Kết thúc tuần giao dịch từ ngày 11/11 đến ngày 16/11, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết tại 80-83,5 triệu đồng/lượng (mua - bán). Giá vàng miếng "khởi động" tuần mới ở mức 81,9-85,4 triệu đồng/lượng (mua - bán), song bất ngờ giảm giá về hiện tại.
Trong khi đó, vàng nhẫn tròn trơn kết thúc tuần qua được doanh nghiệp niêm yết tại 79,8-82,3 triệu đồng/lượng (mua - bán). Mặt hàng này đầu tuần giảm liên tục, song đến 2 phiên cuối tuần phục hồi.
Diễn biến giá trong nước đồng pha với thế giới. Trên thế giới, kim loại quý đã giảm giá liên tục 4 phiên đầu tuần, song đến 2 phiên cuối tuần bật tăng nhẹ, chốt tuần tại mức 2.562 USD/ounce. Dù vậy, vàng vẫn giảm hơn 120 USD so với mức chốt phiên tuần trước.
Trong 2 tuần qua, giới đầu tư vàng đã không khỏi lo lắng khi chứng kiến giá kim loại quý này giảm từ vùng giá 2.800 USD/ounce xuống còn hơn 2.500 USD/ounce. Dù được xoa dịu bởi những thông tin rằng vàng vẫn được hỗ trợ mạnh mẽ trong trung và dài hạn, những người nắm giữ vàng vẫn chưa hết "thấp thỏm" khi giá vẫn trong nhịp giảm từng ngày.
Giá vàng chao đảo tuần qua (Ảnh: Thành Đông).
Chỉ tính riêng tuần này, giá vàng đã giảm gần 5%, đánh dấu mức giảm hàng tuần lớn nhất trong khoảng 3 năm. Từ mức đỉnh, kim loại này đã mất hơn 250 USD (khoảng 9%), khiến đây trở thành đợt giảm giá kéo dài nhất kể từ đầu tháng. Theo chuyên gia, đây chỉ là sự điều chỉnh trong ngắn hạn và vàng thậm chí có thể về mốc 2.400 USD/ounce.
Giám đốc đầu tư Naeem Aslam của Zaye Capital Markets cũng thừa nhận sự suy yếu gần đây của kim loại màu vàng. Tuy nhiên, ông cho rằng, vẫn sẽ có những yếu tố có thể giúp vàng đảo chiều trong tương lai.
Vị này chỉ ra, những ngày qua, vàng đã chịu áp lực giảm đáng kể do sức ép của đồng USD và kỳ vọng thay đổi về chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Theo ông, một số yếu tố có thể thay đổi quỹ đạo của giá vàng trong những tháng tới.
Các nhà giao dịch và nhà đầu tư lo ngại rằng, kim loại màu vàng có thể phải đối mặt với thời gian thử thách lâu hơn nữa trong thời gian tới bởi quan chức Fed mới đây xác nhận sẽ không vội vàng hạ lãi suất. Tuy nhiên, Aslam cho rằng, những người "săn" hàng giá rẻ đang nhìn nhận tình hình theo một góc nhìn khác.
Tuần tới, thị trường được phần đông chuyên gia dự báo sẽ trầm lắng hơn khi ít dữ liệu kinh tế quan trọng được công bố. Thông tin được chờ đợi sẽ là số liệu về nhà ở và giấy phép xây dựng tại Mỹ, doanh số bán nhà cùng khảo sát tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan. Ngoài ra, thị trường cũng chờ đợi bình luận của một số quan chức Fed để đánh giá tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất sắp tới.
" alt=""/>Dự báo bất ngờ về vàng sau tuần giảm giá mạnhGiám đốc điều hành Ngân hàng VTB của Nga Andrey Kostin (Ảnh: Reuters).
"Phương Tây sẽ không trả lại bất kỳ tài sản có chủ quyền nào của Nga, vốn đang bị đóng băng như một phần của lệnh trừng phạt liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine", Giám đốc điều hành (CEO) của ngân hàng cho vay lớn của Nga VTB, Andrey Kostin, dự đoán.
Mỹ và các đồng minh đã đóng băng khoảng 300 tỷ USD tài sản thuộc về Ngân hàng Trung ương Nga kể từ năm 2022 như một phần của lệnh trừng phạt liên quan đến Ukraine.
Các khoản tiền gửi tại công ty thanh toán Euroclear có trụ sở tại Brussels (Bỉ) đã tạo ra hàng tỷ USD tiền lãi, mà Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định sử dụng để tài trợ cho Kiev.
"Ở phương Tây, họ nói rằng hãy dùng nguồn dự trữ này để trả tiền cho việc tái thiết Ukraine. Và họ sẽ lập một dự luật mà ngay cả nguồn dự trữ như vậy cũng không đủ", ông Kostin nói khi trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters vốn được công bố hôm 2/12.
Trước đó, hôm 1/12, Chủ tịch mới của Hội đồng châu Âu (EC) Antonio Costa, cho biết EU sẽ tiếp tục cung cấp viện trợ kinh tế và quân sự cho Ukraine trong năm tới, bằng cách sử dụng tiền lãi tích lũy từ số tiền Nga bị đóng băng.
"Bắt đầu từ tháng tới, chúng tôi có kế hoạch cung cấp, trong 1 năm trọn vẹn, mỗi tháng, 1,5 tỷ euro tiền hỗ trợ. Số tiền này lấy từ nguồn các tài sản bị đóng băng của Nga và cũng có thể được sử dụng cho mục đích quân sự", ông Costa cho biết trong chuyến thăm Kiev vào ngày đầu tiên của nhiệm kỳ.
Đầu năm nay, EU đã quyết định cung cấp cho Ukraine một phần lãi suất từ số tài sản bị đóng băng của Nga tạo ra. Vào tháng 7, EC tuyên bố sẽ phân bổ 1,5 tỷ euro cho Kiev, chủ yếu là vũ khí, như đợt viện trợ đầu tiên. Đợt thứ hai, dự kiến lên tới 1,9 tỷ euro, có thể được giải ngân vào mùa xuân năm 2025.
Vào tháng 10, Nghị viện châu Âu cũng đã phê duyệt khoản vay lên tới 35 tỷ euro cho Ukraine để hoàn trả bằng doanh thu trong tương lai từ các tài sản bị đóng băng của Nga. Khoản vay này là một phần của EU trong gói mà Nhóm G7 đã nhất trí cung cấp cho Kiev nhằm tăng hỗ trợ khoản vay lên tới 50 tỷ USD.
EU đang nắm giữ khoảng 210 tỷ euro tài sản thuộc về ngân hàng trung ương Nga. Trong khi đó, Mỹ vẫn chưa công khai số tài sản của Nga mà họ nắm giữ. Theo tính toán của Reuters, vào đầu năm 2022, Moscow có khoảng 67 tỷ USD tài sản bằng USD.
Moscow đã nhiều lần cáo buộc phương Tây "đánh cắp" tiền của mình. Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov hồi tháng 10 đã cảnh báo Moscow sẽ đáp trả tương tự đối với việc phương Tây sử dụng nguồn thu nhập từ dự trữ ngân hàng trung ương bị đóng băng của mình.
Tháng trước, ông Siluanov cho biết Moscow sẽ sử dụng nguồn thu nhập từ tài sản bị đóng băng của các nhà đầu tư phương Tây.
Theo RT" alt=""/>Chuyên gia Nga: Phương Tây sẽ không trả lại tài sản đóng băng của Moscow