Ban đầu, Việt Anh định lựa chọn ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Tuy nhiên, bố mẹ của cậu lại kịch liệt phản đối vì cho rằng làm ngành dịch vụ sẽ bấp bênh.
“Bố mẹ muốn em theo kinh tế để ổn định. Nhưng em biết có người học xong kinh tế vẫn làm trái ngành vì khó xin việc”.
![]() |
Nhiều thí sinh vẫn đang loay hoay chọn nghề |
Trong khi đó, Hoàng Huyền Trang (Trường THPT chuyên Thái Bình) cũng đang “mất ăn mất ngủ” để đưa ra quyết định. Có anh họ theo học ngành Thiết kế nội thất của Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp, ngay từ lớp 9, Trang đã được định hướng đi theo con đường này.
“Cả nhà cho rằng như vậy sẽ tốt hơn cho em vì đây là ngành “không lo thiếu việc” và sau khi ra trường sẽ có người dẫn dắt. Vì thích vẽ nên em cũng đi luyện thi”.
Hơn 3 năm kể từ lớp 9, cứ những ngày cuối tuần, Trang lại bắt xe ô tô lên Hà Nội để luyện vẽ. Tuy nhiên, đến đầu năm lớp 12, cô gái 18 tuổi bắt đầu băn khoăn về hướng đi của mình.
Học gì để không thất nghiệp?
Đây là câu hỏi chung của rất nhiều thí sinh. GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Phó ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng: “Ngành nào bây giờ đang nhiều người thất nghiệp nhất thì 4 năm sau sẽ có cơ hội việc làm nhiều hơn”.
![]() |
“Ngành nào bây giờ đang nhiều người thất nghiệp nhất thì 4 năm sau sẽ có cơ hội việc làm nhiều hơn” |
“Chỉ khi nào các em chọn ngành nghề theo sở trường và là ngành mình mong muốn hướng đến nhất thì khi đó các em mới có động lực để cố gắng và khả năng thành công cao hơn”, GS Thảo nói.
Còn ông Đào Trọng Độ, Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTB&XH), cho biết hiện nay nhu cầu về nguồn nhân lực ở một số ngành đang ở mức cao, ví dụ như ngành dịch vụ khách sạn. Hiện khối quản trị nhà hàng, khách sạn đang rất thiếu nhân lực bậc trung và bậc cao. Mức thu nhập khởi điểm nếu làm ở vị trí quản lý khách sạn 5 sao có thể từ 1.000-2.000 USD/tháng.
Vì vậy, ông Độ cho rằng những thí sinh có mong muốn theo đuổi ngành nghề này có thể yên tâm lựa chọn.
Một thí sinh khác đặt câu hỏi: “Nếu tương lai robot thay thế con người, ngành nghề nào sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn về cơ hội việc làm của những người trẻ?”.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo khẳng định: “Robot đã, đang và sẽ là một phần của nền công nghiệp 4.0. Không chỉ trong các dây chuyền sản xuất, robot còn có mặt trong rất nhiều lĩnh vực đời sống như ngành chăm sóc sức khỏe, công nghiệp thực phẩm. Nhưng máy vẫn là máy, không bao giờ thay thế hoàn toàn con người. Yếu tố con người vẫn luôn quan trọng trong mọi thời đại”.
"Cực kỳ có lợi thế" nếu học giỏi Toán
Với sức học tốt, đặc biệt là môn Toán, Lê Viết Hùng (Trường THPT Lê Hồng Phong, Nam Định) có nhiều lựa chọn vào các trường đại học tốp đầu. Tuy nhiên, Hùng được bố mẹ kỳ vọng sẽ đỗ vào Trường ĐH Kinh tế Quốc dân hoặc Trường ĐH Ngoại thương.
“Ở lớp em, quá nửa chọn thi Trường ĐH Kinh tế Quốc dân hoặc Trường ĐH Ngoại thương. Ngoài kinh tế, em không biết chọn ngành gì khác”, Hùng nói.
Có mặt trong ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp diễn ra ngày 21/6, một nữ sinh băn khoăn: “Em là con gái nhưng rất thích học Toán. Em cũng đã đoạt giải Nhì trong cuộc thi học sinh giỏi quốc gia. Thầy cô có thể cho em lời khuyên nếu học Toán thì nên theo ngành nào và sau này ra trường có thể làm gì?”.
Cho rằng việc học giỏi toán “cực kỳ có lợi thế”, TS Nguyễn Thanh Bình, Trưởng phòng Chính trị và công tác sinh viên, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, tư vấn: “Hiện nay ở Việt Nam đang có hai nữ giáo sư về Toán học đầu ngành là GS Hoàng Xuân Sính và GS Lê Thị Thanh Nhàn. Nếu yêu thích Toán học, em có thể đi theo con đường nghiên cứu như các giáo sư này.
Ngoài ra, có thể “rẽ ngang” sang chuyên ngành Toán Tin ở một số trường như Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Khoa học Tự nhiên...
Đặc biệt, học giỏi Toán cũng có lợi thế nếu học ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo. Đây hiện đang là những ngành nghề mới và rất “hot”. Như vậy, cơ hội việc làm của ngành này cũng rất rộng mở, các em hoàn toàn có thể yên tâm”, TS Bình nói.
Bắt đầu từ ngày 15/6, thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, đồng thời đăng ký xét tuyển vào đại học. Hạn đăng ký kết thúc vào ngày 30/6.
Thúy Nga
Những năm gần đây, ngành công nghệ thông tin luôn có mức điểm chuẩn cao nhất tại nhiều trường ĐH. Hiện mức học phí tối thiểu đối với ngành này là 11,7 triệu đồng/năm.
" alt=""/>Học nghề gì để không thất nghiệp?Văng tục chê bạn trai không đại gia
Mới đây, cư dân mạng xôn xao về việc nữ sinh có nickname B.Y, khoaGiáo dục mầm non tại một trường sư phạm, văng tục chê bạn trai ít tiền trên mạngxã hội facebook. Ít ai tưởng tượng được một cô nàng xinh xắn, dễ thương lại cóthể “phun châu nhả ngọc” ra những lời lẽ tục tĩu, khó nghe đến như vậy để miệtthị, khinh thường bạn trai khi bạn này “đi xe SH nhưng trong ví chỉ có 200 – 300nghìn đồng” (trích status trên trang cá nhân của nữ sinh).
![]() |
Nghề này đào thải rất nhanh
- Khán giả thường thấy anh với hình ảnh hồn nhiên, vui vẻ, lạc quan và hài hước trên sóng truyền hình. Điều này có giống với tính cách ngoài đời của Sơn Lâm không?
Đó cũng là tính cách ngoài đời của tôi. Tôi may mắn có cơ hội được "bê" nguyên tính cách của mình lên sóng VTV mà nhiều nhất là chương trình Chuyển động 24h. Tôi nghĩ điều này cũng góp phần tạo nên hình ảnh riêng biệt của tôi trên sóng truyền hình. Về cơ bản, tôi nghĩ khi là chính mình, không phải khoác những cái áo quá rộng trong cả cuộc sống và công việc, đó sẽ là lúc mình tự tin nhất!
- Ngày nay các BTV MC ngoài kiến thức, lối dẫn thì ngoại hình cũng là yếu tố quan trọng. Theo anh điều gì làm nên phong cách cho một người dẫn chương trình truyền hình?
Phong cách của người dẫn chỉ có thể có được khi người đó làm chủ những gì mình nói. Khi thực sự hiểu và làm chủ rồi thì kể cả đọc kịch bản thôi, khán giả cũng sẽ dễ cảm nhận thông tin hơn. Có rất nhiều tiêu chí được đặt ra với một người dẫn chương trình, khán giả có thể google một cái là tìm được ngay nhưng tôi nghĩ đó đều là những tiêu chí cơ bản. Cái khó nhất là phải liên tục hoàn thiện, học và xem những cái mới mình có làm được không.
Tôi may mắn xây dựng được những thói quen tự làm mới mình theo từng giai đoạn. Chẳng hạn trước khi đi ngủ tôi luôn xem tiểu phẩm hài rồi tự nhiên nó ngấm vào mình lúc nào.
Đến khi làm ởChuyển động 24h, tôi rất thích mục Điểm tuần, vậy là tôi thay tiểu phẩm hài bằng những sản phẩm điểm tuần của các anh chị đồng nghiệp rồi nghĩ xem sao họ làm được như thế.
Gần đây tôi duy trì thói quen đọc sách, những cuốn sách có góc nhìn thú vị càng tốt, rồi xem các show giải trí trực tiếp, người dẫn của những show đó cũng mang tới cho tôi nhiều bài học kinh nghiệm. Và tôi luôn tự hỏi, nếu là họ liệu mình có làm được không?
Tóm lại, nghề này của chúng tôi cũng đào thải nhanh lắm, nếu không làm mới mình, có yêu nghề đến mấy cũng sớm đến lúc phải nhường lại “hào quang rực rỡ” cho các bạn trẻ. Tôi chỉ đang cố làm quá trình đó chậm đi.
- Ai là thần tượng của anh trong nghề?
Tôi thần tượng nhiều người. Mỗi công việc tôi đã từng làm tại VTV luôn cho tôi cơ hội được gặp gỡ với các anh chị đi trước nhiều kinh nghiệm. Cách đây chục năm, khi còn ở VTV6, chị Tạ Bích Loan cho tôi biết thế nào là talk-show kiểu nhà báo, nó khác hoàn toàn với việc chỉ hỏi và trả lời trong nghề MC mà tôi vẫn biết.
Rồi tới khi qua làm Cafe sáng với VTV3, dù phải thức dậy từ 4h sáng mỗi khi có lịch dẫn nhưng tôi vẫn nhớ như in cảm giác được chú Lại Văn Sâm, chị Tùng Chi nhắn tin lên nhóm nhận xét về số phát sóng vừa lên hình.
Gần đây, tôi có 2 thần tượng là anh Quốc Khánh và anh Việt Hoàng bởi đó là 2 người dẫn gắn với 2 chương trình mà tôi đang rất thích thời điểm này: Giờ vàng thể thaovà Điểm tuầncủa Chuyển động 24h.
Sự cố không muốn nhắc lại
- Một sự cố đáng tiếc Sơn Lâm từng gặp và cách anh vượt qua điều đó?
Tôi nhớ nhất chắc chắn là từ khóa “não người - não thú”. Đến giờ này, nếu tìm kiếm trên google, khán giả cũng có thể đọc lại những bài viết về tôi thời điểm đó. Đó là khoảng thời gian dịch Covid-19 đang khá căng thẳng. Tôi có lấy ví dụ về Lý thuyết 3 não (Triune) của Paul MacLean là một thuyết được sinh ra nhằm giải thích tại sao con người lại làm những việc họ thường làm theo những cách khác nhau.
Tôi dùng lý thuyết này để giải thích về một vài hoạt động của cộng đồng thời điểm bấy giờ. Nhưng tôi đã mắc 2 lỗi. Thứ nhất là tôi chưa tìm hiểu kỹ và chưa cập nhật được rằng: ''Dù thuyết này có tính đúng của nó nhưng trong khoa học hiện đại, người ta đã ít dùng''.
Thứ hai là cách viết Điểm tuầncủa tôi thời điểm đó có những câu từ, ý tứ có thể gây hiểu lầm cho khán giả là tôi có ý ví von thô thiển "não người với não thú". Khổ cho tôi là thời điểm đó, người người ở nhà xem tivi, lướt mạng xã hội nên lại càng nhiều người để ý.
Nhiều đoạn cắt không đầy đủ về cả đoạn trình bày đó của tôi được lan truyền, vậy là càng nhiều người hiểu theo nghĩa tiêu cực hơn. Đó thực sự là những ngày tháng khá vất vả với tôi, rất may có các anh chị em đồng nghiệp hỗ trợ và định hướng.
Đó cũng là những ngày tôi thực sự cảm nhận được rằng một lời mình nói trên sóng VTV có tác động tới cộng đồng lớn cỡ nào. Sau bài học đó, tôi biết đo lường phản ứng của khán giả hơn. Từ đó tới nay cũng có vài lần, những điều tôi nói trên sóng được nhiều người chia sẻ, may là không có gì tiêu cực.
Nóc nhà nấu cơm, tôi rửa bát là chuẩn rồi
- MC Sơn Lâm khá thoải mái trong việc chia sẻ khoảnh khắc đời thường, nhất là những tấm ảnh “nội trợ đảm đang”: rửa bát, dọn dẹp nhà cửa cho bà xã. Đây là trên tinh thần tự nguyện hay cũng có chút quán triệt?
Gia đình tôi khá rõ ràng ai là nóc nhà(cười).Vậy nên nói quán triệt là đúng. May nóc nhà tôi khá công bằng. Nóc nhà nấu cơm, tôi rửa bát là chuẩn rồi. Tối đến tôi sẽ tắm cho con, nóc nhà sẽ cho bé đi ngủ. Sáng tôi đưa con đi học còn chiều nóc vợ sẽ đón con… Tôi thấy khá thoải mái về cách phân công này.
Duy chỉ có việc ai cầm tiền là tôi không đồng ý lắm thôi. Nhưng thôi, biết sao được, có gì hoàn hảo đâu! Còn việc chia sẻ khoảnh khắc đời thường, tôi thấy vui mà bởi giúp tôi và khán giả đến gần nhau hơn.
- Một vài chia sẻ về bà xã của anh đi, đó là phiên bản hài hước cùng dấu hay trái dấu với anh?
Lúc cùng dấu lúc trái dấu! Nói đùa vậy thôi chứ tôi nghĩ là sau quá trình gần 10 năm yêu và cưới nhau, tôi tin rằng bà xã chính là một nửa còn thiếu của mình. Vợ bù đắp cho những gì mà tôi thiếu. Ví dụ tôi hay bay bổng, tôi ham chơi cô ấy lại là người khá kỷ luật. Tôi khá vô tâm, ít để các mối quan hệ, bà xã lại là người lên kế hoạch khá tốt. Tóm lại, đơn giản là tôi có thể vui vẻ tạo ra tiếng cười nhưng bà xã tôi sẽ là người lên kế hoạch để có được tiết tiếng cười ấy một cách đều đặn.
- Công việc bận rộn và thường phải đi xa, theo anh đâu là ngọn lửa để giữ cho hôn nhân luôn ngọt ngào và hạnh phúc?
Hạnh phúc khó nói lắm chúng tôi cũng có nhiều lúc cãi vã bất đồng ý kiến mà nhưng trên hết nói chuyện được với nhau chia sẻ được mục tiêu chung trong cuộc sống từ kinh tế đến một số quan điểm sống cơ bản. Chúng tôi luôn sẵn sàng công nhận điểm mạnh, tài năng của nhau và cũng thấy rõ điểm khiếm khuyết của nửa kia. Tôi nghĩ chỉ có nhìn thẳng vào nó mới khiến mọi thứ có phần trở nên dễ dàng hơn.
Minh Huệ
Ảnh: NVCC