu hút hơn 350 bài nộp, trong đó, 10 nhà thiết kế xuất sắc lọt vào vòng hai, diễn ra vào tháng 5/2023.
3 người chiến thắng sẽ được lựa chọn dựa trên kết quả chấm điểm của hội đồng ban giám khảo, gồm Tiffany Godoy - Trưởng Biên tập Tạp chí Vogue Nhật, Erika Wykes-Sneyd - Phó Chủ tịch Three Stripes Studio của adidas, Matthew Drinkwater - Trưởng Cơ quan Đổi mới Thời trang của Đại học Thời trang London, Michael Mente - Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Revolve…
Điều đặc biệt của Tuần lễ Thời trang AI là các nhà thiết kế tham dự không nhất thiết phải hoạt động trong ngành thời trang. Với một số nhà thiết kế, AI fashion week là cơ hội để khám phá những ý tưởng sơ khai. Như bộ sưu tập unisex đẹp như mơ của Dmitrii Rykunov nổi bật với những bộ trang phục nhẹ nhàng nhưng vẫn không hề nhạt nhoà: áo khoác và kimono dáng rộng, quần ống rộng cạp cao và áo khoác dạ trong suốt, tất cả đều được in hình hoa.
Bộ sưu tập của Rachel Koukal, có tựa đề “Soft Apocalypse (nét mềm mại ngày tận thế)”, được diện trên những người mẫu có đường cong quyến rũ. Bộ sưu tập bao gồm các trang phục kết hợp giữa áo bó sát kiểu tương lai với áo khoác và quần làm từ vải kỹ thuật cao để bảo vệ người mặc khỏi các yếu tố thời tiết.
Thế Định(tổng hợp)
" alt=""/>Tuần lễ thời trang dành cho các thiết kế bằng AISau khi dạy hợp đồng 2 năm, đến 2015, chị được vào biên chế và phân công về Trường Mầm non Quảng Long công tác đến nay.
Sau hơn 10 năm trong nghề, chị Trang quyết định xin nghỉ việc - một quyết định không hề dễ dàng. VietNamNet xin đăng tải chia sẻ của nữ giáo viên này, mời quý độc giả theo dõi:
“Tôi đi dạy, tính cả thời gian dạy hợp đồng, đã hơn 10 năm. Sau khi tăng, từ tháng 7 vừa rồi, mức lương của tôi mới được 6 triệu đồng/tháng.
Mầm non là cấp học vất vả nhất nhưng giáo viên lại không được coi trọng bằng các cấp học khác.
Một ngày, chúng tôi làm hơn 10 tiếng. 6h30 phải có mặt ở trường, có khi sau 17h, phụ huynh vẫn chưa đến đón con, chúng tôi cũng chưa thể về lo việc gia đình, con cái. Đêm về, các cô phải soạn giáo án, con ốm cũng không biết làm sao.
Nhiều người nói giáo viên mầm non chỉ cần cho trẻ ăn, hát dăm ba bài... nhưng thực sự chúng tôi phải soạn giáo án, phải suy nghĩ tiết dạy sao cho trẻ hứng thú. Chưa kể những ngày có hội thi, dự giờ, ngoài giáo án, đồ dùng học tập phải sáng tạo, lạ, hay nên có hôm 18h tối, chúng tôi còn chưa về nhà.
Công sức chuẩn bị là thế nhưng trẻ con mà, nhiều lúc thấy cô lạ đến dự giờ, các em cứ chăm chăm nhìn, không chú ý đến bài dạy khiến tiết học không được hoàn hảo.
Đó là chưa kể đến đầu năm học mới, trẻ ở lớp lớn còn đỡ, trẻ 2-3 tuổi luôn trong tình trạng khóc vì xa mẹ. Một cô hai tay ôm hai trẻ. Em bên này khóc, em bên tay kia nôn, bế em này thì em kia kéo áo, cào cấu cô.
Không phải một, hai ngày, có khi tình trạng này kéo dài cả tháng vì có những trẻ vào học sau. Ăn trưa, các cô vừa bế trẻ vừa ăn. Có khi ăn chưa xong, em khác lại khóc, đòi đi vệ sinh. Một em khóc là cả lớp khóc theo nên cô chỉ ăn vội cho qua bữa. Không ít đêm, về ngủ, cô vẫn nghe tiếng trẻ khóc văng vẳng bên tai.
Một lớp trên dưới 20 trẻ, ngày ăn 2-3 bữa, 2 lần uống sữa. Trẻ nhỏ nên các cô phải đút từng thìa, có những em không chịu ăn uống, phun ra cả người cô.
Dỗ trẻ ăn xong lại dỗ trẻ ngủ, lúc này, các cô mới dọn dẹp lớp và ăn vội miếng cơm trưa để vào trông trẻ. Chiều trẻ về, cô thẫn thờ ngồi thở vì quá mệt. Bên cạnh đó, các cô còn gánh những công việc không tên như trang trí bên ngoài hành lang lớp học, dọn sân trường, chặt cây, sơn tường...
Nhưng công việc chưa kết thúc ở đó. Về nhà, các cô lại lo giáo án, đánh giá mỗi ngày xem cháu nào nghỉ, cháu chăm ngoan… Thật sự trăm nghề chứ không phải một nghề.
Phụ huynh hiểu chuyện còn hỏi thăm cô nhưng cũng có những phụ huynh không hiểu rất hay nghi ngờ, chất vấn các cô: Vì sao thế này, sao lại thế kia...
Còn nhớ lúc mới vào nghề, chứng kiến một chị đồng nghiệp bị phụ huynh xông vào tát mà không cần hỏi rõ đầu đuôi, tôi cảm thấy thương cho cái nghề của mình và chị biết bao.
Người ta nói áp lực tạo nên kim cương nhưng nghề giáo viên mầm non áp lực tạo nên quyết định nghỉ việc. Đúng là "trong chán ngoài thèm", sáng và chiều phụ huynh đến thấy cô son phấn đẹp để đón/trả học sinh nhưng thời gian còn lại đầu bù tóc rối mấy ai hay?
Mức lương không tương xứng với công sức, chỉ có người trong nghề mới hiểu. Nếu ai không thấy các cô vất vả, có thể đến làm thử một ngày thôi, tôi tin họ sẽ phải... bỏ của chạy lấy người”.
Trao đổi với VietNamNet, chị Trang cho biết thêm: “Tôi đã gửi đơn xin nghỉ việc và được chấp nhận. Cũng may, tôi được chồng và gia đình nội, ngoại thấu hiểu cho quyết định trên.
Mỗi người mỗi nghề, đều mưu sinh lo cho bản thân và gia đình nhưng nghề giáo viên mầm non có những khó khăn, vất vả riêng rất mong được cảm thông và thấu hiểu hơn".
Hải Sâm