Từ ngày mất đi ánh sáng từ đôi mắt, cuộc sống của nam sinh dò dẫm trong bóng tối. Khánh phải tập làm quen với mọi thứ, bắt đầu từ việc cầm nắm các vật xung quanh…
"Khi mới biết mình mất thị lực, em cảm thấy mệt mỏi, áp lực. Em suy sụp, khóc nhiều. Nhưng mẹ chỉ có mình em là chỗ dựa nên em nghĩ mình phải vượt lên hoàn cảnh. Lúc đầu em không dám chạm chân xuống đất để bước đi, nhưng sau đó em tập hát, học chữ nổi và bắt đầu định hình lại mục tiêu cuộc sống của mình”, Khánh nói.
12 năm học phổ thông, Khánh luôn có mẹ và bà ngoại đồng hành. Mẹ em là người phụ nữ khiếm thị, chỉ nhìn được các vật ở khoảng cách gần nhưng suốt quá trình học, chị Tình luôn đạp xe dẫn Khánh đến lớp đều đặn.
Khánh nói, sau giờ học ở lớp, bà ngoại sẽ hỗ trợ em đọc bài trong sách giáo khoa. “Đến lớp em tập trung ngồi nghe giảng, vì em không thể ghi chép nên được các giáo viên, bạn bè hỗ trợ rất nhiều. Mọi người luôn dành tình yêu, quan tâm em một cách đặc biệt. Về nhà, bà ngoại sẽ đọc sách giáo khoa cho em nắm lại kiến thức”, nam sinh cho hay.
Nỗ lực vươn lên học tập, thành quả ngọt ngào đến với Khánh với việc 12 năm liền em đều đạt học sinh giỏi toàn diện. Ngoài ra, em vinh dự nhận được nhiều giải thưởng như đạt giải 3 cuộc thi “Ươm hạt giống tâm hồn”; Đạt giải nhì cuộc thi “Go with you” do mạng lưới khiếm thị Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.
Năm 2023, em là 1 trong 10 học sinh được Tỉnh đoàn Hà Tĩnh và Sở GD-ĐT Hà Tĩnh tuyên dương học sinh vượt khó…
Cũng trong năm 2023, Khánh là đại biểu nhỏ tuổi nhất, 1 trong 21 cá nhân tiêu biểu toàn tỉnh được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh vì thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Năm 2024, em được kết nạp vào Đảng khi đang là học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng…
Chia sẻ về dự định ngành học sau khi được 6 trường đại học tuyển thẳng, nam sinh Đỗ Nam Khánh cho hay, em sẽ theo học Ngành công tác xã hội, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) để thực hiện ước mơ.
Chị Nguyễn Thị Thanh Tình, mẹ của Nam Khánh, chia sẻ: “Sắp tới tôi sẽ đưa con ra Hà Nội nhập học. Tôi đang nhờ mọi người kết nối để tìm nhà trọ cho con. Hành trình phía trước đầy khó khăn nhưng tôi mong con luôn vững vàng, vượt khó để chiến thắng số phận”.
![]() |
Bà Lê Thị Kim Chi - CEO Apollo English (ngoài cùng bên phải) tại Diễn đàn xúc tiến đầu tư và hợp tác giáo dục Việt Nam - Vương quốc Anh |
Bên cạnh đó, Apollo English & Dragonfly Education cũng sẽ thử nghiệm chương trình học tiếng Anh theo năng lực học viên tại các trường học và cùng Bộ GD&ĐT xây dựng nền tảng học tiếng Anh trực tuyến cho trẻ em Việt Nam. Nền tảng này dự kiến sẽ được áp dụng rộng rãi tại các trường học chỉ định bởi Bộ. Lưu
![]() |
230 đại biểu là các trường đại học, doanh nghiệp, tổ chức giáo dục của Vương quốc Anh và Việt Nam tham dự Diễn đàn |
Bà Lê Thị Kim Chi, CEO Apollo English cho biết: “Chúng tôi cảm thấy vô cùng vinh dự khi được Bộ GD&ĐT tin tưởng lựa chọn là một trong những đối tác Anh Quốc chuyên về đào tạo giáo viên tiếng Anh tại Việt Nam để đồng hành cùng đề án ngoại ngữ quốc gia 2080. Apollo English sẽ luôn nỗ lực để góp phần nâng cao mặt bằng tiếng Anh cho trẻ em Việt Nam”
Tham khảo thêm tại: www.apollo.edu.vn
(Nguồn Apollo English)
" alt=""/>Apollo cùng Bộ Giáo dục nâng tầm ngoại ngữ trẻ em ViệtCụ thể, đầu năm học 2024-2025, trường ký hợp đồng với đơn vị đủ hồ sơ, giấy tờ liên quan trong việc cung cấp thực phẩm để tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh nhà trường. Đơn vị được lựa chọn là Công ty TNHH dịch vụ tổng hợp Hồng Quang có trụ sở tại huyện Bát Xát.
Tuy nhiên, một số phụ huynh cho rằng việc vận chuyển thực phẩm đơn vị trên đến trường với quãng đường xa nên chất lượng thực phẩm sẽ không đảm bảo, đồng thời giá cả của nhà cung ứng nêu trên cao hơn giá cả thị trường. Chính vì vậy, phụ huynh yêu cầu trường chọn đơn vị cung cấp thực phẩm tại địa bàn huyện Bảo Yên.
Để tìm tiếng nói chung, giải quyết vấn đề nêu trên, ngày 10/11, Trường Mầm non Hoa Sen đã tổ chức cuộc họp với sự tham gia của toàn thể phụ huynh học sinh và đại diện lãnh đạo địa phương, Phòng GD-ĐT huyện Bảo Yên.
Bà Lục Thị Mỹ Lệ, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Sen cho biết, kết thúc cuộc họp trên, vấn đề lựa chọn, tìm kiếm nhà cung ứng thực phẩm vẫn chưa được giải quyết nên nhà trường đưa ra giải pháp phụ huynh mang cơm trưa đến cho các con hoặc đến giờ trưa đón con về và cho con quay trở lại trường học vào buổi chiều.
"Ngày 12/11 đơn vị cung ứng thực phẩm đã tạm thời được lựa chọn và đơn vị này sẽ hoàn thiện thủ tục, hồ sơ trong 1-2 ngày tới để đảm bảo đúng quy định và cung cấp thực phẩm lâu dài, ổn định cho nhà trường", bà Lệ nói.
Trao đổi với PV chiều 12/11, bà Nguyễn Thị Ngoan, Phó trưởng phòng GD-ĐT huyện Bảo Yên cho biết, sau 1 ngày tạm dừng, hoạt động dạy học, bữa ăn bán trú tại trường mầm non Hoa Sen diễn ra bình thường. Ngày 13/11, toàn trường có 38 em học sinh nghỉ do ốm hoặc bận việc gia đình, tỷ lệ chuyên cần đạt 85%.
Theo bà Ngoan, không chỉ riêng Trường Mầm non Hoa Sen mà tất cả các trường trên địa bàn huyện Bảo Yên đều thực hiện theo đúng các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh và Sở GD-ĐT tỉnh Lào Cai, trong đó có việc phục vụ hỗ trợ nấu ăn cho học sinh bán trú ăn, ở tại trường và đảm bảo tại các trường học.