Phòng bệnh ồn ã, tiếng người nói chuyện xen lẫn những âm thanh phát ra từ điện thoại cảm ứng, duy chỉ có giường của Phạm Đình Thức là tĩnh lặng. Chàng thanh niên 23 tuổi nằm mê man ngủ, tay và chân của em đều được cột cố định, để tránh lúc thức dậy em gồng, giật, làm mình bị thương.
Thức gặp tai nạn giao thông vào tối 13 tháng Chạp (tức ngày 15/1/2022), đúng ngày em vừa ra quân, hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Còn chưa kịp ăn bữa cơm đoàn tụ với gia đình, tai họa đã giáng xuống chàng trai trẻ.
Khi phóng viên có mặt ở bệnh viện, bên cạnh Thức chỉ có một người thân ngày đêm chăm sóc là Phạm Ngọc Duy, 19 tuổi, em trai của Thức. Duy ở bệnh viện chăm anh trai đã hơn 1 tuần nay, để cha của em về quê lo liệu tiền bạc.
Qua điện thoại, tiếng anh Thạo lộ rõ sự mệt mỏi sau những ngày căng thẳng kéo dài. Từ khi hay tin Thức gặp tai nạn, anh đã theo con đi các bệnh viện, từ Lâm Đồng xuống thành phố Hồ Chí Minh. Một mình anh vừa ở viện chăm sóc con, lại vừa phải xoay sở, vay mượn tiền để đóng viện phí.
“Chúng tôi cứ tưởng Tết này có con về là cả nhà đông đủ, không ngờ gia đình lại ly tán theo cách không ai muốn như vậy. Đêm con gặp nạn, tôi bảo vợ vét sạch tiền trong nhà cũng chỉ được 6 triệu đồng”, người cha buông tiếng thở dài.
![]() |
Thức bị tai nạn giao thông ngay ngày đầu tiên được xuất ngũ. |
![]() |
Chi phí điều trị cho em đến nay đã gần 100 triệu triệu đồng. Bác sĩ dự kiến em phải tiếp tục điều trị khoảng 3 tháng, với chi phí cũng khoảng 100 triệu nữa. |
Thức bị chấn thương đầu, vỡ xương sọ, rơi vào hôn mê. Em nằm điều trị tích cực tại Bệnh viện Chợ Rẫy hơn nửa tháng, sau đó chuyển sang Bệnh viện Phục hồi chức năng điều trị bệnh nghề nghiệp đến nay.
Chỉ riêng tiền viện phí tại Bệnh viện Chợ Rẫy cũng đã gần 60 triệu đồng, chưa kể tiền thuê xe cứu thương, đi lại và ăn uống. Anh Thạo bần thần tâm sự, anh dự định cứ vay được tiền để chữa bệnh cho con rồi tính tiếp. Thế nhưng, còn chưa đủ tiền chữa trị, anh lại phải chật vật vay tiền để sửa chiếc xe mà con trai đã mượn.
“Hơn 20 triệu cô ạ. Nhưng cũng còn may là gia đình họ thông cảm mà cho sửa, chứ nếu bắt đền cái mới thì tôi không biết phải đào đâu ra tiền nữa”, tiếng anh nhỏ dần. Dù đã cố kìm chế, nhưng sự bất lực của anh hiển hiện rõ qua từng câu nói, tiếng thở dài và cả những lần ngập ngừng rồi im lặng.
Vợ của anh, chị Trần Thị Nguyên mắc phải căn bệnh suy thận từ 4 năm trước. Hơn một năm nay, bệnh chuyển nặng sang giai đoạn cuối, bác sĩ khuyên chị đi chạy thận nhân tạo, nhưng việc đi lại khó khăn, chị xin điều trị thẩm phân phúc mạc. Mỗi tháng lại đi tái khám và lấy thuốc, dịch để về tự điều trị ở nhà. Kéo dài được ngày nào hay ngày ấy.
Mất đi một lao động chính, lại tốn kém tiền thuốc thang, Thức và em trai chỉ được học hết lớp 9 thì nghỉ để phụ cha mưu sinh. Ngoài vài sào rẫy trồng cà phê, những lúc rảnh, anh Thạo thường dẫn theo con trai đi làm mướn. Công việc ở quê bữa có bữa không, thu nhập bấp bênh. Hầu như tháng nào anh cũng phải vay mượn thêm tiền để chữa bệnh cho vợ. Vụ cà phê cuối năm hầu hết để trả những khoản nợ trước đó. Bởi vậy, khi con trai gặp tai nạn, anh chỉ còn vài triệu đồng lẻ.
![]() |
Khoảng 2 tuần nay, một mình Duy ở bệnh viện chăm sóc anh trai. Chàng trai mới lớn chưa bao giờ thấy khó khăn đến vậy. |
![]() |
Nơi góc nhà tắm tối, chị Nguyên thường ngồi để thay dịch thẩm phân. Căn bệnh suy thận khiến chị phải sống dựa vào chồng con nhiều năm nay. |
Bác sĩ Trần Thanh Toàn, Khoa Thần kinh sọ não cho biết, Thức được chuyển viện trong tình trạng chưa thể tiếp xúc, yếu tứ chi, viêm phổi. Đến nay, sức khỏe bệnh nhân đã có tiến triển, biết làm theo y lệnh. Tuy nhiên, ngoài chấn thương đầu, bệnh nhân còn bị gãy xương đùi trái. Đợi thể trạng bệnh nhân ổn định thì sẽ chuyển sang Khoa Ngoại chỉnh hình để phẫu thuật. Dự kiến, Thức còn phải điều trị trong khoảng 3 tháng, chi phí lên tới 100 triệu đồng.
Những ngày này, một mình Duy ở bệnh viện chăm sóc anh trai cả ngày lẫn đêm, sức khỏe kiệt quệ. Còn vợ chồng anh Thạo ở quê chật vật chạy lo từng đồng, vừa để chữa bệnh cho chị Nguyên, vừa để chữa bệnh cho con trai. Nhưng nợ cũ đã chất như núi, chẳng còn ai đủ khả năng giúp đỡ họ thêm nữa.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Thời gian qua, Phú Quốc vẫn là điểm đến được truyền thông quốc tế ca ngợi như "ngôi sao đang lên" trên bản đồ du lịch, "oanh tạc" trên nhiều bảng xếp hạng uy tín. Đầu tháng 10, CN Traveler công bố Giải thưởng Du lịch 2023 do độc giả bình chọn. Theo đó, Phú Quốc lần thứ 2 liên tiếp lọt vào danh sách hạng mục đảo châu Á, đứng thứ 8 với 88,89 điểm. Yonhap News, hãng thông tấn của Hàn Quốc gọi Phú Quốc là “Maldives của Việt Nam”. Tờ Business Post ca ngợi Phú Quốc có những bãi biển tuyệt đẹp, đặc biệt khu vực Nam đảo có thể ngắm được hoàng hôn đẹp mê hồn. Business Post cũng cho rằng tháng 11 đến tháng 4 là thời điểm tuyệt vời để tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời ở Phú Quốc như lặn biển, chèo kayak… khi mà Hàn Quốc đang ở trong mùa đông lạnh giá.
Phú Quốc cũng là đại diện duy nhất của Việt Nam vào top hòn đảo tuyệt nhất thế giới năm 2023, do độc giả của tạp chí danh tiếng Condé Nast Traveler bình chọn...
Trái ngược với những bảng bình chọn quốc tế, với truyền thông trong nước, Phú Quốc lại xuất hiện với cảnh vắng khách, nhà hàng, khách sạn đìu hiu, tour du lịch ế ẩm. Lượng khách tới Phú Quốc trong các dịp cao điểm của năm 2023 giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2022. Dịp lễ 2/9 hòn đảo chỉ đón 62,5 ngàn lượt khách, giảm 26,5% so với cùng kỳ năm ngoái - mức giảm kỷ lục chưa từng có.
Chị Thu Trang, đại lý bán lẻ dịch vụ du lịch tại Hà Nội cho biết, trong 3 năm trở lại đây, chưa khi nào lượng combo, tour Phú Quốc "ế" như năm nay.
"Dù mức giá nhiều combo máy bay, khách sạn 4 sao đã giảm 10-20% so với cùng kì năm ngoái, kèm thêm khuyến mại bữa ăn, xe đưa đón... nhưng khách vẫn thờ ơ. Những tháng cuối năm, miền Bắc, miền Trung không còn phù hợp để du lịch biển nhưng tới thời điểm hiện tại, lượng khách đặt tour Phú Quốc vẫn không khả quan. Có nhiều khách hỏi về tour Phú Quốc kì nghỉ Tết Dương lịch nhưng khi tôi thông báo mức giá, họ lại cân nhắc đổi địa điểm khác chi phí hợp lý hơn", chị Trang cho hay.
Nhiều đơn vị lữ hành cũng ghi nhận tình trạng tương tự. Tại công ty Wondertour, lượng khách tìm hiểu tour Phú Quốc giảm mạnh, chủ yếu là khách ghép lẻ. Tour Phú Quốc từng là sản phẩm hot nhất năm 2022 trở nên ảm đạm.
Ông Lê Công Năng - Tổng Giám đốc Wondertour cho biết, so với năm 2022, khách đăng ký tour Phú Quốc tại đơn vị này chỉ đạt khoảng 20%. Trong cùng phân khúc giá, hầu hết khách đoàn riêng (GIT) tại Wondertour đều chọn du lịch nước ngoài như Thái Lan, Trung Quốc đường bộ, Singapore…
Tại VietSense Travel, năm nay ước tính lượng khách chỉ bằng 60% so với những năm trước. "Từ cuối tháng 4, đầu tháng 5/2023 đến nay, không chỉ VietSense Travel mà hầu hết các doanh nghiệp du lịch khác, lượng khách du lịch đến Phú Quốc tụt dốc không phanh, rất ảm đạm, nếu không muốn nói là thê thảm", ThS. Nguyễn Văn Tài, CEO VietSense Travel cho biết.
Phú Quốc cần những giải pháp "mạnh tay" để bình ổn giá
Ông Lê Công Năng đánh giá, nếu như Phuket là “hòn ngọc” của vịnh Andaman thì Phú Quốc được mệnh danh là “bông hoa” của vịnh Thái Lan. Với diện tích tương đương xấp xỉ 550 km2, khí hậu và thổ nhưỡng khá giống nhau nên Phú Quốc luôn được so sánh với Phuket về tiềm năng du lịch và hoạt động du lịch.
"Không nhiều hòn đảo có sự đa dạng sinh học cùng đường bờ biển trải dài, nhiều bãi tắm đẹp trong vùng biển ấm như Phú Quốc. Nơi đây còn có nhiều sản vật quý như ngọc trai tự nhiên, trầm hương, tiêu, nấm tràm…; nhiều di tích văn hóa lịch sử như Nhà tù Phú Quốc, Dinh Cậu, Chùa Hộ Quốc…; nhiều khu vui chơi giải trí như: Sun World Hon Thom, Vinpearl Safari…; nhiều nghề có tính biểu tượng như làm nước mắm truyền thống, trồng tiêu, nuôi cấy ngọc trai…", ông Năng cho hay.
Tuy nhiên, ông Năng hay lãnh đạo nhiều doanh nghiệp rất lo ngại trước thực trạng, sau dịch Covid 19, lượt khách quốc tế đến Phú Quốc chỉ tương đương khoảng 6% lượt khách quốc tế đến Phuket. Trong khi đó, khách du lịch nội địa – nguồn khách chiếm tới 85% lại có xu hướng “quay lưng” với Phú Quốc.
Bên cạnh nguyên nhân khách quan, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu khiến người dân thắt chặt chi tiêu hoặc chi tiêu có tính toán hơn, giá vé máy bay là "nỗi ám ảnh" với các doanh nghiệp.
"Khách du lịch tới Phú Quốc chiếm 60% qua đường bay, 40% qua đường tàu. Tuy nhiên vé máy bay ở mức cao như hiện nay khiến chi phí cho chuyến du lịch Phú Quốc tự túc có thể vượt 10 triệu đồng/người. Dường như giá vé máy bay hiện nay không theo quy luật cung cầu mà theo kế hoạch lợi nhuận của các hãng", ông Năng đánh giá.
"Trường hợp không thể giảm giá vé máy bay, chúng ta có thể xây dựng tour Phú Quốc đường thủy với nhiều ưu đãi để thu hút ngay khách du lịch từ các tỉnh phía Nam. Về lâu dài, cần một “nhạc trưởng” có thể điều tiết, cân được “lợi ích” từ các nhà cung cấp dịch vụ vé máy bay, nhà hàng, lưu trú, điểm tham quan… để tạo ra tour du lịch trọn gói với chi phí hợp lý, cạnh tranh", ông Năng nói.
CEO Nguyễn Văn Tài đánh giá, giá vé máy bay quá cao, đẩy giá tour lên cao là một trong những nguyên nhân chính khiến lượng du khách đến Phú Quốc sụt giảm mạnh.
Theo vị CEO này, di chuyển bằng hàng không gần như là "con đường độc đạo" để tới Phú Quốc đối với du khách từ Hà Nội. Khi giá vé máy bay tăng cao, giá tour sẽ cao chót vót, Phú Quốc không thể cạnh tranh được với các điểm đến khác trong nước, và càng khó hấp dẫn bằng những điểm đến nổi tiếng khác trong khu vực như Bali (Indonexia) hay Phuket (Thái Lan).
"Điều đáng nói là giá vé máy bay cao một cách khá vô lý. Thậm chí, giá vé máy bay đến Phú Quốc từ Hà Nội bằng giá tour trọn gói đi Bali hay Phuket, thì không có lý do gì du khách chọn du lịch Phú Quốc", ông Tài cho hay.
Theo chuyên gia Martin Koerner - Trưởng tiểu ban Du lịch của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF), Phú Quốc cần nâng cao khả năng cạnh tranh và sức hấp dẫn bằng cách giảm chi phí, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ. Có một số giải pháp cho vấn đề này, như phát triển thêm các hãng hàng không giá rẻ và đường bay đến Phú Quốc để tăng khả năng tiếp cận và chi trả; khuyến khích đầu tư phát triển hơn nữa các cơ sở lưu trú, đặc biệt là các khách sạn, nhà nghỉ, homestay bình dân và trung cấp.
Theo ông Nguyễn Văn Tài, lãnh đạo thành phố Phú Quốc phải thay đổi cách chi tiêu để thúc đẩy ngành du lịch. Thay vì chi chục tỷ đồng cho các hoạt động hội chợ quảng bá, xúc tiến thì tính toán để hỗ trợ một phần chi phí cho du khách đến đảo và doanh nghiệp hàng không đang hoạt động tại đây.
"Phú Quốc có thể làm việc với tất cả các bên liên quan và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch để làm sao có nguồn quỹ nào đó có thể hoàn lại 10 – 20% tổng giá tour, để du khách có được mức giá tour hợp lý nhất. Điều này các nước Thái Lan, Nhật Bản, Malaysia, Indonesia… đã triển khai rất lâu rồi. Trong các chiến dịch kích cầu du lịch, họ thường trích một phần doanh thu để hoàn lại cho du khách.
Tôi muốn nhấn mạnh, đây không phải vấn đề tài chính đơn thuần mà thông qua hành động này, chính quyền địa phương có thể cho du khách thấy được sự sẻ chia với họ, chạm vào tinh thần, chạm đến trái tim của họ. Từ đó, du khách sẽ nhìn thấy một hình ảnh, một mô hình rất ấn tượng ở Phú Quốc", vị CEO hiến kế.
" alt=""/>Phú Quốc 'oanh tạc' các bảng xếp hạng thế giới, khách Việt vẫn thờ ơ