Để giải quyết việc giao đất ở không thông qua hình thức đấu giá cho 15 hộ dân tại khu đất 7C, phía nam đường Trần Hưng Đạo, phường Nam Lý theo nội dung thông báo số 1743/TB-VP UBND ngày 30/5/2017 của văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình, đầu tháng 11 vừa qua, UBND TP Đồng Hới đã có buổi làm việc với các hộ dân.Không có tính kế thừa
Ông Nguyễn Đức Cường, Phó chủ tịch UBND TP chủ trì cuộc họp cho biết, việc giao đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ) cho các hộ là không đúng quy định của pháp luật do diện tích thu hồi rất nhỏ, chỉ từ 0,2m2 đến 26,6m2/hộ.
 |
Trung tâm phát triển quỹ đất đã cắm mốc ở các lô đất khu đât 7C, nam Trần Hưng Đạo, TP Đồng Hới. |
Đồng thời, loại đất thu hồi là đất trồng cây lâu năm và các hộ không thuộc đối tượng giao đất ở tại đô thị không thông qua hình thức đấu giá.
Tuy nhiên, đại diện 15 hộ dân không đồng ý và cho rằng, để nhanh chóng giải phóng mặt bằng (GPMB), tỉnh đã cho phép điều chỉnh quy hoạch, UBND TP Đồng Hới cũng có báo cáo đề nghị tỉnh đồng ý chủ trương giao đất không thông qua hình thức đấu giá QSDĐ cho các hộ gia đình đã sử dụng một phần diện tích trong phạm vi GPMB theo giá khởi điểm.
Ngày 30/5/2017, UBND tỉnh đã đồng ý theo công văn 1743 (thông báo kết luận của ông Nguyễn Hữu Hoài, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình) tại cuộc họp với UBND TP Đồng Hới và các ban ngành.
Đến tháng 9/2018, các hộ dân đã bàn giao 207,9 m2 đất, nhận gần 500 triệu tiền bồi thường, hỗ trợ nhưng thành phố không giao đất như đã hứa.
 |
Biên bản buổi làm việc gần đây giữa đại diện 15 hộ dân, UBND TP Đồng Hới và các ban, ngành liên quan. |
“Chúng tôi chỉ nhận tiền đền bù tài sản trên đất và có điều kiện. Nghĩa là Thành phố đã hứa sẽ giao đất theo quyết định 1743 của tỉnh nếu tất cả các hộ thống nhất nhận tiền và bàn giao mặt bằng theo phương án đã phê duyệt nên chúng tôi mới đồng ý nhận tiền”, ông Lưu Văn Tuân, hộ dân có 26,5m2 đất bị thu hồi cho biết.
Trong buổi làm việc, đại diện các hộ dân cho hay, việc giao đất ở không thông qua đấu giá theo giá khởi điểm cho các hộ là thực hiện giao dịch dân sự trước đây nhà nước đã thỏa thuận với các hộ dân khi thu hồi đất.
“Đề nghị UBND tỉnh, UBND TP và các cơ quan có liên quan xem xét, giải quyết việc giao đất ở khu đất 7C phải có tính kế thừa để các hộ được giao QSDĐ theo chủ trương trước đây của UBND tỉnh”, ông Tuân nói thêm.
Ông Lê Văn Bưu, một hộ dân thông tin, “trước đây, ông Lê Minh Ngân, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh cũng đã ký quyết định số 4010/QĐ ngày 13/11/2018 về việc giao 207,9m2 đất cho Trung tâm phát triển quỹ đất để đấu giá QSDĐ nhưng chúng tôi đã kiến nghị nên hơn 1 tháng sau, ông Ngân ký quyết định số 4521/QĐ để sửa sai.
 |
Danh sách bồi thường, hỗ trợ do GPMB dự án khu dân cư phía Nam đường Trần Hưng Đạo (khu đất 7C). |
Trong quyết định mới chỉ nói đến việc Trung tâm phát triển quỹ đất có trách nhiệm quản lý khu đất để xây dựng công trình khu dân cư 7C chứ không nhắc đến đấu giá đất nữa”.
Chính quyền nhận sai sót
Trong buổi làm việc vừa qua, ông Nguyễn Đức Cường, Phó chủ tịch UBND TP Đồng Hới mong các hộ thông cảm và chia sẻ vì hiện nay không thể thực hiện được việc giao đất như đã hứa và yêu cầu các hộ phối hợp thực hiện đấu giá QSDĐ theo quy định của pháp luật.
Ông Cường cũng nhận trách nhiệm về sai sót của UBND TP khi đề xuất UBND tỉnh đồng ý chủ trương giao đất không thông qua hình thức đấu giá QSDĐ.
Trước đó, ông Nguyễn Thăng Long, Trưởng phòng TN&MT TP Đồng Hới lại khẳng định: “Trong quyết định thu hồi đất thể hiện rõ loại đất thu hồi là đất trồng cây lâu năm, theo quy định của Luật Đất đai, những đối tượng không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì được cấp giấy chứng nhận QSDĐ theo hình thức thuê đất đối với đất nông nghiệp. Nên khi nhận tiền bồi thường, các hộ dân đã nhận tiền đền bù tài sản trên đất và giá trị của đất.
Mặt khác, đây là dự án chỉnh trang đô thị, không ảnh hưởng nhiều đến nhà cửa, tài sản của người dân. Vấn đề ở chỗ có thông báo và biên bản làm việc với người dân chứ không có gì không làm được cả. Về nguyên tắc, nếu thời điểm đó cứng rắn thì lại chuẩn hơn và nếu dân đồng thuận ngay trước tháng 7/2017 thì giờ giao đất rồi”.
 |
Khu đất dự kiến cấp bán cho dân không qua đấu giá. |
Được biết, hiện các hộ đang khiếu nại đến chủ tịch UBND tỉnh, trong khi cơ quan có thẩm quyền chưa giải quyết, người dân cũng đề nghị giữ nguyên hiện trạng khu đất 7C, không thực hiện thủ tục đấu giá QSDĐ.
Trung tâm phát triển quỹ đất thuộc Sở TN&MT tỉnh Quảng Bình cũng đã tiến hành cắm mốc, phân lô. Tuy nhiên chỉ cắm mốc ở phần đất không tranh chấp.
Trao đổi với VietNam Net, ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết: “Hiện đang đi công tác và sẽ chỉ đạo các sở, ngành nắm thông tin và báo cáo lại sự việc”.
Luật sư Phan Thúc Định, đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh cho biết: “Căn cứ theo quy định của Luật Đất đai 2013, Nghị định 43/2014 của Chính phủ thì những hộ dân trên là đối tượng được cấp giấy chứng nhận QSDĐ, vì họ đã sử dụng đất ổn định trước năm 1993 nên đủ điều kiện để được nhận bồi thường giá trị của đất chứ không chỉ riêng tài sản trên đất..." |
Hải Sâm

15 hộ dân Quảng Bình nguy cơ mất 'đất vàng' không qua đấu giá
Mặc dù tỉnh đã đồng ý chủ trương giao đất không qua đấu giá cho 15 hộ dân, nhưng sau hơn 3 năm, người dân lại nhận được thông báo không thực hiện được vì trái quy định.
" alt=""/>Dân có nguy cơ mất 'đất vàng' không qua đấu giá: Chính quyền nhận sai
Trong bối cảnh đại dịch, các bệnh viện phải tập trung điều trị, quản lý số lượng lớn bệnh nhân F0 tăng đột biến, vấn đề quản lý nhập viện hợp lý có ý nghĩa quan trọng nhằm tăng tính chống chịu của hệ thống y tế trước đại dịch, đảm bảo duy trì các dịch vụ chăm sóc y tế cho tất cả các nhóm bệnh khác.Hội thảo là cơ hội cho các đại biểu chia sẻ các nghiên cứu và thảo luận chuyên sâu về những giải pháp đa chiều, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của các giải pháp chuyên môn kỹ thuật giúp tăng cường nhập viện hợp lý như quy trình quản lý bệnh toàn diện, ứng dụng các phương pháp điều trị y khoa mới.
 |
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn phát biểu khai mạc hội thảo, chia sẻ về tầm quan trọng của việc kiểm soát tình trạng nhập viện trong đại dịch |
Suy tim - thách thức cho việc quản lý nhập viện tại Việt Nam
Đánh giá về thực trạng nhập viện tại nước ta hiện nay, PGS.TS.BS Nguyễn Ngọc Quang - Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia cho biết suy tim hiện đang là một trong những nhóm bệnh gây ra áp lực y tế lớn tại Việt Nam cũng như khiến bệnh nhân đối diện với nguy cơ tử vong cao trong đại dịch Covid-19. Mặc dù chưa có số liệu thống kê chính thức, nhưng ước tính nước ta có khoảng 320.000 đến 1,6 triệu người mắc suy tim cần chăm sóc và điều trị.
Chia sẻ về việc quản lý suy tim tại Việt Nam, PGS.TS.BS Nguyễn Ngọc Quang cho biết, việc sử dụng sớm các thuốc chuyên khoa cho bệnh nhân suy tim sẽ có tác động lớn đến tình trạng nhập viện. Điển hình như nhóm thuốc ARNI - 1 trong 4 nhóm thuốc trụ cột cho bệnh nhân suy tim, đã làm giảm tới 20% tỷ lệ nhập vi do suy tim và tử vong do tim mạch so với điều trị thường quy.
Do đó, PGS.TS.BS Nguyễn Ngọc Quang cho rằng việc tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân suy tim được tiếp cận và sử dụng các thuốc điều trị suy tim hiệu quả như ARNI sẽ giúp bệnh nhân tránh được vòng xoáy nhập viện - xuất viện - tái nhập viện và nguy cơ tử vong.
 |
Hội thảo thống nhất về hiệu quả của nhóm thuốc ARNI đối với bệnh nhân suy tim |
Bên cạnh đó, đại diện Novartis - ông Roeland Roelofs - Giám đốc Toàn cầu ngành Điều trị suy tim, Novartis Thụy Sĩ cũng đã chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về các giải pháp nhằm giảm tình trạng nhập viện có thể tránh được cho bệnh nhân suy tim, với các cơ chế quản lý và các giải pháp đa chiều của hệ thống y tế tại các quốc gia phát triển như kỹ thuật tiên tiến, chuyên môn lâm sàng, tài chính y tế/chi trả bảo hiểm, quản lý bệnh nhân, theo dõi giám sát điều trị ngoại trú...
 |
Ông Roeland Roelofs chia sẻ một số khuyến nghị về những cách tiếp cận có thể mang lại tác động tích cực đối với mục tiêu tăng cường nhập viện hợp lý tại Việt Nam |
Tham dự hội thảo còn có ông Ivo Sieber - Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam. Ông Ivo Sieber nhận định, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đã chuyển chiến lược từ “không Covid-19” sang “sống an toàn với Covid-19”. Áp lực mà đại dịch Covid-19 hiện đang tạo ra cho hệ thống y tế tại Việt Nam chứng tỏ sự cần thiết của tăng cường nhập viện hợp lý nhằm tăng tính chống chịu của hệ thống y tế trước đại dịch này…
Nhập viện hợp lý giúp hệ thống y tế hoạt động hiệu quả
Dựa trên những thảo luận tại buổi hội thảo, các đại biểu đã thống nhất đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường nhập viện hợp lý tại Việt Nam. Theo đó, cần có bộ tiêu chí nhập viện phù hợp để làm công cụ quản lý hiệu quả nhập viện tại Việt Nam, từ đó đẩy mạnh việc quản lý và chăm sóc sức khỏe toàn dân tại tuyến y tế cơ sở. Việc phát hiện sớm, điều trị và quản lý toàn diện ngay từ đầu sẽ giúp xác định đúng lúc các trường hợp cần phải nhập viện khi cần thiết, duy trì sức khỏe.
 |
Ông Ivo Sieber - Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam chia sẻ về nỗ lực hợp tác giữa hệ thống y tế Thụy sĩ và Việt Nam |
Đối với bệnh nhân suy tim, cần phải mở rộng mô hình quản lý ứng dụng công nghệ thông tin giúp quản lý được nhiều bệnh nhân hơn và toàn diện hơn. Các đại biểu cũng thống nhất cần phải đảm bảo cho các bệnh nhân nói chung, đặc biệt là bệnh mạn tính như suy tim nói riêng, được tiếp cận và sử dụng thuốc phù hợp, bao gồm việc tiếp cận thuốc mới được khuyến cáo theo các tài liệu chuyên môn như nhóm ARNI nhằm giúp nhiều bệnh nhân được tiếp cận điều trị, kiểm soát biến chứng tốt hơn, giảm tải gánh nặng nhập viện điều trị, giảm tử vong cho bệnh nhân cũng như gánh nặng cho hệ thống y tế.
Kết luận của buổi hội thảo khẳng định tầm quan trọng của việc quản lý hiệu quả nhập viện hợp lý và cần đẩy mạnh nghiên cứu, đề xuất và triển khai các giải pháp nhằm tăng cường nhập viện hợp lý tại Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế.
Lệ Thanh
" alt=""/>Hội thảo về quản lý và điều trị suy tim, giảm gánh nặng hệ thống y tế