Các tin liên quan |
Nếu tôi là Bộ trưởng Bộ Giáo dục? |
![]() |
Quan trong hơn hết là trong 5 năm này, tôi muốn thay đổi, muốn thấy sự thay đổi tích cực từ các em hoc sinh ở bậc tiểu học, từ những thầy cô, từ những trường tiểu học trong việc nâng đỡ, dìu dắt để học sinh từ một tờ giấy trắng có thể dần hình thành nhân cách, học thật, làm thật.
Nhưng để làm được điều đó, tôi không thể và hoàn toàn không thể một mình đi đến nơi này, nơi khác để kêu gọi, để vận động. Tôi càng không thể đổ lỗi cho các phụ huynh học sinh vì chính các em đã ở trường 8 giờ mỗi ngày mà tôi chưa làm tròn trách nhiệm.
Chính vì vậy, việc đầu tiên là tôi muốn lắng nghe những ý kiến, những đóng góp ở bậc học này từ phụ huynh, từ các nhà giáo dục, phải cần đến những hiến kế, cần có những “hội nghị Diên Hồng” trong giáo dục.
Khi đã “đâu vào đó”, tôi sẽ có thể điều chỉnh và thậm chí là thay đổi để học sinh tiểu học không còn nặng vai trong những buổi đến trường, các em sẽ không còn lo sợ trong mỗi kỳ thi, được học những môn mình thích.
Như vậy, trong 5 năm này, nếu đi đúng hướng thì tôi đã có “lãi”. Đó chính là một thế hệ học sinh mới và các em sẽ tiếp tục phát triển, tiếp tục tiến lên ở những bậc học sau. Tất nhiên, lại phải cần tiếp tục một vị “tư lệnh ngành” để nối tiếp những gì chưa xây dựng cho những bậc học sau.
Trong 5 năm ấy, tôi cũng không thể chỉ chăm chú giải quyết tồn tại ở bậc tiểu học mà những sinh viên hệ ĐH, CĐ đang lo lắng từng ngày về tương lai sau khi tốt nghiệp. Tôi phải làm gì nhỉ? Thật khó để thay đổi một sinh viên đã lơ là từ ngày bước chân vào giảng đường nên tôi chọn những sinh viên năm nhất. Chính đối tượng này và trong thời gian 5 năm (đến khi sinh viên hoàn tất khóa học), các em có thể thay một tương lai tươi sáng hơn trên đường đời.
Lắng nghe
Tất nhiên, tôi lại “cầu cứu” đến các nhà giáo, các trường ĐH, các doanh nghiệp vì chính những nơi này sẽ cho tôi biết họ đang bị “vướng” ở chỗ nào, họ đánh giá sinh viên hiện nay như thế nào và lắng nghe sinh viên để biết các em muốn thay đổi, muốn điều gì trong quá trình học tập và rèn luyện.
Những thay đổi sau khi đúc kết có thể áp dụng từ năm đầu tiên cho mỗi sinh viên và từ đó, có lẽ sẽ hạn chế được những sinh viên bỏ học nửa chừng, những sinh viên lo thi lại ngành khác hay những ngôi trường ngày càng vắng bóng sinh viên.
Như vậy, sinh viên tốt nghiệp sẽ đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, sẽ làm được việc chứ không chỉ nói suông vì các em là thế hệ được “cải cách” từ đầu chứ không là nửa vời hay thiếu thực tế. Và, tôi cũng cần những phản hồi từ nhiều thành phần trong xã hội để điều chỉnh, thay đổi sau từng năm thực hiện. Tôi biết rằng, nếu không “quan tâm” đến đối tượng này thì chúng ta ngày càng thụt lùi xa hơn so với các nước trong khu vực khi mà thiếu lực lượng lao động có trình độ đáp ứng, thích nghi được trong thời đại toàn cầu hóa.
Và có lẽ tôi phải đề xuất, quyết định một việc khó khăn và gặp phản ứng dữ dội là dừng đào tạo các bậc Sau ĐH trong 2 năm. Tôi không thể nhìn thấy trường trường thi nhau đào tạo sau ĐH không có chất lượng, nhà nhà có người học sau ĐH chỉ để khoe với mọi người và người người đăng ký học như một phong trào, không chất lượng, không hiệu quả mà không hành động.
Một quy trình để đào tạo thành công một người sau ĐH có thể không đâu như Việt Nam. Học không tập trung, bài báo khoa học không viết được, ý tưởng không có, đạo văn tràn lan,…Những bằng cấp ấy sau khi nhận được thì chính người sở hữu cũng chỉ áp dụng vào việc thăng tiến trong công việc nhưng mục tiêu đào tào sau ĐH là phục vụ cho nghiên cứu, cho khoa học. Nếu chỉ làm các chức vụ quản lý và sở hữu những tấm bằng ấy cũng không thể nào đóng góp được gì cho nền khoa học nước nhà khi mà thời gian để giải quyết các công việc “không tên” còn thiếu.
Tôi phải thay đổi những gì?
Chắc chắn là từ người dạy. Khi người dạy còn thiếu và còn yếu thì không thể đào tạo ra một người giỏi hơn, có chất lượng hơn. Tuyển chọn người đủ trình độ ngoại ngữ cho đi tu nghiệp, cho đi bồi dưỡng ở các nước tiên tiến về chuyên môn.
Bên cạnh đó, phải chấp nhận một thực tế là có những vị giáo sư, tiến sĩ vẫn không thể tiếp tục giảng dạy ở bậc sau ĐH khi mà năng lực không tương xứng với bằng cấp. Các trường cũng sẽ phản đối vì ảnh hưởng đến thu nhập, ảnh hưởng đến uy tín nhưng đào tạo sau ĐH ở nước ta đã đến lúc phải “stop” (dừng) và “format” (xóa bỏ toàn bộ) để làm lại.
Nếu mọi việc đã có sự chuẩn bị cần thiết, chu đáo thì các trường, viện sẽ được tiếp tục đào tạo sau 2 năm “nhìn lại mình”. Và, đến cuối nhiệm kỳ, tôi có thể nhìn thấy, đánh giá được những học viên cao học (2 năm) hay các nghiên cứu sinh (3 năm) tốt nghiệp, được thế giới đánh giá cao, được nhận những học bổng sau tiến sĩ của các nước tiên tiến.
Với những gì diễn ra hiện nay trong đào tạo sau ĐH như thi nhiều kỳ trong năm, đánh giá ngoại ngữ của người học qua vài buổi ôn tập rồi thi hay hạ điểm chuẩn chỉ làm tăng số lượng mà hoàn toàn không nâng cao chất lượng.
Như vậy, nếu tôi là Bộ trưởng Giáo dục, tôi chú trọng để thay đổi, cải cách triệt để 3 bậc học: tiểu học, ĐH và sau ĐH trong 5 năm để vừa tạo nền tảng cho những thay đổi sau 5 năm và cũng là để góp phần tạo ra một nguồn nhân lực hiệu quả, một lớp tri thức có thể “sánh vai” với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Nguyễn Quốc Vỹ(104A Trần Phú, Quy Nhơn)
" alt=""/>'Là bộ trưởng, tôi cần 5 năm để thay đổi'Năm 2020, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã tham mưu ban hành nhiều chủ trương, chính sách pháp luật, hoàn thiện thể chế, các chiến lược, giải pháp đảm bảo an ninh mạng và phòng, chống tội phạm và sử dụng công nghệ cao. Trong đó, đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo An toàn, an ninh mạng quốc gia và triển khai hoạt động có hiệu quả; tham mưu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật triển khai Luật An ninh mạng.
Bên cạnh đó, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã làm tốt công tác quản lý nhà nước về an ninh thông tin mạng, triển khai giám sát, ngăn chặn truy cập đối với gần 3.400 trang mạng đặt máy chủ tại nước ngoài đăng tải thông tin xấu độc; yêu cầu gỡ bỏ, vô hiệu hóa hơn 10.000 bài viết, video trên mạng xã hội có nội dung xấu độc; xử lý 11 chủ thể quản lý mạng xã hội, trang thông tin điện tử vi phạm quy định về an ninh thông tin mạng.
Đặc biệt, đơn vị này cũng làm tốt công tác đấu tranh hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương đấu tranh nhiều chuyên án tội phạm sử dụng công nghệ cao; đã triệt phá, kết thúc 20 chuyên án; chuyển cơ quan điều tra các cấp khởi tố 16 vụ án hình sự, 116 bị can; tiếp nhận và chuyển cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết 125 tin báo, tố giác về tội phạm.
Với những thành tích đạt được trong năm 2020, nhiều tập thể, cá nhân của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã vinh dự nhận được các phần thưởng cao quý, gồm: 01 Huân chương Quân công hạng Nhì; 01 Huân chương Chiến công hạng Nhất; 02 Huân chương Chiến công hạng Nhì; 01 Huân chương Chiến công hạng Ba; 06 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 01 Bằng khen của Văn phòng Trung ương Đảng; 02 Bằng khen của Ban Tuyên giáo Trung ương; 60 Bằng khen của Bộ Công an; 08 lần được lãnh đạo Bộ gửi thư khen; 01 cá nhân được vinh danh điển hình tiên tiến toàn lực lượng Công an.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an, Thứ trưởng Bùi Văn Nam ghi nhận, biểu dương và chúc mừng những thành tích, kết quả mà Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã đạt được trong năm 2020.
Năm 2021, Thứ trưởng Bùi Văn Nam đề nghị Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao tập trung quán triệt, xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020-2025 của Đảng ủy Công an Trung ương, Nghị quyết 51-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia. Chủ động tập trung nhân lực, trí tuệ làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo Bộ, Chính phủ ban hành văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng, bảo đảm hiệu lực thi hành pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và bám sát thực tiễn đang đặt ra.
Chủ động phát hiện, đấu tranh, vô hiệu hóa âm mưu, hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, bảo vệ an ninh hệ thống mạng, nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; phòng chống thông tin xấu độc trên không gian mạng, bảo vệ an ninh, an toàn tuyệt đối Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.
P.V
Hơn 100 cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ các đơn vị thuộc Công an Bắc Ninh vừa tham gia lớp đào tạo về an ninh mạng, phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.
" alt=""/>Tổng kết công tác an ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao năm 2020Tuy nhiên, giấc mơ này đang ngày càng trở nên xa vời do sự sụt giảm trong các vị trí học thuật cần tuyển dụng và sự gia tăng ổn định số người Australia theo học tiến sĩ. Cụ thể, trong 2 thập kỷ qua, số lượng tiến sĩ tăng đều đặn từ khoảng 4.000 lên khoảng 10.000 mỗi năm.
Trong khi đó, các trường ĐH tiến hành tinh giảm biên chế do các chi phí, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Đội ngữ giảng viên đã giảm từ 54.086 vào năm 2016 xuống còn 46.971 vào năm 2021.
Ở một khía cạnh khác, chính phủ liên bang cũng rót một số khoản tài trợ cho các trường đại học dựa trên số lượng nghiên cứu sinh tiến sĩ hoàn tất chương trình. Việc học cũng hoàn toàn miễn phí cho sinh viên trong nước.
Chính vì vậy, các trường gây áp lực lên đội ngũ giảng viên, buộc họ phải hướng dẫn, giám sát nhằm đảm bảo các nghiên cứu sinh hoàn thành luận án tiến sĩ đúng hạn. Đây cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá việc thăng tiến.
Chỉ 25% đúng nghề, còn lại vật lộn tìm việc
Không có dữ liệu chính thức về số lượng tiến sĩ tốt nghiệp làm việc trong ngành học thuật. Chỉ khoảng 25% sinh viên tốt nghiệp tiến sĩ làm đúng nghề, theo một cuộc khảo sát quy mô nhỏ vào năm 2011.
Các ước tính của nhóm tác giả Việt Nam cho thấy con số này không thay đổi nhiều kể từ năm 2021. Nếu có khoảng 185.000 người có bằng tiến sĩ (2021), con số này cao gấp bốn lần so với số vị trí học thuật hiện có (46.971).
Do đó, nhiều tiến sĩ phải chật vật tìm việc làm bên ngoài môi trường học thuật bất chấp tấm bằng danh giá của họ.
Cuộc khảo sát năm 2022 của Sáng kiến Chỉ tiêu chất lượng cho việc Học tập và Giảng dạy (QILT) thuộc Bộ Giáo dục Australia chỉ ra rằng, 84,7% sinh viên cao học tốt nghiệp chương trình nghiên cứu (bao gồm thạc sĩ nghiên cứu và tiến sĩ) có việc làm toàn thời gian trong vòng 6 tháng sau khi hoàn thành nghiên cứu, còn sinh viên tốt nghiệp ĐH là 78,5%.
Không phải tất cả nghiên cứu sinh tiến sĩ đều muốn theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực học thuật. Kết quả cuộc khảo sát quốc gia năm 2019 cho thấy 51% nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ở Australia muốn tìm việc làm trong lĩnh vực công hoặc doanh nghiệp.
Tuy nhiên, có nhiều sự khác biệt về kỳ vọng tìm việc làm tùy theo lĩnh vực nghiên cứu. Cụ thể, 2/3 nghiên cứu sinh tiến sĩ trong lĩnh vực STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) hy vọng được làm việc trong nhiều lĩnh vực ngoài học thuật. Trong đó, ngành ngân hàng, kỹ thuật dân dụng, khai thác mỏ, năng lượng và y tế/dược phẩm là những ưu tiên hàng đầu.
Trong khi đó, 2/3 nghiên cứu sinh tiến sĩ các ngành khoa học xã hội (bao gồm lịch sử, chính trị, giáo dục, xã hội học, tâm lý học, kinh tế học và nhân chủng học) muốn làm việc trong lĩnh vực học thuật.
"Xã hội nên bỏ qua tư duy: Có bằng tiến sĩ là có việc"
Kết quả phỏng vấn chuyên sâu của nhóm tác giả Việt Nam với 23 tiến sĩ đã hoàn thành chương trình từ 5 ĐH ở Australia cách đây 5 năm đưa ra 2 kết luận chính: Tiến sĩ khó tìm được công việc ổn định trong lĩnh vực học thuật và họ chưa sẵn sàng cho môi trường làm việc ngoài lĩnh vực học thuật.
"Xã hội nên bỏ qua tư duy rằng bởi vì bạn đã có bằng tiến sĩ, bạn sẽ tự động kiếm được việc làm. Đó không phải là mọi trường hợp. Có rất nhiều tiến sĩ ngoài kia không thể tìm được việc làm hoặc đang làm những công việc mà chúng ta gọi là công việc chân tay hoặc công việc 'kiếm sống qua ngày", một tiến sĩ chia sẻ.
"Nhà tuyển dụng ít ấn tượng hơn với các xuất bản phẩm. Họ quan tâm nhiều hơn đến những kỹ năng mà tôi có được. Vì vậy, tôi đã tham gia một số khóa học về dữ liệu trực tuyến như các khóa học trên LinkedIn, sau đó tôi cố gắng nộp đơn xin một số công việc có những kỹ năng này và đi theo hướng này".
Hiện tại, không có bất kỳ hạn chế nào cho việc đào tạo tiến sĩ tại Australia vì trường có càng nhiều nghiên cứu sinh tiến sĩ, tiền tài trợ của chính phủ liên bang càng tăng lên.
Để cân bằng giữa cung và cầu, nhóm nghiên cứu đề xuất chính phủ Australia nên xem xét hạn ngạch tài trợ cho nghiên cứu sinh trong từng lĩnh vực. Điều này giúp chọn ra những ứng viên tiến sĩ phù hợp nhất theo quy định nghiêm ngặt trong nghiên cứu tiến sĩ.
Tử Huy (theo The Conversation)