Một số người muốn tránh xung đột hết mức có thể. Họ thích che giấu cảm xúc bởi họ cho rằng, những cuộc trò chuyện gay gắt không đáng để họ phải phiền phức.
Tuy nhiên bạn cần phải thay đổi. Việc giải quyết các vấn đề trực tiếp có thể khiến cả hai không thoải mái, dẫn đến nhiều tranh cãi và căng thẳng, tuy nhiên việc bỏ qua các vấn đề còn tồi tệ hơn và gây ra sự bực bội, tức giận cho đối phương của bạn hơn.
![]() |
Không chia sẻ với bạn đời các vấn đề thân mật
Tương tự như việc che giấu cảm xúc của bản thân, không nói về những nhu cầu thân mật của bạn sẽ gây hại nhiều hơn lợi cho hôn nhân.
Nếu bạn cảm thấy không hài lòng trong phòng ngủ, bạn có thể chia sẻ với đối tác. Sự gần gũi về tình dục là một phần quan trọng của một mối quan hệ.
Đối tác của bạn cũng có thể ngại bày tỏ mong muốn của mình. Họ muốn làm hài lòng bạn, nhưng bạn cũng cần cho họ biết cách để có thể thực hiện.
Bạn sử dụng điện thoại quá nhiều
Chúng ta đang ở trong một thời đại mà hầu như tất cả mọi người đều nghiện điện thoại.
Tuy nhiên, thời gian dành cho việc ôm điện thoại nhiều thì thời gian dành cho người bạn đời sẽ ít đi.
Bạn và vợ/chồng của bạn có thể ngồi hàng giờ trong phòng khách cùng nhau, nhưng nếu những giờ đó bạn chỉ dán mắt vào điện thoại thì thật tệ hại.
Hãy ưu tiên người bạn đời của bạn bằng cách đặt điện thoại của bạn xuống thường xuyên hơn. Không có điện thoại trong phòng ngủ hoặc trên bàn ăn tối là những điều nên làm.
Bạn tập trung quá nhiều vào bản thân
Thay vì nghĩ cách để cải thiện mối quan hệ của hai vợ chồng, bạn lại chỉ tự hỏi bản thân: “Mình có thể thoát khỏi mối quan hệ này như thế nào?”.
Mục tiêu chính của bạn phải là phục vụ vợ/chồng của bạn và mục tiêu chính của nửa kia phải là phục vụ bạn. Khi bạn bắt đầu chỉ nghĩ về điều gì khiến bạn hạnh phúc, bạn sẽ khiến đối phương cảm thấy rằng nhu cầu và mong muốn của họ không còn cần thiết nữa.
Sẽ rất hữu ích nếu bạn muốn đối tác của mình luôn cảm thấy đặc biệt và tìm cách khiến họ mỉm cười.
Bạn không chấp nhận rủi ro để cải thiện hôn nhân
Khi bạn bắt đầu nhận thấy những điều không ổn trong cuộc hôn nhân của mình, chẳng hạn như sự mất kết nối trong giao tiếp hoặc không có thời gian bên nhau, bạn cố gắng khắc phục vấn đề hay bỏ qua nó?
Thật dễ dàng để bỏ qua nhưng điều dũng cảm là bạn nên nhìn ra vấn đề và khắc phục nó. Hãy cho bạn đời thấy rằng, cuộc hôn nhân này là quan trọng với bạn, vì vậy bạn muốn giải quyết các vấn đề nảy sinh.
Bạn có thể tạo ra một lịch hẹn hò hàng tuần hoặc mua hoa cho vợ/chồng của bạn mỗi tháng một lần. Hay đơn giản hơn, hãy dành cho người bạn đời một lời khen mỗi ngày để cho thấy bạn đánh giá cao họ…
Căng thẳng với đối tác của bạn
Không có mối quan hệ nào là hoàn hảo, nhưng chọn cách làm nổ tung mọi thứ không ổn có thể khiến cuộc hôn nhân của bạn rơi vào cảnh khốn cùng. Nếu bạn nhận ra rằng bản thân vẫn còn tình cảm với vợ/chồng, hãy thử lùi lại và nhìn nó từ góc độ của họ.
Những hành động xung đột sẽ khiến cuộc hôn nhân của bạn tan vỡ. Hãy hạn chế nó hết mức có thể bằng cách ngồi lại nói chuyện thẳng thắn cùng nhau.
Thực hiện những thay đổi nhỏ có thể xoay chuyển cuộc hôn nhân của bạn. Tôn trọng vợ/chồng, hỗ trợ và nỗ lực làm việc chăm chỉ sẽ giúp hôn nhân của bạn phát triển.
Dù hôn nhân là một mối quan hệ đẹp đẽ gắn kết 2 cá nhân với nhau thì việc tranh cãi giữa các cặp vợ chồng là điều khó có thể tránh khỏi.
" alt=""/>6 sai lầm có thể ‘giết chết’ cuộc hôn nhân của bạnHọc xong đại học ra trường các con của tôi cũng lần lượt đi lấy chồng, giờ đây tất cả đã yên bề gia thất, chỉ còn cậu con út đi làm ăn xa.
![]() |
Ảnh: B.N |
Trong 5 cô con gái thì 4 cô đi lấy chồng xa, có một cô lấy được chồng gần. Thấy gia cảnh nhà tôi khó khăn, bóc ngắn cắn dài, chẳng có của ăn của để làm hồi môn cho con gái đi lấy chồng, nên ông thông gia liền mua 1500m2 đất ruộng ngay sau nhà tôi để cho con tôi và con rể đào ao thả cá.
Tôi mừng rơi nước mắt vì thấy ông ấy đối xử tốt với các con quá nên cũng quyết định chặt đi ba cây xoài để mở ngõ cho các con đi vào khu đất đó. Ông ấy tìm người lo thi công, còn tôi thì lo cơm nước cho cả hai gia đình. Tôi cũng bận công việc của mình nên không để ý, ông ấy múc qua cả phần đất tôi vạch ranh giới để cho các con, rồi múc luôn cả vào 1500m2 đất tôi đang thầu của công ty để trồng trọt.
Tôi liền bị giám đốc công ty gọi lên chất vấn, thấy cảnh tôi mẹ góa con côi cạy cục van xin thì giám đốc cũng bỏ qua cho. Tôi bảo với con rể rằng nếu lỡ đào vậy rồi thì hai vợ chồng sang tôi cho thuê lại ao mà làm ăn kinh tế. Làm thêm cái chòi, tôi ở đó phụ giúp trông nom, hàng ngày tôi bắt được con cá gì ăn con cá đấy, mẹ con dựa vào nhau mà sống. Ai ngờ làm xong cái chòi, tôi chưa kịp ở thì ông thông gia đã dọn luôn vào ở.
Tôi nhịn hết lần này đến lần khác để giữ hòa khí hai gia đình, ấy vậy mà đến khi tát ao, ông ấy phun hết cả bùn, cát vào ruộng nghệ của tôi, thấy vậy tôi tắt máy để bưng ống bơm nước đi chỗ khác, ông ấy lại liền đặt ống vào vườn của tôi, rồi ngang nhiên chặt mấy cây chuối của tôi để cho cá ăn chỉ để lại mấy cái búp. Tôi góp ý thì ông ấy bảo “bà chưa cho các con được cái gì, có mấy cây chuối mà cũng phải tiếc”.
Quá quắt hơn khi con gái tôi bế cháu sang nhà tôi chơi thì ông ấy liền gọi điện bắt bế cháu lên chòi ngủ với ông. Ngày rằm tháng 7 năm ngoái, tôi làm mâm cơm cúng ông bà tổ tiên, mời con rể và con gái tôi sang ăn, vừa bưng bát cơm đặt vào mồm thì ông ấy liền gọi điện bắt về nấu cơm cho ông ấy ăn. Cứ hết chuyện này đến chuyện khác ông thông gia luôn đối đầu với tôi, có cái ngõ tôi cắt đất của mình để đắp cho ông ấy và các con đi vào ao cá, thì ông ấy không đi, cứ đi vào vườn nhà tôi.
Ông ấy bảo ngõ ấy nhiều cỏ dại mọc quá nên đi vào dậm chân, trời mưa thì đường hơi lầy lội. Tôi lại nhún nhịn nhổ hết cỏ rồi đắp đất, đắp đá cho sạch sẽ hơn.
Đến lần thứ ba tôi không chịu đựng được nữa mới bảo ông ấy: “Ông muốn đi sạch sẽ thì lo làm cỏ và đắp đất be đường vào mà đi chứ tôi già rồi không làm mãi cho ông đi được, đừng đi vào vườn nhà tôi nữa”, ấy vậy mà ông ấy sẵng giọng lên, văng tục.
Bà thông gia thấy vậy thì bảo tôi xây cổng, xây tường lên, ngăn chia ranh giới ra để hai bên đỡ lời qua tiếng lại, nhưng tôi nghĩ nếu làm vậy thì lại khổ con tôi mà thôi. Thực sự, tôi rất uất ức và khổ tâm, vì thương con, thương cháu nên tôi luôn cố gắng nhẫn nhịn, còn ông thông gia lúc nào cũng được nước lấn tới. Tôi không biết mình nên làm gì đây?
Con dâu chỉ về ở 30 ngày, mẹ chồng lấy tiền ăn không thiếu một đồng. Bà còn bắt tôi nộp thêm khoản tiền điện, nước với lý do "nuôi bà đẻ tốn kém".
" alt=""/>Thông gia khẩu chiến vì lợi ích kinh tếCăn nhà này là của vợ chồng bà Thu Hằng ở thôn Minh Tiến (xã Hàm Minh). Vợ chồng bà Hằng trước đây trồng cây thanh long. Sau đó, bà vừa trồng vừa đi thu mua thanh long, sơ chế rồi xuất đi nơi khác bán lại. Từ hai bàn tay trắng, vợ chồng bà trở thành "đại gia" thanh long giữa vùng quê yên bình. |
Ngôi nhà gồm ba tầng, rộng rãi. Nhìn từ xa, ngôi nhà như một tòa lâu đài nằm giữa vườn thanh thanh long rộng lớn. Những người thợ xây cho biết, ngôi nhà đã xây dựng được hơn hai năm. Hiện, đang trong giai đoạn hoàn thiện, được chủ trồng cây xanh xung quanh, làm sân bên ngoài. |
Gia đình ông Linh, 50 tuổi chuyển từ Nghệ An vào xã Hàm Minh sống hơn 30 năm qua. Hiện vợ chồng ông có hơn 2 ngàn trụ thanh long. Trưa một ngày tháng 9, sau khi bỏ hết hai xe rơm cho những trụ thanh long, ông cùng vợ vào nhà pha nước uống, nghỉ một lúc cho mát. |
Ông Linh kể, những ngày đầu vợ chồng ông mới đến xã Hàm Minh làm kinh tế, cuộc sống người dân ở xã rất nghèo khó. Đất đai khô cằn, thiếu dưỡng chất. Mỗi năm người dân nơi đây chỉ trồng được một vụ lúa tùy thuộc nguồn nước, cùng một số loại cây ngắn ngày, nhưng không đủ sống. Nhiều gia đình trong xã phải làm kinh tế bằng cách đi làm công nhân ở Bình Dương, Đồng Nai, Sài Gòn… |
Cuối những năm 90, việc trồng cây thanh long mới bắt đầu ở xã Hàm Minh. Ban đầu, chỉ một vài nhà trồng thử nghiệm trên trụ gỗ, chong đèn bằng máy chạy dầu. Năng suất khi đó cũng không nhiều. "Lúc đó, chúng tôi chỉ thu hoạch thanh long vào mùa mưa, mùa nắng thì chịu", ông Linh nhớ lại. |
Việc trồng cây thanh long trên những trụ gỗ dễ làm cây gãy, mối mọt, vì vậy, các hộ gia đình nghiên cứu để trồng cây theo phương pháp mới. Họ thay thế trụ gỗ bằng trụ bê tông để cây có độ bám tốt, tình trạng sâu bệnh, mối mọt cũng giảm đi rất nhiều. |
Cây thanh long cho năng suất nhiều hơn từ khi điện về xã Hàm Minh. Ngoài dùng trụ bê tông để trồng cây, vào mùa nắng nóng, người dân chong điện vào ban đêm để cây cho trái. "Cứ 3-4 tháng, chúng tôi thu hoạch một vụ thanh long. Trước đây, điện chưa có, chúng tôi chỉ thu hoạch mỗi năm 1-2 vụ. Còn giờ thì cây cho trái quanh năm", ông Linh nói. |
![]() |
Từ từ, nhà này thấy nhà kia trồng thanh long có kinh tế mới bắt tay vào khai hoang đất, đúc trụ, mua giống về trồng. Hiện nay, hầu hết gia đình trong xã đều trồng loại cây này. Gia đình nào nhiều thì vài ngàn trụ, gia đình ít cũng vài trăm trụ thanh long. Kinh tế người dân cũng dần khá hơn. Nhiều nhà trong xã xây được biệt thự, mua được ô tô để đi lại. Nhiều người đến các khu công nghiệp làm công nhân, khi về quê, thấy các hộ gia đình trồng thanh long khấm khá cũng về lại địa phương làm kinh tế bằng việc trồng cây thanh long. |
Theo ông Linh, việc trồng cây thanh long đòi hỏi phải kết hợp sự tính toán, siêng năng, tiết kiệm, học hỏi kinh nghiệm. Ngoài những người có thu nhập tốt từ công việc này thì cũng có người đã gặp thất bại. "Năm nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 dẫn đến thương lái ít mua nên giá bán giảm, thu nhập của chúng tôi cũng bị ảnh hưởng", ông Linh nói. |
Ông Thái Trường Giang, Phó Chủ tịch UBND xã Hàm Minh cho biết, cả xã có 2.468 hộ dân, với 11.500 nhân khẩu, phân bố ở ba thôn: Minh Tiến, Minh Thành và Minh Hòa. Hiện nay, các hộ gia đình trong xã đều trồng cây thanh long. Nhà trồng nhiều thì vài ngàn trụ, nhà trồng ít cũng vài trăm trụ thanh long. Có người ngoài trồng còn đi thu mua rồi bán lại để tăng thu nhập. "Nhờ cây thanh long mà xã Hàm Minh đã thoát nghèo thành công. Hiện xã tôi đã được công nhận là xã nông thôn mới", ông Giang nói. |