Bà Trần Thị Dư từng chiến thắng thần chết, nhưng con gái duy nhất đã rời bỏ bà trong lúc bệnh tật liệt giường.
Người phụ nữ trung niên nằm trên giường bệnh, đầu trọc tóc, trên da loang lổ vài khoảng trắng do những vết thương cũ để lại, xen lẫn mấy lỗ thủng sâu hoắm do bị hoại tử. Bà nằm im lìm, thỉnh thoảng nhìn sang chúng tôi với ánh mắt vô hồn. Chỉ đến khi bác sĩ tới thăm khám, hỏi han tình hình, nhắc đến con gái, bà quay đi, khó nhọc bật từng tràng ho từ lồng ngực.
“Bệnh nhân không nói được, chưa thể giao tiếp, nhưng biểu hiện vừa rồi chính là cảm xúc. Có lẽ bà ấy tủi thân bởi hoàn cảnh khổ cùng cực”, BS.CKII. Nguyễn Văn Nhiệm, Trưởng Khoa Ngoại Chỉnh hình, Bệnh viện Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp chia sẻ.
Bà là Trần Thị Dư (63 tuổi) được điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, sau đó chuyển sang Bệnh viện Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp từ ngày 20/11 đến nay.
Bà được chẩn đoán nhiều bệnh gồm: Nhiễm trùng hoại tử loét cùng cụt, di chứng hậu Covid-19, viêm phổi, mở khí quản, tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, viêm dạ dày, rối loạn điện giải, di chứng não sau ngưng tim, giảm albumin.
Đặc biệt, bà là người từng vượt qua cửa tử. Trong quá trình điều trị bệnh, bà từng bị ngưng tim, ngưng thở (chết lâm sàng), nhưng may mắn được cứu sống. Tuy nhiên, với thể trạng như hiện nay, bà Dư dự kiến phải nằm viện điều trị ít nhất 1 tháng. Bác sĩ sẽ tiếp tục cho bà dùng thuốc kháng sinh, truyền albumin, đạm và thuốc giảm đau.
![]() |
Không còn con gái chăm sóc, bà Dư nằm đơn độc, vô hồn trên giường bệnh. |
![]() |
Người phụ nữ đáng thương bị nhiễm trùng hoại tử loét đa ổ. |
Thế nhưng, điều khó khăn là bà Dư không có giấy tờ tùy thân nên không thể mua bảo hiểm y tế, chi phí điều trị tốn kém. Mà đau lòng hơn nữa, vài ngày trước, người con gái duy nhất của bà do không thể “gánh” nổi viện phí nên đã bỏ đi, để lại một mình người mẹ già bơ vơ.
Bệnh nhân cùng phòng bà Dư có lẽ là một trong số ít người từng trò chuyện với con gái của bà. Nam bệnh nhân cho hay, trong những lần thăm hỏi, con gái của bà Dư nhiều lần nói: “Con đã hết đường chạy rồi”.
Hai mẹ con họ rời quê Quảng Ngãi vào TP.HCM đã hơn 20 năm, không giấy tờ tùy thân, phải đi làm đủ việc để có tiền đóng trọ và ăn uống. Kể từ tháng 9 bà Dư mắc bệnh, chị này cũng chẳng thể đi làm được nữa.
“Chắc hẳn kẹt quá rồi, cô ấy mới đành bỏ mặc lại mẹ già để bỏ chạy”, nam bệnh nhân thổn thức, thương cho hoàn cảnh bi đát bó buộc, khiến người ta rời bỏ tình thân.
Hiện tại bà Dư đang nợ 30 triệu đồng viện phí. Bác sĩ dự tính cả thời gian điều trị sắp tới, dù gói ghém hết mức cũng khoảng 50 triệu đồng. Không chỉ vậy, đối với bệnh tình của bà Dư, các bác sĩ còn lo lắng vấn đề chăm sóc.
“Bà Dư cần có người chăm sóc 24/24 giờ. Trong khi đó, một đêm trực chúng tôi chỉ có 2 điều dưỡng. Họ phải chăm sóc hàng chục, thậm chí cả trăm bệnh nhân, nên không thể túc trực để chăm sóc cho riêng bà được”, bác sĩ Nhiệm cho hay.
![]() |
“Với bệnh nhân, chúng tôi chỉ có thể chích thuốc, thay băng nhưng không thể túc trực cả ngày lẫn đêm được”, bác sĩ chia sẻ. |
Mặc dù phòng công tác của bệnh viện cũng đã đứng ra kêu gọi viện phí cho bà Dư, nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, việc kêu gọi gặp nhiều khó khăn.
Mong rằng thông qua bài viết này, sẽ có nhiều tấm lòng nhân ái san sẻ giúp cho người phụ nữ bất hạnh vượt qua bệnh tật. Và hơn thế, hi vọng con gái của bà sẽ hồi tâm chuyển ý, quay lại để chăm sóc người mẹ đã sinh thành và yêu thương mình suốt mấy chục năm nay.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:![]() |
Sau 1 thời gian giành giật sự sống tại phòng cấp cứu, chị Tâm đã qua cơn nguy kịch |
Lúc mới nhập viện, chị Tâm bị bỏng sâu độ III, IV với 60% diện tích cơ thể, toàn bộ đầu, mặt cổ, thân, chi, bỏng hệ hô hấp nặng. Trước tình hình đó, chị được các bác sĩ cho thở máy nhằm tiến hành các biện pháp cấp cứu kịp thời.
Rơi vào tình cảnh đầy khó khăn, anh Đỗ Ngọc Quyết từng có suy nghĩ muốn bán thận để có thêm tiền cứu vợ thoát khỏi cơn ngặt nghèo. May sao, nhờ tấm lòng của bạn đọc báo VietNamNet, vợ chồng anh Quyết, chị Tâm đã có kinh phí để trang trải tiền thuốc men.
Qua quá trình điều trị tích cực, hiện nay, chị Tâm bắt đầu có dấu hiệu hồi phục. Những vết thương trên cơ thể dù chưa khô hẳn song tiến triển rất tốt. Thời điểm hiện tại, chị Tâm được chuyển xuống khoa hồi phục chức năng, tiền thuốc khoảng hơn 1 triệu đồng/ngày.
Xúc động trước tấm lòng của nhà hảo tâm, anh Quyết nghẹn ngào: “Chúng tôi may mắn nhận được tiền ủng hộ đúng lúc vợ tôi cần điều trị. Giờ đây tuy gia đình còn nợ một khoản nhưng cũng đỡ lo hơn. Thay mặt vợ, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến mọi người trong suốt thời gian qua".
Phạm Bắc
Những cơn đau kéo đến dồn dập trong quá trình điều trị khiến cậu bé Tân kiệt sức, muốn từ bỏ việc chữa bệnh.
" alt=""/>Chị Lê Thị Tâm bị bỏng xăng đang dần phục hồi sức khoẻTrong số này, có hơn 1.000 học sinh ở cả hai khối 9 và 12 đoạt giải Nhất (660 em lớp 12 và 379 em lớp 9), còn lại đoạt giải Nhì và Ba.
Đáng chú ý là số lượng học sinh giỏi cấp thành phố năm nay tăng mạnh.
Cụ thể, năm học 2019-2020, TP.HCM chỉ có 1.761 học sinh giỏi lớp 9 và 2.217 học sinh giỏi lớp 12. Như vậy, so với năm ngoái số học sinh giỏi năm nay tăng 2.057 em ở cả hai khối.
Còn với năm trước đó (2018-2019), chỉ có 1.974 học sinh lớp 9 và 1.627 học sinh lớp 12 đạt giải thi học sinh giỏi. Nếu so với năm học 2018 - 2019 thì năm nay, số học sinh giỏi của TP.HCM tăng 2.434 em ở cả hai khối.
![]() |
Theo quy định, mỗi trường THCS, THPT ở TP.HCM sẽ được cử tối đa 10 học sinh/môn thi và thi theo chương trình THPT hiện hành. Các trường chuyên và trường có lớp chuyên có thể cử tất cả học sinh ở mỗi môn chuyên đăng ký dự thi và những em này sẽ thi theo chương trình chuyên (theo đề thường nhưng có bổ sung một số câu hỏi chuyên sâu).
Học sinh khối 12 sẽ thi học sinh giỏi các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nhật, Tiếng Trung (môn Ngoại ngữ có thi phần nghe).
Đối với lớp 9, học sinh dự thi phải có kết quả học kỳ 1 năm học 2020 – 2021 có học lực và hạnh kiểm từ khá trở lên và là thành viên của đội tuyển học sinh giỏi các quận, huyện.
Đội tuyển của quận/huyện là 20 học sinh/môn thi. Riêng môn Công nghệ, số lượng tối đa của mỗi đội tuyển quận, huyện là 10 học sinh.
Các Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa, Trường Trung Học Thực Hành Sài Gòn, THPT Nam Sài Gòn, THPT Lương Thế Vinh có thể cử riêng đội tuyển dự thi tối đa 15 học sinh/môn thi, riêng môn Công nghệ không quá 10 học sinh.
Học sinh lớp 9 thi học sinh giỏi ở các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Tiếng Anh, Tiếng Pháp,Tiếng Trung, Tiếng Nhật, Công nghệ và Khoa học tự nhiên (KHTN).
Năm nay toàn TP.HCM có hơn 11.000 thí sinh dự thi học sinh giỏi.
![]() |
Năm nay phần thưởng cho học sinh giỏi TP.HCM sẽ tăng cao |
Mới đây, HĐND TP.HCM đã thông qua các nghị quyết liên quan đến lĩnh vực giáo dục. Trong đó, có một số chính sách khuyến khích giáo viên, học sinh, học viên đoạt giải trong các kỳ thi thành phố, quốc gia, khu vực, quốc tế và giáo viên có thành tích đào tạo.
Đối với học sinh giỏi cấp thành phố, giải Nhất cấp THCS thì mức thưởng sẽ là 10 triệu đồng; cấp THPT là 12 triệu đồng, tăng 10 lần so với mức đã áp dụng hơn 15 năm qua.
Minh Anh - Phương Thu
Một cán bộ Sở GD-ĐT TP.HCM cho hay hơn 6.000 học sinh giỏi là chưa được 10% số lượng học sinh của khối 9 và 12, so với các tỉnh "chưa bõ bèn gì".
" alt=""/>Số giải học sinh giỏi ở TP.HCM tăng cao đột biến