Vào tháng 5, Giám đốc điều hành mới của Sony, ông Kenichiro Yoshida cho biết việc kinh doanh điện thoại thông minh của họ là không thể thiếu được và mô tả điện thoại “là một mảng rất cần thiết để làm cho thương hiệu phần cứng của chúng tôi bền vững”, kể từ khi thế hệ trẻ không còn xem TV và có xu hướng sử dụng smartphone trước tiên. Điều này không sai, nhưng câu hỏi lớn đặt ra là làm thế nào Sony có thể xoay chuyển tình thế này?
Từ người đi tiên phong
Sony tham gia kinh doanh điện thoại di động vào năm 2001 trong liên doanh với Ericsson. Những ngày đầu tiên mang lại nhiều thành công và Sony đã pha trộn thương hiệu Walkman của mình, tạo ra rất nhiều phát triển mới tích cực cho ngành công nghiệp điện thoại, đặc biệt là với nhiếp ảnh và âm nhạc.
Vào thời kỳ đỉnh cao năm 2007, Sony Ericsson đã chiếm 9% thị phần toàn cầu dựa trên 103,4 triệu điện thoại được bán ra, nhưng mọi thứ sau đó đã tụt dốc khi iPhone và các mẫu điện thoại Android mới bắt đầu thay đổi cuộc chơi hoàn toàn. Quan hệ đối tác với Ericsson trở nên “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” khi Sony đấu tranh để thay đổi từ điện thoại phím bấm thông thường sang điện thoại thông minh và việc mua lại đã được công bố vào năm 2011. Sony chính thức mua lại mảng di động của Ericsson với giá 1,45 tỷ USD.
Sau khi đổi thương hiệu thành Sony Mobile, loạt điện thoại Xperia được ra mắt và Sony dần trở lại đường đua. Hãng đã bán được 34,3 triệu smartphone vào năm 2012 và là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ 4 của năm đó. Trong năm 2014, Sony đạt mức cao 40 triệu smartphone được xuất xưởng, nhưng tất cả đã xuống dốc kể từ đó.
Thành kẻ ngã ngựa
Điều chỉnh mức dự báo ảm đạm, Sony cho biết họ sẽ xuất xưởng 4 triệu điện thoại trong năm nay, có thể bạn sẽ tự hỏi tại sao Sony lại gặp rắc rối. Có hai điều bạn cần phải tính đến: Thứ nhất, chi phí sản xuất những chiếc điện thoại đó là bao nhiêu và thứ hai, làm thế nào để điện thoại của Sony chiếm được thị phần?
Sony đã bán được 6,5 triệu điện thoại trong năm 2018, tiêu tốn 879 triệu USD sản xuất, chiếm khoảng 1% thị phần. Tình hình này dẫn đến một số động thái cắt giảm tại Sony Mobile khi hãng này cố gắng giảm chi phí vận hành và rút lui khỏi một vài thị trường. Những tổn thất cùng với sự trì trệ của thị trường smartphone nói chung có thể buộc Sony phải giơ tay xin hàng.
Theo kết quả điều tra thì một chiếc điện thoại Sony được sử dụng trung bình trong vòng 27 tháng và chỉ có 28% người dùng chia sẻ những trải nghiêm tích cực trên smartphone của mình với bạn bè hay gia đình – con số rất thấp so với 40% của người dùng Huawei.
" alt=""/>Sony có thể 'hồi sinh' mảng kinh doanh điện thoại thông minh hay không?Amazon cũng đã phải thực hiện xác minh bằng mã captcha, điều họ chưa từng làm trước đây để giảm trường hợp các hệ thông tự động truy cập, tiêu tốn tài nguyên của trang web.
Prime Day là một sự kiện độc quyền của Amazon nhằm tạo ra một đợt mua sắm lớn và hiệu quả nhất cho khách hàng, đặc biệt là trong thời điểm sức mua giảm nhất trong năm.
Sự kiện mua sắm Prime Day 2018 đã chính thức bắt đầu ngày 17/7 theo giờ Việt Nam và sẽ kéo dài đến ngày 18/7.
Để tham gia được sự kiện này, người dùng cần có một tài khoản thành viên Prime. Hiện tại, Amazon cho phép dùng thử tài khoản trong 30 ngày.
Với khách hàng là sinh viên, kênh mua sắm này sẽ tặng 6 tháng sử dụng tài khoản với điều kiện sử dụng email đuôi "edu". Hết thời gian trên khách hàng được hưởng ưu đãi đăng ký chỉ với 49 USD thay vì 99 USD.
Sau khi hết thời hạn dùng thử, người dùng phải hủy tính năng tự động mua tài khoản Prime, nếu không Amazon sẽ tự động thanh toán gói sử dụng mới.
Tài khoản Prime được hưởng ưu đãi xem trước các sản phẩm có giá tốt, tránh tình trạng hết hàng, tham gia Prime Day và được miễn phí vận chuyển.
Sự kiện năm nay, Amazon mang đến khá nhiều mức giá hấp dẫn cho các sản phẩm công nghệ. Tiêu biểu có loa thông minh Echo (30 USD), TV 4K Toshiba 50 inch (286 USD), Smartphone Essential (250 USD)...
Theo Zing
" alt=""/>Website Amazon chết đi sống lại vì đợt sale khủngÔng Park Jong Hyun, Tổng giám đốc DASAN Việt Nam cho rằng, chuyển đổi số hay Cuộc cách mạng 4.0 là xu hướng tất yếu, nhưng cuộc cách mạng này chỉ thực sự bắt đầu khi cơ sở hạ tầng mạng chuyển đổi.
Phát biểu tại phiên thảo luận về "Chuyển đổi Hạ tầng mạng cho các Doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước: Thách thức và giải pháp" tại Vietnam ICT Summit 2019 do Bộ TT&TT và VINASA tổ chức sáng ngày 8/8, ông Park Jong Hyun, Tổng Giám đốc DASAN Zhone Solutions (DZS) Việt Nam cho rằng, chuyển đổi số hay Cuộc cách mạng 4.0 là xu hướng tất yếu, thay đổi toàn diện cách thức con người sống và làm việc với một tốc độ chóng mặt. Dù các nhân tố như kết nối di động, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, hay vạn vật kết nối đóng vai trò chủ chốt cho sự phát triển của chuyển đổi số, nhưng cuộc cách mạng này chỉ thực sự bắt đầu khi cơ sở hạ tầng mạng được chuyển đổi.
Theo một nghiên cứu của IDC thực hiện năm 2017 với tiêu đề: “Cơ sở hạ tầng mạng của doanh nghiệp bạn đã sẵn sàng cho cuộc cách mạng chuyển đổi số hay chưa?” hầu hết các cơ sở hạ tầng mạng hiện nay chưa đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi của cuộc cách mạng số 4.0 bao gồm: tốc độ, bảo mật dữ liệu, khả năng mở rộng, lưu trữ đám mây và đơn giản hóa.
Tại sự kiện này, DASAN cũng giới thiệu giải pháp FiberLAN™ với khả năng tự động hóa thiết lập cấu hình “Plug-and-Play” (cắm và chạy), giúp các tổ chức chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam có một nền tảng cơ sở hạ tầng mạng an toàn, bảo mật, hiệu quả và sẵn sàng cho cuộc cách mạng chuyển đổi số. Chuyển đổi số hay cuộc cách mạng 4.0 là xu hướng tất yếu, thay đổi toàn diện cách thức con người sống và làm việc với một tốc độ chóng mặt. Dù các nhân tố như kết nối di động, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, hay vạn vật kết nối đóng vai trò chủ chốt cho sự phát triển của chuyển đổi số, nhưng cuộc cách mạng này chỉ thực sự bắt đầu khi cơ sở hạ tầng mạng chuyển đổi.
Theo ông Nguyễn Đình Thắng, Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, bên cạnh các chính sách và khung pháp lý chưa hoàn thiện, thách thức chính của các doanh nghiệp Việt Nam là hạ tầng công nghệ chưa đồng bộ, nhân lực công nghệ cao còn thiếu, thói quen ngại thay đổi cách làm, và ngân sách đầu tư thấp. Do đó, với việc mở rộng danh mục giải pháp cho cơ sở hạ tầng mạng số FiberLAN™, DZS muốn nâng cao tỷ suất đầu tư ROI và khả năng quản lý đơn giản “Plug-and-Play” cho các doanh nghiệp trước những thách thức về trình độ chuyên môn thấp và ngân sách đầu tư eo hẹp. Ngoài ra, FiberLAN™ còn đảm bảo mức độ an toàn bảo mật thông tin và khả năng tương thích với sự phát triển của công nghệ trong vòng 25 năm tới như công nghệ NG PON, 4G LTE và 5G. Bằng cách hợp lý hóa các quá trình hoạt động, tiết kiệm chi phí đầu tư CAPEX và chi phí vận hành OPEX, giải pháp FiberLAN™ thế hệ mới của DZS rút ngắn thời gian quản lý cho các nhà quản trị CNTT có thể tập trung phát triển chiến lược chuyển đổi số nhằm tối ưu hóa các mô hình kinh doanh.
" alt=""/>Tổng giám đốc DASAN Việt Nam: 'Doanh nghiệp phải sẵn sàng cho cuộc cách mạng chuyển đổi số'