Cầu thủ CLB Thanh Hoá cho biết anh rất vui và hạnh phúc khi tiếp tục ở lại đội tuyển, đồng nghĩa với việc có cơ hội được thi đấu trong hai trận đấu rất quan trọng sắp tới.
Trung vệ Lê Văn Đại. Ảnh S.N |
"Tôi rất vui vì có mặt ở danh sách chuẩn bị cho hai trận đấu quan trọng nhất. Tôi đã cố gắng hoà nhập, cạnh tranh vị trí ở đội tuyển trong những buổi tập vừa qua", Lê Văn Đại nói.
Đánh giá về đối thủ UAE, trung vệ tuyển Việt Nam nhấn mạnh toàn đội đã nghiên cứu rất kỹ và có phương án đối phó, nhưng HLV Park Hang Seo yêu cầu phải giữ kín thông tin tuyệt đối.
"UAE là đối thủ mạnh. Tuy nhiên, tuyển Việt Nam đã nghiên cứu kỹ và có kế hoạch đối đầu với họ. Tôi không thể tiết lộ kế hoạch chuyên môn đó, nhưng xin khẳng định toàn đội đã sẵn sàng, đã có sự chuẩn bị 1 tuần nay, tự tin bước vào trận đấu lớn", Văn Đại cho biết.
Thầy Park yêu cầu tuyển Việt Nam phải có sự tập trung cao nhất. Ảnh S.N |
Theo Văn Đại, việc UAE mất 3 trụ cột là lợi thế của tuyển Việt Nam. Cụ thể, trong danh sách của UAE, đã không có tên 3 cầu thủ quan trọng là Ali Mabkhout, Ibrahim Khalil và Ahmed Barman vì những lý do khác nhau.
Cá nhân Văn Đại đánh giá tiền đạo mang áo số 7 Ali Mabkhout của UAE rất nguy hiểm, nên hàng thủ tuyển Việt Nam phải chơi tập trung.
Cuộc đối đầu giữa tuyển Việt Nam và UAE diễn ra vào ngày 14/11, sau đó 5 ngày là cuộc tiếp đón Thái Lan, 19/11.
S.N
" alt=""/>Tuyển thủ Việt Nam từ chối tiết lộ kế sách đối phó UAENếu mức độ mất cân bằng giới tính khi sinh được cải thiện, thì số nam giới dư thừa năm 2034 là 1,5 triệu người; năm 2059 là 1,8 triệu.
Theo kết quả nghiên cứu, trong vòng 30 năm qua, mức sinh của Việt Nam đã giảm gần một nửa; tổng tỷ suất sinh (TFR) giảm từ 3,8 con/phụ nữ năm 1989 xuống còn 2,09 con/phụ nữ năm 2019.
"Việt Nam vẫn duy trì mức sinh ổn định ở mức thay thế trong hơn một thập kỷ qua, xu hướng sinh hai con vẫn là phổ biến", bà Vũ Thị Thu Thủy, Vụ trưởng Thống kê dân số và lao động (Tổng cục Thống kê) cho biết.
Tuy nhiên, tỷ số giới tính khi sinh năm 2019 là cứ 100 bé gái sinh ra thì có 111,5 bé trai, được đánh giá là "mất cân bằng giới tính khi sinh ở mức rất cao". Trong khi đó, tỷ số giới tính khi sinh theo tự nhiên khoảng 105 bé trai/100 bé gái. Năm 2019, cả nước có 45.900 bé gái bị thiếu hụt theo tỷ số này.
Tình trạng này phổ biến ở Đồng bằng sông Hồng, nhất là khu vực nông thôn. Mất cân bằng giới tính khi sinh xảy ra ở tất cả các nhóm mức sống khác nhau.
"Tâm lý ưa thích con trai và nhu cầu cần có con trai tác động tới việc sinh thêm con của các cặp vợ chồng. Những cặp vợ chồng đã có hai con nhưng chưa có con trai, khả năng sinh thêm con cao gấp đôi so với những gia đình đã có ít nhất một con trai. Việc sinh thêm để có con trai đặc biệt rõ ở nhóm dân số có trình độ học vấn cao và mức sống tốt", bà Thủy phân tích.
Anh Chinh và mẹ ruột là bà Nguyễn Thị Tý (80 tuổi) đã từng có một gia đình hạnh phúc, sum vầy với đông đủ bố mẹ, con cháu. Bệnh tật, nghèo khó khiến gia đình họ tan đàn xẻ nghé. Bao nhiêu năm nay mẹ con anh vật lộn với cuộc sống, lúc về già bà Tý vẫn không một ngày được thảnh thơi. Hai mẹ con cùng bệnh tật, sống chỉ còn biết nhờ vào anh em làng xóm.
![]() |
Ở tuổi "gần đất xa trời" bà Tý vẫn có cuộc sống khổ cực. |
Năm 2017, khi đang làm công nhân trong một nhà máy công nghiệp với mức thu nhập tương đối khá, đủ chi tiêu cho cuộc sống hằng ngày thì anh phát hiện mình hay bị đau nhức khớp chân, khớp tay.
Đi khám bệnh, anh mới biết mình bị gout (bệnh gút) nặng. Thời gian ngắn sau đó, bệnh càng trầm trọng hơn, chân tay anh Chinh bắt đầu co quắp, phù nề nổi từng cục, đi lại hay cầm nắm bắt đầu khó khăn. Có chút vốn liếng tích lũy được cũng theo từng đơn thuốc ra đi…
Ngày ấy, vợ anh con trai anh cũng đã từng rất mực chăm sóc, rất mực yêu thương anh. Nhưng có lẽ cũng vì quá đói, quá khổ mà nghị lực chưa đủ lớn, vợ con anh đã bỏ nhà, bỏ quê hương ở lại để đi…
Hoàn cảnh gia đình ngày càng chất chồng những khó khăn, anh Chinh không có tiền mua thuốc điều trị, bệnh nặng, chân tay ngày càng phù nề đau nhức hơn, không thể đi lại được nữa. Suốt 4 năm nay, anh Chinh chỉ nằm một chỗ, không đi lại được. Mẹ già 80 tuổi cặm cụi lo cho con.
![]() |
Bệnh tật không có tiền chữa anh Chinh ước ao được chết. |
Cuộc sống khốn khó của mẹ con bà Tý chưa dừng lại ở đó. Cũng trong năm 2017, bà Nguyễn Thị Tý (80 tuổi) bị bệnh tai biến, không thể đi lại được. Hai mẹ con, hai mảnh đời bất hạnh lay lắt trong căn nhà tàn, tài sản không có gì đáng giá, tiền cũng không có và sức khỏe lại càng không. Cả hai mảnh đời bất hạnh chỉ còn biết trông chờ vào sự cưu mang của xóm giềng sống qua ngày.
Bà Tý người co rúm, nằm trên cái giường con ngay cửa ra vào, đôi tay nhăn nheo, quệt ngang đôi mắt lúc nào cũng ầng ậng nước: “Nếu thằng Chinh không bị bệnh, vợ con nó đã không bỏ đi, tôi sẽ có con cháu chăm sóc, đỡ đần, hai mẹ con sẽ không phải chịu cảnh cô quạnh. Nhà người ta thì đông đủ con cháu, nghĩ đến cảnh mình buồn không tả xiết. Tôi khổ tâm, nhiều lúc cứ mong mình chết quách đi cho rồi. nhưng nhìn con trai ở giường bên kia lại không đành. Nếu không có bà con xóm giềng chăm sóc, hai mẹ con tôi thực sự không biết phải làm sao?....”
Hiện tại, gia cảnh hai mẹ con anh Chinh thuộc diện gia đình khó khăn nhất của xã. Hàng tháng, gia đình được nhận trợ cấp 540.000 đồng, hai mẹ con ốm đau, bệnh tật, thường xuyên thiếu ăn; ốm đau cũng không có tiền thuốc thang.
Bệnh của anh Chinh ngày càng nặng hơn vì không có thuốc điều trị, chân tay bắt đầu teo, cứng đơ, xuất hiện nhiều u cục, những lúc trái gió giở trời là anh thường xuyên phải chịu các cơn đau khớp dữ dội. Cuộc sống của hai mẹ con anh từ ăn uống, vệ sinh chỉ biết nhờ vào giúp đỡ của bà con hàng xóm.
"Tôi bây giờ yếu lắm, thuốc thang thì không có, giờ tôi cũng chả làm gì được. Những lúc chân tay đau đớn, tôi chỉ biết nuốt nước mắt vào trong. Mẹ tôi bị tai biến nhưng tôi lại không thể chăm sóc. Tôi rất thương mẹ nhưng cũng không thể làm gì được. Giá như tôi có thể được chết đi" - anh Chinh nghẹn giọng bất lực.
Chúng tôi rời khỏi nhà anh Chinh bà Tý vào lúc chiều muộn, một ngày nữa lại sắp trôi qua…
Người bình thường, ai cũng mong được nối dài cuộc sống, còn với những phận đời như anh Chinh, như bà Tý, khi ở tận cùng nỗi khổ, buồn thay, họ chỉ ước có thể được chết đi…
Đỗ Anh Ngọc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp Anh Đỗ Văn Chinh ở khu 13, xã Yển Khê, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.183 anh Đỗ Văn Chinh Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
" alt=""/>Hai phận đời nghiệt ngã chỉ ước mơ được chết đi