![]() |
Chùa Pháp Quang |
Nhịp múa của lân hùng tráng. Buổi múa lân, đốt pháo nổ, pháo hoa ở chùa Pháp Quang (vùng Oxley bang Queensland - Australia) đón chào năm mới bắt đầu.
16g ngày 30 Tết, chùa Pháp Quang bắt đầu nhộn nhịp. Sau một ngày làm việc vất vả, bà con người Việt ở Brisbane tề tựu về đây để cùng đón chào năm mới. Từ xa dòng người lũ lượt kéo về. Họ đi từng người có, từng đoàn có.
![]() |
Dòng người đổ về chùa |
Ai nấy đều ăn mặc thật đẹp. Bãi giữ xe có dấu hiệu quá tải. Hai bên đường, xe đậu thành hàng dài.
"Năm nào cũng vậy, cứ chiều 30 là chúng tôi đến đây để họp mặt đồng hương xa xứ. Như một lời hẹn, người Việt cùng nhau tìm đến để thỏa những ngày bận rộn mưu sinh", anh Huỳnh Phạm (52 tuổi) quê ở Nha Trang cho biết.
Dòng người vẫn ùn vào như trẩy hội. Không quần là áo lượt, ai nấy cố tìm cho mình một trang phục mang bản sắc dân tộc. Chúng tôi vô cùng thich thú khi nhìn những tà áo dài truyền thống của những người phụ nữ Việt trong ngày cuối năm.
![]() |
Gian hàng chay. Phụ trách bán hàng là những phật tử làm công quả |
Bên cạnh đó, những chiếc áo dài cách điệu dành cho các bé như một lời nhắc nhở các con phải luôn hướng về quê hương Việt Nam của mình.
Trong chiếc áo dài truyền thống, chị Phạm Thu Hiền (42 tuổi), người đã dự nhiều cái Tết ở đây, bày tỏ:
"Mỗi năm tôi may một chiếc áo dài để mặc Tết. Tết là ngày lễ cổ truyền của dân tộc mình nên tôi không thể thiếu chiếc áo dài. Chiều nay, mở tủ thấy 7 chiếc treo thành hàng mới giật mình, mình đã tham dự 7 cái Tết ở đây rồi. Thời gian trôi nhanh quá".
Sân chùa đã chật cứng. Dưới tượng đài Quan âm, nhiều người thành tâm khấn vái.
![]() |
Càng lúc càng đông. Nhiều chiếc áo dài thướt tha |
Bên trong chánh điện, chưa tới giờ hành lễ nên nhiều người quây quần bên nhau trò chuyện. Những đứa trẻ chạy nhảy tung tăng...
Thanh Vân (15 tuổi), du học sinh lớp 9, đã 3 năm chưa được về quê, bày tỏ niềm ước mong được một chuyến về quê ăn Tết.
Nhưng năm nào cũng thế, Tết lại rơi vào thời gian cao điểm của năm học nên Thanh Vân rất nhớ Tết quê nhà. Vân nói, ở quê có ông bà, cha me, anh chị em. Ngày mùng một, Vân đi chúc Tết được lì xì...
Phía sau chánh điện, ở gian bếp nhiều phật tử đang cần mẫn chế biến nhiều món ăn chay phục vụ cho các gian hàng bên ngoài. Ngoài sân, trên hội trường nhiều quầy hàng chay bày bán hấp dẫn khá nhiều người.
Bên trong bếp đưa ra bao nhiêu, các gian hàng bán hết bấy nhiêu. Trời sụp tối. Tiếng nhạc từ hội trường vang lên.
Dàn nhạc tấu những điệu nhạc xuân đầy sức sống. Các ca sĩ chuyển tải như bài hát xuân quen thuộc. Nhiều người ngồi thành hàng để thưởng thức. Càng về tối lượng người đến càng đông.
Cả năm mới có một lần hội ngộ. Những người Việt đến đây với tâm trạng lạc quan vui tươi họ đã sống chan hòa với nhau. Chỉ vài giờ bên nhau thôi, rồi ngày mai ai nấy đều phải đều miệt mài vì miếng ăn vì cuộc sống.
![]() |
Mở bao lì xì. Lộc lì xì là những câu chúc ý nghĩa |
Đến 22g, tiếng trống vang lên. 4 con lân vươn mình tiếng về phía trước. Tiếng pháo bắt đầu vang lên.
Tất cả im lặng chỉ còn nghe tiếng pháo nổ và tiếng trống bập bùng. 4 con lân không sợ pháo vẫn cứ bu quanh cây nêu bằng những vũ điệu đẹp mắt.
Dây pháo vừa dứt, 4 con lân bắt đầu tiến về chân tượng Quan Âm. Mọi người đổ ra nhường đường... Nhiều người đến bên lân ghi lại những phút giây đẹp mắt rồi lân quay trở lại. Từ xa nhiều tiếng nổ đì đùng vang lên. Cả bầu trời tỏa sáng. Những cụm pháo bông làm đỏ rực góc trời.
![]() |
Lân và pháo |
Cứ thế, hết đợt pháo bông này đến đợt khác. Hàng ngàn đôi mắt hướng về màn đêm để thưởng thức màn pháo bông đẹp mắt. Cuộc vui nào cũng tàn. Tiếng pháo đã im. Màn đêm khép lại. Trước khi chia tay, mọi người trao nhau những câu chúc đượm tình thân ái...
![]() |
Cầu Quan Âm gia hộ |
Bà con ra về để sáng mai, mùng một Tết của Việt Nam, họ phải lao vào cuộc mưu sinh trên đất Australia.
Cuộc sống thiếu thốn nhưng năm nào cụ Vi Kim Ngọc cũng chuẩn bị cho các con một cái Tết tươm tất.
" alt=""/>Tết Nguyên đán: Giao thừa đặc biệt của người Việt xa xứChị là con gái cả trong nhà. 16 năm về trước, sau khi tốt nghiệp khoa Văn ở một trường đại học, chị sang Đức học tập và làm việc.
Tại đây, chị quen anh - một công nhân xuất khẩu lao động. Anh chăm chỉ, đẹp trai, khéo ăn nói lại kiên trì theo đuổi. Cả hai yêu nhau một thời gian ngắn thì chị mang thai, phải về nước.
Ngày về, anh đi cùng chị. Nhưng vì thời gian cấp bách, 2 anh chị không kịp làm đám cưới. Bố mẹ anh chỉ bố trí được 5 mâm cơm đón chị và chứng kiến cho anh chị thắp nén nhang trước bàn thờ tổ tiên.
Anh đi, chị ở nhà với bố mẹ chồng, cố gắng vun vén cho cuộc hôn nhân chưa hề có hôn thú. Tuy nhiên, chỉ 1 năm sau khi chung sống, chị đã trở nên tiều tụy. Chị chạy xe về quê ngoại với gương mặt thất thần.
“Bố mẹ chồng đang lo tiền cho chú út đi du học Nga. Con cần rút chút tiền tiết kiệm”, chị nói với bố mẹ tôi và xin nhận lại cuốn sổ tiết kiệm của mình.
Khoảng hơn 1 năm sau đó, tôi lại nghe loáng thoáng, bố mẹ chồng xây nhà, chị thay mặt chồng góp vào 300 triệu...
Tôi hỏi chị, đó là tiền của chị hay anh? Chị cười xòa, nói tôi tính toán. Tiền của anh cũng là của chị và ngược lại. Hiện tại, anh chưa về nên chị lấy tiền tiết kiệm của mình ra chi tiêu.
Tôi gào lên, hóa ra bao lâu nay, anh không hề gửi tiền về cho chị. Bao nhiêu khoản lớn khoản nhỏ, chị đều lấy tiền của mình để bù đắp cho nhà chồng?
Chị cau mày rồi ngưng cuộc nói chuyện với tôi...
Tết năm đó, nhà chồng chị có nhà mới. Anh rể hờ của tôi cũng về ăn Tết và ở đến hết tháng Giêng. Tuy nhiên, không biết vì lẽ gì, anh vẫn chưa đưa chị đi đăng ký kết hôn.
Tết xong, anh trở lại Đức còn chị về thăm quê ngoại rồi bật khóc. Chị nói, lần này anh sẽ kết hôn giả để lấy vé ở lại xứ người. Anh hứa sau này sẽ tìm cách đưa 2 mẹ con chị trở lại đó.
Cả nhà tôi nhìn chị, ai cũng xót. Gương mặt bầu bĩnh, nụ cười thường trực trên môi khi xưa của chị đã không còn kể từ ngày chị lấy chồng...
Thế nhưng, chị chỉ khóc cho thỏa nỗi buồn tủi rồi lại tất bật trở lại nhà chồng. Với chị, dường như căn nhà bên đó mới là nơi chị ăn đời ở kiếp. Chị chăm sóc và phục vụ nhà chồng bằng tất cả tâm huyết của mình.
Nào ngờ, vào một ngày cuối tháng 6, người ta phát hiện chị ngã từ cầu thang tầng 2 xuống đất. Cánh tay trái của chị bị gãy và đau lòng hơn, chị bị ảnh hưởng não.
Bố mẹ chồng đưa chị đến viện rồi gọi cho bố mẹ tôi. Sau đó, họ chỉ loanh quanh, lo lắng chuyện hồ sơ giấy tờ rồi để mặc chị cho bố mẹ tôi chăm sóc.
Lúc ra viện, biết chị chưa thể hồi phục như người bình thường, bố chồng chị mở lời, xin đưa chị về nhà tôi. Còn họ sẽ đảm đương việc chăm sóc cho cháu nhỏ, con anh chị.
Bố mẹ tôi nghẹn ngào nhưng nghĩ đó là giải pháp tốt nhất cho chị lúc này.
Từ đó đến nay, 8 tháng trôi qua, cánh tay chị đã lành nhưng vết thương trong não vẫn khiến chị ngơ ngác...
Bố mẹ chồng chị lấy lý do bận nên sang thăm chị được 2 lần, mua cho chị dăm chục quả trứng bồi bổ. Còn chồng chị thì vẫn ở xứ người, thỉnh thoảng gọi về hỏi thăm chị một cách qua quýt.
Hôm vừa rồi, thông qua mạng xã hội, tôi được biết vợ anh (người anh kết hôn giả) đã sinh hạ cho anh một cậu con trai.
Nhìn bức ảnh gia đình anh đầy hạnh phúc, nước mắt tôi cứ chảy tràn. Tôi lại nghĩ về chị tôi. Mai đây, tương lai nào sẽ dành cho chị...
Không chỉ có sự nghiệp đáng tự hào, đội trưởng của đội tuyển Malaysia, Zaquan Adha còn có một gia đình đáng mơ ước với người vợ xinh đẹp và 3 đứa con kháu khỉnh.
" alt=""/>Chuyện buồn phía sau một cuộc hôn nhân không hôn thúQuả thật là sau ngày đầu mới cưới, cuộc sống vợ chồng luôn vui vẻ, anh rất chăm vợ. Nhưng từ khi có con, chị bắt đầu thất vọng toàn tập. Hai vợ chồng cùng đi làm 8 tiếng nhưng về đến nhà, mọi thứ một tay chị làm từ A đến Z. Còn anh đi làm thì thôi, về đến nhà là ôm điện thoại không lên mạng thì cũng chơi điện tử.
Được ngày nghỉ có hôm anh ngủ đến trưa mới dậy, ăn xong lại ra ngoài, tuyệt nhiên không giúp vợ được một việc. Khổ nhất là thời điểm sau khi chị sinh con. Những tháng ở cữ, được mẹ đẻ và mẹ chồng lo cho hết, con trai lại được nết ăn nết ngủ nên chị được thảnh thơi. Và có lẽ với chị đó cũng là quãng thời gian chị cảm thấy thư thái nhất từ khi lấy chồng.
Khi không còn mẹ ở cùng và cũng không có điều kiện để thuê giúp việc vì lương của hai vợ chồng thấp, chị Thanh đành phải cố gắng thu vén việc nhà. Chị lại trở về như một cái máy làm việc nhà. Con ngủ thì tranh thủ giặt đồ, lau dọn nhà cửa trong khi chồng nằm chơi game, chán anh đi ngủ.
Chị có nhờ việc gì, anh cũng tìm đủ mọi chiêu thoái thác. Nào là nay anh đi làm mệt, rồi em không làm được thì cứ để đấy lát anh làm, mai anh làm hay “em tiện tay thì làm hộ anh luôn”…. Có khi lại bảo anh có điện thoại công ty gọi có việc gấp, anh phải đi luôn.
Không phải là chị để mặc anh như vậy. Đã có những lúc chị ngồi tâm sự với chồng, thử đủ mọi cách để anh chung tay việc nhà nhưng rồi thay đổi của anh chỉ dài trong một ngày rồi hôm sau đâu lại vào đấy với cái bệnh lười. Tính anh có phần trẻ con nhưng lại rất gia trưởng. Không muốn cãi nhau nên chị Thanh đành cố gắng làm hết mọi việc nhưng không tránh khỏi bực bội trong lòng. Không khí gia đình vì thế cũng trở nên căng thẳng.
Tuần trước, chị phải đi công tác nước ngoài 5 ngày, vậy mà khi về đến nhà thì nhà cửa là bãi chiến trường ngổn ngang trăm mối. Quần áo dơ bẩn chất đầy máy giặt và đầy cả thau, bát đĩa không lấy một cái sạch, con cái thì nhếch nhác… Hai bố con ở nhà bữa ăn là những xuất cơm hộp hoặc mì gói. Báo hại chị hai ngày cuối tuần lẽ ra được nghỉ ngơi mà mệt nhoài dọn dẹp, tái sắp xếp…
Dù đã quá quen với những cảnh như thế này nhưng vì quá mệt mỏi, chị gắt um lên. Có lúc chị Thanh đã nghĩ tới chuyện ly hôn. Nhưng rồi thương con, chị lại nhủ lòng cố gắng. Đến giờ phút này chị cũng không biết là mình có chọn nhầm khi lấy một anh chồng lười nhác việc nhà như anh không nữa?.
Người đời vẫn nói rằng “Phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng”. Lấy được một người chồng tốt là một điều may mắn của một người phụ nữ. Ngược lại, lấy phải một người chồng không ra gì là một điều hết sức bất hạnh. Và nếu nhỡ lấy phải một người chồng “lười”, phụ nữ cũng bất hạnh không kém.
'Bạn trai đòi chia tay vì phải lo sự nghiệp, tròn 2 ngày sau thì đăng ảnh ôm hôn người yêu cũ', cô gái kể.
" alt=""/>Tâm sự của người vợ lấy anh chồng lười làm việc nhà