Ngày 25/11, nhiều phụ huynh của Trường Tiểu học Đức Thắng (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã đứng trước cổng trường từ sớm để yêu cầu nhà trường đối thoại về suất ăn “nghèo nàn” của học sinh.
Chị Thu Huyền (phường Đức Thắng, phụ huynh khối lớp 1) cho biết, con chị bắt đầu ăn bán trú tại trường từ đầu năm học. Tuy nhiên, khi về nhà con luôn nói không muốn ăn trưa tại trường vì thức ăn không ngon. Nghe con nói vậy, chị cùng một số phụ huynh khác đã đến kiểm tra lần đầu vào tháng 9/2019.
Bữa ăn chỉ có một chút củ cải xào, 4 miếng đậu phụ nhỏ và 5 viên chả cá đông lạnh.
“Khi đi kiểm tra chúng tôi bất ngờ vì bếp ăn của trường không đảm bảo chất lượng vệ sinh. Trường sử dụng dầu ăn không rõ nguồn gốc được đóng vào những chai không nhãn mác để chế biến. Những suất ăn của học sinh cũng lèo tèo không đảm bảo dinh dưỡng. Chúng tôi đã đề nghị nhà trường giải quyết và trường hứa sẽ khắc phục theo yêu cầu của phụ huynh.
Tuy nhiên đến tháng 11, khi đi kiểm tra lại, chúng tôi đã bị cấm không được vào. Sau một thời gian gay gắt, ngày 21/11 chúng tôi vào được trường thì thấy bữa ăn của các con không cải thiện mà còn tệ hại hơn”, chị Huyền cho biết.
Theo đó, suất ăn ngày 21/11 của học sinh chỉ có một chút củ cải xào, 4 miếng đậu phụ nhỏ và 5 viên chả cá đông lạnh. Nhiều phụ huynh vì xót con nên đã đồng loạt đón về nhà, ngừng cho ăn bán trú.
Các phụ huynh cũng cho biết thêm, trước đó, khi đi kiểm tra, nhiều phụ huynh còn phát hiện ra gạo có mọt do bị cũ hoặc để quá lâu. Phụ huynh đã góp ý với nhà trường nhưng chất lượng bữa ăn không được cải thiện.
Hiện phụ huynh phải đóng tiền ăn bán trú là 25.000 đồng/ngày, trong đó 5.000 đồng dành cho bữa phụ.
“Bữa ăn có thể có những hôm không đẹp mắt”
Trao đổi với báo chí ngày 25/11, bà Trần Thị Phượng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đức Thắng cho biết, bữa ăn phụ huynh đăng tải chưa thể đánh giá được tất cả các suất ăn của nhà trường trong thời gian qua.
Bà Trần Thị Phượng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đức Thắng
“Bữa ăn bán trú có thể có những hôm không được đẹp mắt. Giá cả thị trường đã tăng lên rất nhiều nhưng nhà trường vẫn giữ nguyên mức giá không cao so với mặt bằng chung của các trường.
Tuy nhiên nhà trường vẫn tiếp thu ý kiến của phụ huynh, chủ động rà soát lại toàn bộ quy trình để đánh giá, khắc phục và đưa ra phương án để đảm bảo học sinh có bữa ăn tốt nhất trong thời gian tới”, bà Phượng nói.
Hiện, Trường Tiểu học Đức Thắng có số lượng học sinh ăn bán trú khoảng 720 em. Bà Phượng cho biết, đây là năm học đầu tiên của nhà trường nên việc thực hiện bữa ăn bán trú còn chưa thực sự tốt.
“Chúng tôi đã yêu cầu bếp trong thời gian tới đảm bảo bữa ăn cho các con, đồng thời mời phụ huynh đến để tham gia giám sát. Trường chúng tôi mới thành lập nên còn rất nhiều điểm hạn chế. Chúng tôi đã yêu cầu bên bếp đăng ký phần mềm dinh dưỡng học đường để dựa vào đó, nhà trường và phụ huynh có thể định lượng dinh dưỡng cho các con”, đại diện nhà trường cho hay.
Thúy Nga
- Ban điều hành Trường quốc tế Việt Úc (TP.HCM) thừa nhận nhà cung cấp suất ăn cho học sinh có một số sơ suất trong khâu quản lý và kiểm định về định lượng suất ăn phụ vụ cho học sinh.
" alt=""/>Phụ huynh bức xúc vì bữa ăn lèo tèo đậu phụ, chả cá đông lạnhTheo đó, kế hoạch đặt mục tiêu đến năm 2020, khoảng 50% trường THCS, 50% trường THPT tại TP Đà Nẵng có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương; khoảng 50% trường THCS, 50% trường THPT có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ.
Phấn đấu ít nhất 20% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ chứng chỉ nghề, sơ cấp, trung cấp; ít nhất 20% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng, đại học kỹ thuật.
Đến năm 2025, phấn đấu 100% trường THCS và THPT có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương; 100% trường THCS và THPT có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ. Phấn đấu ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ chứng chỉ nghề, sơ cấp, trung cấp; ít nhất 35% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng, đại học kỹ thuật.
Để đạt được mục tiêu đề ra, một số nhiệm vụ, giải pháp được kế hoạch đề ra như: nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông; đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông; phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp trong các trường THCS, THPT; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học gắn với giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông; bổ sung, hoàn thiện văn bản chỉ đạo về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông; huy động nguồn lực xã hội tham gia giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh phổ thông…
![]() |
Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng |
UBND TP giao Sở GD-ĐT tham mưu để đưa nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông vào chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố hàng năm, từng giai đoạn; xây dựng cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh; bố trí kinh phí tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tại một số trường trung học, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên triển khai mô hình điểm về giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và thường xuyên rà soát đề xuất hoàn thiện các chính sách hỗ trợ học nghề nghiệp theo quy định hiện hành như chính sách miễn, giảm học phí; chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp; chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ… Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn phối hợp với Sở GD-ĐT xây dựng chương trình giáo dục hướng nghiệp phù hợp với từng địa phương và thị trường lao động. Cùng đó cử cán bộ, giáo viên triển khai các hoạt động giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh trung học tại các trường THCS, THPT.
UBND TP cũng đề nghị các trường cao đẳng, trung cấp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục thường xuyên đưa vào chương trình đào tạo các nội dung về giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng cho học sinh phổ thông. Cùng đó, rà soát lại các điều kiện tổ chức các lớp học văn hóa kết hợp đào tạo nghề tại địa phương, trong đó cần chú trọng đến ngành nghề phù hợp nhu cầu và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhằm thu hút học sinh đăng ký tham gia học nghề. Ngoài ra, chủ động, phối hợp gắn kết với các doanh nghiệp nhằm cung ứng, giải quyết việc làm cho học sinh sau đào tạo.
Hải Nguyên
- Ngày 26/11, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP Hà Nội đã tổ chức khai mạc Kỳ thi tay nghề TP Hà Nội năm 2019.
" alt=""/>Đà Nẵng đặt mục tiêu đến năm 2020 ít nhất 20% học sinh tốt nghiệp THCS học nghề