
 |
|
Màu xanh có tác dụng làm dịu cảm xúc. Theo các chuyên gia tư vấn thời trang, nó được khuyến khích cho các cuộc phỏng vấn việc làm vì nó tượng trưng cho lòng trung thành. Người ta nói rằng vì lý do này, cảnh sát, quân đội thường sử dụng trang phục màu xanh.
2. Màu vàng - sáng tạo
Về mặt tâm lý, màu vàng là một màu mạnh mẽ. Nó liên quan đến cảm xúc, sáng tạo, tạo nên sự phấn khích và thể hiện tâm trạng vui vẻ.
3. Màu hồng - hồn nhiên
Màu hồng thể hiện cảm xúc liên quan đến niềm vui và sự phấn khích. Ở phương Tây, nó đã được dán nhãn là một màu sắc nữ tính. Trong các tình huống liên quan đến kinh doanh, nó được khuyến nghị sử dụng có chừng mực.
Một số thông điệp chính mà màu này thể hiện là sự hồn nhiên, tình yêu, cống hiến và sự hào phóng.
4. Trắng - tinh khiết
Trong văn hóa phương Tây, màu trắng được coi là màu của sự hoàn hảo. Nó thể hiện sự thanh sạch, tinh khiết và ngây thơ. Nó được cho là màu có ý nghĩa tích cực.
5. Màu xanh lá cây - tươi mát
Màu xanh lá cây cũng được coi là một màu làm dịu cảm xúc, truyền đạt cảm giác tươi mát, hài hòa và cân bằng.
6. Màu đỏ - sức sống và đam mê
Màu đỏ không chỉ liên quan đến niềm đam mê, sức mạnh, sức sống và tình yêu, mà còn thể hiện sự nguy hiểm và căm giận. Trong quần áo, nó mang lại cảm giác hướng ngoại, mạnh mẽ và tràn đầy sức sống.
7. Màu hồng fuchsia - vui vẻ
Màu hồng fuchsia là một màu đậm thể hiện năng lượng, sức sống và vui vẻ. Nó được coi là một màu sắc táo bạo. Theo khuyến cáo chung, nó có thể được sử dụng trong các hoạt động đòi hỏi năng lượng như các bài tập aerobic.
8. Màu tím - sự tinh tế
Màu tím đã được coi là màu của hoàng gia - bao hàm sự sang trọng, giàu có và tinh tế. Trong một thời gian dài, nó được sử dụng trong trang phục dành cho các cá nhân có đặc quyền.
9. Cam - độc lập
Màu cam thể hiện sự độc lập. Nó cũng có thể hiện ý chí mạnh mẽ và khả năng cạnh tranh.
10. Nâu - ổn định
Một màu sắc có thể được tìm thấy rất dễ dàng trong tự nhiên truyền đạt sự đáng tin cậy và ổn định. Nó cũng là một màu sắc được cho là tạo ra một bầu không khí trung lập cho các cuộc thảo luận.
11. Xám - trung tính
Màu xám tượng trưng cho sự trung lập và tinh tế. Nó là màu phổ biến thứ hai để tham dự các cuộc phỏng vấn (đầu tiên là màu xanh).
12. Đen - sang trọng
Màu đen được đánh giá cao bởi cả nhà thiết kế và những người trẻ tuổi. Màu tối này thể hiện sự nhất quán và thanh lịch. Nó cho thấy sức mạnh, nhưng cũng có thể truyền cảm giác bạo lực.
Bạn nên ghi nhớ cả hai khía cạnh của màu sắc khi đi phỏng vấn xin việc để đảm bảo thể hiện đúng thông điệp.

Cô gái 'muốn lấy chồng nhưng không đăng ký kết hôn' gây tranh cãi
Tại gameshow Bạn muốn hẹn hò, cô nàng Trà Giang thẳng thắn đặt câu hỏi về chuyện ‘làm đám cưới nhưng không đăng ký kết hôn’.
" alt=""/>Bí quyết chọn màu sắc quần áo cho những cuộc gặp quan trọng

Pha giọng để tạo thuận lợi cho công việc không có gì đáng buồn, giọng nói đôi khi chỉ là phương tiện để truyền đạt thông tin, để mọi người hiểu nhau hơn.Đọc bài "Buồn vì nhiều người Nghệ An pha giọng Hà Nội, Sài Gòn"của độc giả Nguyễn Lâm, tôi thấy mình không trùng quan điểm như thế. Bởi trong cuộc sống mình phải biết điều tiết bản thân nhưng không đánh mất mình để thích ứng với điều kiện hoàn cảnh và môi trường sống mới đem lại hiệu quả, thành công cho công việc.
Tôi làm việc trong môi trường giáo dục, đồng nghiệp của tôi nhiều người là dân tứ xứ nhưng phần lớn là dân Quảng Trị, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... Nếu ai đó tiếp xúc lần đầu sẽ khó mà nhận ra họ không phải dân vùng này. Bởi giọng nói đã chính hiệu là dân bản gốc. Họ chỉ thật sự “trở lại chính mình” khi tiếp xúc với những người đồng hương.
 |
Pha giọng để tạo thuận lợi cho công việc không có gì đáng buồn. Ảnh minh họa
|
Vì sao phải pha giọng? Đem thắc mắc này hỏi một đồng nghiệp có biệt tài pha giọng “chuẩn không cần chỉnh”.
Cô bộc bạch: “Chẳng ai muốn bỏ giọng nói gốc của mình mà đi pha giọng nơi khác. Nhưng học trò của mình là người Nam, mình nói giọng miền Trung các em không hiểu được. Đã nhiều học sinh mạnh dạn nói với cô: “Con không hiểu cô nói gì cả”. Có em còn thẳng thắn: “Sao tiếng cô khó nghe thế! Tụi con chẳng hiểu gì!”.
Thời gian đầu mình cũng không pha tiếng với suy nghĩ “có sao dùng vậy, tiếng mẹ đẻ của mình có gì đáng xấu hổ”, nhưng nhìn hiệu quả tiết dạy, đặc biệt là môn chính tả do cô đọc chép, học sinh viết sai lỗi rất nhiều, hay tiết giảng văn cô say sưa giảng trên bục, trò cứ ngơ ngơ như “bò đội nón”. Tiết Toán trò làm bài sai khi bị cô giáo hỏi, nhiều em đưa lý do: “Cô giảng con không hiểu gì cả”. Thế là lên lớp dạy học trò hay tiếp xúc với đồng nghiệp người miền Nam mình phải pha giọng cho mọi người hiểu. Gặp đồng hương hay về với gia đình, mình vẫn tự hào khi sử dụng giọng nói quê hương”.
Người bạn đồng nghiệp thừa nhận, từ khi tập pha giọng thì hiệu quả từng tiết dạy đã tiến triển rõ ràng. Học sinh hào hứng hơn khi nghe cô nói, chất lượng học tập của các em vì thế cũng được nâng lên.
Cùng quan điểm với tôi, pha giọng không có gì là xấu, nhiều người bạn chia sẻ: “Đi tiếp xúc làm ăn với đối tác, nếu họ là đồng hương với mình cứ vô tư sử dụng tiếng mẹ đẻ, còn đối tác người miền Nam mình cũng phải pha giọng bởi nếu cứ giữ đúng giọng nói chuẩn khác miền của mình đôi khi người khác không hiểu và khó cho việc giao lưu, hợp tác”.
Pha giọng để tạo thuận lợi cho công việc không có gì đáng buồn, giọng nói đôi khi chỉ là phương tiện để truyền đạt thông tin, để mọi người hiểu nhau hơn. Thay đổi cách sống hay chối bỏ cội nguồn mới là điều không nên làm và mới cần phải lên án.
Độc giảPhan Tuyết
" alt=""/>Vì sao người Nghệ An phải pha giọng?