Chị cho biết bản thân mình bị ngứa như vậy 5 năm nay, đi khám da liễu nhiều nơi, dùng nhiều loại thuốc nhưng bệnh không thuyên giảm.
Trả lời khi bác sĩ hỏi về thói quen sinh hoạt, chị D. kể chị thích mèo nên nuôi 2 con mèo Anh lông dài 5 năm nay, rất thích ôm, hôn và cho chúng ngủ cùng.
![]() | ![]() |
Tổn thương lòng bàn tay và trên da của bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun móc chó, mèo. Ảnh: BSCC
Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, chị bất ngờ nhận chẩn đoán bị nhiễm ký sinh trùng.
Xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân D. có chỉ số Elisa dương tính với giun đũa chó mèo và bạch cầu ái toan tăng, kèm theo các triệu chứng dị ứng trên da.
Bệnh nhân được dùng thuốc điều trị bệnh đặc hiệu để giảm sự phát triển của ấu trùng và các triệu chứng ngứa. Sau một liệu trình, tình trạng ngứa của chị giảm dần.
Dễ nhầm với bệnh da liễu, dị ứng
Tiến sĩ Trần Huy Thọ, Phó Giám đốc Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, cho biết, nhiều người hiện nay thích nuôi thú cưng (chó, mèo) và có thói quen chơi cùng, ngủ cùng trong khi việc này tiềm ẩn nguy cơ nhiễm giun đũa chó, mèo tương đối cao.
Người bị nhiễm giun đũa, giun móc từ chó, mèo hay các bệnh lý ký sinh trùng thường tới viện trong tình trạng bị ngứa từ nhẹ đến dữ dội. Không ít trường hợp da bị tổn thương, nhiễm trùng nhiều năm.
"Khoảng 2/3 bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng đến viện chúng tôi khám đều có biểu hiện ngứa", bác sĩ Thọ nói. Người dân khi bị ngứa thường nghĩ ngay tới các bệnh về da liễu và đi khám chuyên khoa da liễu, dị ứng, miễn dịch.
"Nhiều bệnh nhân điều trị da liễu tới 5 năm, 10 năm nhưng không khỏi", ông cho biết. Sau đó, bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Đặng Văn Ngữ để khám thì phát hiện nhiễm ký sinh trùng từ chó, mèo.
Khi ngứa, bệnh nhân sẽ gãi và gây tổn thương nhiều mảng da, trong khi không phải lúc nào bệnh nhân cũng ý thức được việc phải rửa tay trước khi gãi. Đầu móng tay bẩn là môi trường để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể khi gãi.
Giun đũa chó, mèochỉ là vật ký sinh ở chó, mèo, khi vào cơ thể người, sẽ không có chu kỳ sinh sản, ngõ cụt, không thể tìm thấy trứng hay ấu trùng của giun đũa chó mèo trong phân người.
Để chẩn đoán bệnh, chỉ có thể tìm thấy kháng thể của giun đũa chó, mèo trong máu bệnh nhân, kèm theo chỉ số bạch cầu ái toan tăng và một số triệu chứng lâm sàng.
Làm gì để không nhiễm ký sinh trùng từ chó, mèo?
Theo bác sĩ Thọ, người bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo, sán dây, giun lươn, sán máng, sán thường bị ngứa rất nhiều. Ngứa không gây nguy hiểm tới tính mạng con người nhưng gây ra khó chịu trong cuộc sống sinh hoạt.
Để không bị nhiễm ấu trùng giun đũa từ chó mèo, bác sĩ Thọ khuyến cáo:
- Không nên ăn ngủ chung, ôm hôn chó mèo.
- Nên vệ sinh sạch sẽ cho có mèo, bát đựng thức ăn, chất thải của chó, mèo nên xử lý và vệ sinh sạch sẽ.
- Nên tẩy giun định kỳ cho chó, mèo sẽ giảm nguy cơ truyền bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo sang người. Vì chó, mèo cũng có nguy cơ nhiễm các bệnh ký sinh trùng rất cao.
![]() | ![]() |
Không chỉ lác đác một vài cây, rất nhiều các cây mai anh đào trong thành phố đều nở rộ rực rỡ. Những cung đường như: Trần Hưng Đạo, Lê Đại Hành, Phạm Ngũ Lão, Hồ Tuyền Lâm và các quảng trường Lâm Viên, Bùi Thị Xuân… đều được phủ sắc hồng phớt dịu dàng quen thuộc.
Anh Sam Sam (sinh sống tại Đà Lạt) cho biết, mai anh đào bung nở khiến tất cả người dân đều bất ngờ, còn du khách thì rất ngạc nhiên và thích thú. “Chưa bao giờ ở Đà Lạt mà mai anh đào, loài hoa vốn được gọi là “hoa báo xuân” lại nở vào tháng 4 thế này, bình thường hoa chỉ nở vào tháng 1, tháng 2 thôi. Chính vì thế nên mấy ngày nay có rất nhiều người đã tranh thủ đi chụp ảnh, check-in. Mình thấy dãy hoa bên hồ Tuyền Lâm là "được lòng" du khách nhất bởi hoa ở đây nở dày, lại không quá cao, rất dễ để chụp."
![]() | ![]() |
Sinh ra và lớn lên tại Đà Lạt, bạn Lê Thu hài hước chia sẻ: “Sáng ra đường mà mình tưởng Tết về luôn, tại hoa nở quá trời. Mình còn phải mở điện thoại ra xem lịch, không lại cứ nghĩ vừa “xuyên không” về quá khứ. Mình cũng rất thắc mắc là sao thời tiết nóng vậy mà hoa vẫn nở được, có thể là do biến đổi khí hậu chăng?”
Hoa mai anh đào Đà Lạt còn được gọi với cái tên tiếng anh là Prunus Cerasoides. Khác với những giống hoa anh đào ở nơi khác, hoa mai anh đào Đà Lạt có phần thân thuộc giống đào mận, nhưng hoa lại có năm cánh như hoa mai. Vì vậy, chúng được gọi với cái tên mai anh đào. Tuỳ vào điều kiện thời tiết từng năm, hoa có thể nở sớm vào tháng 12 hoặc nở muộn vào tháng 2, tuy nhiên hoa sẽ chỉ nở một lần trong năm.
Thông thường, thời gian hoa mai anh đào nở sẽ kéo dài khoảng 2 tuần, nhưng với nhiệt độ khá nóng như hiện nay, hoa có thể sẽ tàn nhanh hơn. Khi hiện tượng này được chia sẻ trên các trang mạng xã hội, rất nhiều du khách hy vọng hoa sẽ giữ được đến kỳ nghỉ lễ 30/4 sắp tới để có cơ hội được chứng khiến hiện tượng kì lạ này.
Ảnh: Sam Sam
" alt=""/>Mai anh đào bất ngờ nở rộ khắp Đà Lạt giữa nắng hè tháng 4Từ những cơn đau tức ở hạ sườn, vàng da, ông L. đi kiểm tra sức khỏe, nhận chẩn đoán ung thư gan. Ông đã được cắt một phần gan. Gần đây, ông đi kiểm tra lại sức khỏe phát hiện có điểm mờ trên phim nên vào lại bệnh viện để điều trị, theo dõi.
Cùng điều trị tại viện, ông Đ.M.S (54 tuổi, trú tại Bắc Ninh) cũng mắc ung thư gan di căn đại tràng. Ông S. cho biết hơn 30 năm qua hầu như ngày nào ông cũng uống rượu. Ngày nhiều, ông uống tới cả lít rượu, ít từ 200-300ml. Uống rượu đã trở thành thói quen không thể bỏ được của ông.
Theo Phó giáo sư Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, ung thư biểu mô tế bào gan là ung thư phổ biến hàng thứ 6 trên thế giới và đứng thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong do ung thư ở người.
Tại Việt Nam, theo cơ quan ghi nhận ung thư quốc tế được công bố trên GLOBOCAN 2020, số người mới mắc ung thư biểu mô tế bào gan và số ca tử vong vì ung thư này đều xếp thứ nhất.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư gan đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như giới tính (nam giới nhiều hơn nữ giới), những người mắc bệnh gan mạn tính xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan B, C, béo phì, nhiễm độc tố aflatoxin do nấm mốc…. Ngoài ra, nguyên nhân gây ung thư gan có thể liên quan đến các yếu tố môi trường, lạm dụng rượu bia, thuốc lá...
Ai dễ mắc bệnh?
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Hà Hải Nam, Giảng viên Bộ môn Ung thư, trường Đại học Y Hà Nội, ung thư gan ngày càng phổ biến hơn. Khi ngồi tại phòng khám của Bệnh viện K (Hà Nội) có ngày bác sĩ Nam tiếp nhận 2-3 bệnh nhân ung thư gan. Nhiều người còn rất trẻ chỉ 30-40 tuổi. Những người có nguy cơ mắc bệnh ung thư gan:
- Người mắc các bệnh viêm gan virus B, C, xơ gan, gan nhiễm mỡ. Đặc biệt, người bị viêm gan virus cần điều trị triệt để vì đây là thủ phạm gây ung thư gan hàng đầu.
- Người béo phì và mắc bệnh tiểu đường dễ mắc ung thư gan hơn.
- Những người thường xuyên uống rượu, bia, acetaldehye được sinh ra trong quá trình chuyển hóa rượu cũng làm suy yếu khả năng sửa chữa sai sót tự nhiên DNA của tế bào, tăng nguy cơ gây đột biến tế bào, từ đó khối ung thư sẽ hình thành. Bác sĩ Nam cho biết rượu còn gây tổn thương các tế bào gan. Khi uống quá nhiều rượu, chức năng thải độc của gan sẽ bị quá tải, các tế bào gan bị tổn thương trầm trọng, hình thành nên các mô sẹo, xơ và ung thư gan.
- Những người thường xuyên ăn thực phẩm nấm mốc ở các thực phẩm như gạo, lạc, đậu tương, lúa mì, người ăn thịt tươi sống nhiễm sán. Nhiều loại ký sinh trùng khi xâm nhập vào cơ thể sẽ phá hủy gan, gây ung thư.
Nếu có các dấu hiệu vàng da, sụt cân, đau ở hạ sườn phải, mệt mỏi, chán ăn… bạn cần tới ngay các cơ sở y tế để được khám và sàng lọc ung thư gan.