Ngày 18/11, trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Đông, Hà Nội) kỷ niệm 70 năm thành lập trường và 20 năm trở thành trường chuyên.
Tại lễ kỷ niệm, ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội đánh giá, đây là một trong những ngôi trường luôn trong top những trường có thành tích nổi bật nhất nước.
![]() |
Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ |
Hàng năm, 100% học sinh khối 12 của nhà trường đỗ tốt nghiệp, 90% học sinh đỗ ĐH và có nhiều lớp chuyên đỗ ĐH 100%.
Thầy Nguyễn Hoàng Kim, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Huệ cho biết, tháng 3/1947, giữa cuộc kháng chiến chống Pháp, tại làng Sêu, xã Trinh Tiết, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Đông (sau thành Hà Tây rồi Hà Nội) ra đời trường trung học kháng chiến mang tên người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ với 4 lớp học.
Từ mái trường này, đã có trên 3.000 học sinh tham gia vào 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ.
Đến năm 1997, Sở GD-ĐT tỉnh Hà Tây giao cho trường nhiệm vụ mới là đào tạo học sinh năng khiếu cho tỉnh để thực hiện mục tiêu: “Nâng cao dân trí - Đào tạo nhân lực - Bồi dưỡng nhân tài”, đồng thời ra quyết định đổi tên trường PTTH Nguyễn Huệ thành trường chuyên Nguyễn Huệ.
Từ chỗ chỉ có 3 hệ chuyên Toán, Hoá, Pháp, đến nay trường có đầy đủ 11 hệ chuyên gồm: Toán, Lý, Hoá, Sinh, Văn, Sử , Địa, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, Tin học.
![]() |
![]() |
Các thế hệ thầy cô, học sinh nhiều thế hệ ngày trở về |
Chặng đường 70 năm, nhà trường đã đào tạo được trên 2,5 vạn học sinh chất lượng cao. Riêng 20 năm qua, nhà trường đã giành 800 giải quốc gia, 14 giải quốc tế ở nhiều lĩnh vực.
Đây cũng là dịp hiếm hoi quy tụ đông đủ các thế hệ học sinh để tri ân và ôn lại nhiều kỷ niệm với các thế hệ thầy cô giáo của nhà trường.
Không giấu nổi xúc động, thầy Thái Văn Bình, nguyên Hiệu trưởng trường chia sẻ: “Ngày hôm nay, chúng tôi đã có chung một cảm giác, giống như năm xưa gieo hạt, còn giờ được hưởng trái ngọt. Rất cảm ơn các em, những học trò của chúng tôi!”.
Đây cũng là lần đầu tiên, khoá cựu học sinh chuyên Nguyễn Huệ 1999-2002 tổ chức ngày hội, quy tụ được đầy đủ 21 lớp với 300 thành viên để chào mừng ngày tri ân các thầy cô.
Tuấn Thành
" alt=""/>Ngôi trường có 800 giải quốc gia và 2,5 vạn HS chất lượng caoCa sĩ Vy Oanh cùng gia đình hiện sinh sống tại căn biệt thự tại quận 2, TP.HCM. Những ngày Tết Nguyên đán cận kề, nữ ca sĩ tô điểm sắc xuân cho không gian sống của mình với những chậu hoa trang trí rực rỡ.
![]() |
Sân vườn rộng rãi cũng là không gian nữ ca sĩ dành cho các con vui chơi, gần gũi với thiên nhiên. Những loại hoa nhiều màu sắc được cô khéo léo chăm và tưới để kịp trổ những ngày Tết.
![]() |
Vy Oanh bày trí cây đào to làm điểm nhấn cho phòng khách. Dù có người phụ dọn dẹp, cô cũng đích thân dọn dẹp từng ngóc ngách trong ngôi nhà và tự đi chợ mua vật phẩm trang trí phù hợp.
Do dịch Covid-19, giọng ca Đồng xanhđã sớm kết thúc công việc kinh doanh để dành thời gian ở nhà. Cô tổ chức gói hàng trăm chiếc bánh chưng để dành tặng nhân viên, đối tác. Theo thông lệ hằng năm, ngày 27 Tết nữ ca sĩ và gia đình cùng ông xã và các con tảo mộ ông bà ngoại.
Vy Oanh chuẩn bị sẵn chén, đĩa cho mâm cơm gia đình đêm Giao thừa. Cô cùng người giúp việc nấu sẵn vài món, trữ đông các thực phẩm trong tủ lạnh dùng dần trong vài ngày tới.
Nữ ca sĩ chọn tông trắng xuyên suốt và điểm xuyết màu vàng trong toàn bộ căn nhà. Mỗi góc trong nhà đều được Oanh chăm chút, mang vẻ đẹp riêng và gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Nữ ca sĩ tranh thủ tạo dáng trong lúc nghỉ ngơi sau khi dọn dẹp nhà. Ở tuổi 36 và làm mẹ của 2 con, cô được khen ngợi về nhan sắc tươi trẻ, vóc dáng thon gọn.
Từng là một trong những nữ ca sĩ nổi bật của nhạc Việt, Vy Oanh trong vài năm qua hạn chế hoạt động nghệ thuật. Nữ ca sĩ chuyển sang công việc kinh doanh, đồng thời dành phần lớn thời gian vun vén tổ ấm nhỏ.
"Tôi bây giờ thích tĩnh lặng và tập trung cho gia đình, con cái, công việc. Tôi thích cuộc sống thật, không màu mè. Thay vì thời gian làm hình ảnh để lên báo chí, tôi muốn dành thời gian đó để có những gây phút bình yên giản dị bên chồng bên con", cô chia sẻ với VietNamNet.
Clip biệt thự triệu đô của Vy Oanh
Thúy Ngọc
Show diễn của Phương Nguyễn Silk là lần hiếm hoi Vy Oanh xuất hiện sau thời gian dài tập trung cho việc kinh doanh và vun vén tổ ấm cùng ông xã đại gia.
" alt=""/>Vy Oanh trang trí biệt thự triệu độ đón TếtTrong 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu toàn ngành viễn thông đạt 107.900 tỷ đồng, tăng trưởng 10,9% so với cùng kỳ năm 2021. Các chỉ tiêu về lợi nhuận, nộp ngân sách đều tăng.
Cơ sở hạ tầng viễn thông Việt Nam tiếp tục được củng cố về chất lượng và phát triển về số lượng. Điều này mở ra cơ hội ngày càng thuận lợi và bình đẳng hơn để nhân dân ở mọi vùng miền trên cả nước tiếp cận các dịch vụ viễn thông và Internet với chi phí thấp.
Xóa các vùng lõm sóng di động cũng là một chủ trương lớn của ngành TT&TT. Trước thời điểm ngày 1/1/2021, cả nước có tổng cộng 2.418 thôn lõm sóng. Đây là những điểm mà người dân không thể tiếp cận được với sóng di động. Song số lượng điểm lõm sóng đã giảm mạnh chỉ sau gần 2 năm.
Tính đến hết quý 3 năm 2022, các doanh nghiệp viễn thông đã phủ sóng thêm 2.152 thôn trong tổng số 2.418 thôn lõm sóng. Trong đó, bao gồm 1.380 thôn được phủ sóng năm 2021 và 772 thôn được phủ sóng năm 2022.
Hiện Việt Nam đã phủ sóng được 89% tổng số thôn bị lõm sóng. Ở một góc nhìn rộng hơn, các doanh nghiệp viễn thông đã phủ sóng 99,72% số thôn, bản trên toàn quốc, tăng 2,18% so với năm 2021.
Thứ hạng của Việt Nam trên thế giới trong lĩnh vực này ngày càng được cải thiện. Việt Nam xếp hạng 41 về ứng dụng Viễn thông - CNTT trong chỉ số cạnh tranh quốc gia GCI của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). So với năm 2018 (xếp thứ 95), Việt Nam đã tăng tới 54 bậc xét riêng ở chỉ số này.
Ở Chỉ số phát triển CNTT (ICT Development Index - IDI) do Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) công bố, Việt Nam đang xếp hạng 75, tăng 33 bậc so với năm 2017 (hạng 108).
Những kết quả trên có sự đóng góp không nhỏ của việc xây dựng và thực thi chính sách về quản lý viễn thông nói chung và quản lý tài nguyên kho số, thuê bao, đầu số nói riêng.
Trọng Đạt
" alt=""/>72,4% hộ gia đình Việt Nam có cáp quang Internet