Nhà thơ Hữu Việt kể, đấy là những năm 1979- 1980, một thí sinh chuẩn bị đi thi ĐH cũng không khác giờ là mấy. Lúc ấy, đất nước còn khó khăn vì phải lo với cơm áo gạo tiền nên nhà thơ Hữu Việt quyết định thi vào khối A, ĐH Ngoại Thương. Để đi thi, nhà thơ Hữu Việt phải học thêm rất nhiều, đến mấy lớp khác nhau. Trong căn phòng chưa đến 14m2 nhưng chỉ có cái quạt điện be bé khiến mấy thầy trò đều mướt mồ hôi như nhau. Tuy nhiên, may mắn của nhà thơ Hữu Việt là được học với những thầy giáo giỏi nhất thời bấy giờ nên ai nấy đều hăng hái học. “Nhiều khi thời gian trên lớp, chúng tôi chỉ dành để giải các bài tập ở lớp học thêm. Tôi còn nhớ hồi ấy bố tôi là nhà văn, nhà ở khu tập thể Nam Đồng. Đêm nào bố con tôi cũng thức khuya nên mẹ tôi chia hộp sữa bò, mỗi người một nửa để học đêm”, nhà thơ Hữu Việt nhớ lại.
“Khi đi thi, mỗi thí sinh ngồi một bàn. Tôi còn nhớ câu chuyện thời nay, có thí sinh ngồi bàn sau quên công thức nhưng gọi, lấy thước chọc vào lưng bạn vẫn không quay lại. Có lẽ thí sinh giờ “khôn” hơn, mức độ cạnh tranh cao hơn, kỉ luật cũng khắc nghiệt hơn nên ai cũng “giữ mánh”. Còn chúng tôi thời xưa, nếu có trót quên thì việc nhắc bài cho bạn là hoàn toàn bình thường. Tôi còn nhớ câu chuyện của một cậu bạn trong lớp học ôn. Bố bạn ấy là giáo viên nên quyết tâm đỗ rất cao. Bạn ấy học rất chăm chỉ và những ngày gần thi hầu như thức trắng. Sau môn thi đầu tiên, hai bố con bạn ở lại trường để chuẩn bị thi môn Lý vào buổi chiều. Bố bạn ấy canh cho con ngủ nhưng thiếp đi lúc nào không hay. 4h chiều, khi hai bố con vắt chân lên cổ chạy đến phòng thi chúng tôi đã lục tục ra về. Thế nhưng không hiểu hai bố con quyết chiến đấu ở môn thứ 3 thế nào mà chỉ thi 2 môn nhưng bạn cũng đủ điểm đỗ (15 điểm)”, nhà thơ Hữu Việt kể.
Mang cơm nắm đi thi
Không biết đến học thêm như học sinh Thủ đô, cậu học trò ở Nam Hà (cũ) tên Trịnh Hòa Bình (Giám đốc Trung tâm Điều tra dư luận xã hội- Viện Xã hội học) lại có những kỉ niệm mãi in dấu trong tim.
Đấy là khoảng những năm 1972- 1973, ông Bình quyết định thi vào ĐH Tổng hợp Hà Nội. Ông Bình nhớ lại, thời bấy giờ các trường ĐH về tận từng địa phương để tổ chức thi tuyển. Cụm thi của ông lúc ấy tổ chức ở huyện Nam Ninh (cũ) nên ông phải đạp xe gần 70km để đi thi. Ông Bình kể: “Trước khi đi thi, mẹ tôi nén cho con ít cơm trộn với muối vừng vào cặp lồng, cho đầy bi đông nước. Tất cả được mẹ tôi xếp vào chiếc túi vải khâu tay mậu dịch thô kệch. Nhiều người còn mang cả nồi niêu, xoong chảo đi thi vì hồi đó các dịch vụ ăn theo không rầm rộ như bây giờ. Hồi đó chưa có cầu, để đến được huyện Nam Ninh, lũ chúng tôi phải chen nhau qua bến đò Quan. Tôi còn nhớ, lúc ấy có bạn còn bị phà kẹp vào chân, máu tóe ra tưởng không đi thi nổi”.
![]() |
TS Trịnh Hòa Bình |
“Địa điểm thi của tôi lúc ấy là một ngôi trường phổ thông. Thời bấy giờ, thí sinh cũng phải đến trước một ngày để làm thủ tục dự thi. Có người cũng có bố mẹ đưa đi thi, có người còn phải đi bộ. Phòng thi của tôi có khoảng 30 người, ngồi 2 người/bàn. Thi ĐH hồi chúng tôi thật hồn nhiên. Trong phòng có 2 giám thị và bên ngoài cũng có giám thị hành lang. Tuy nhiên, chúng tôi không quá bị áp lực căng thẳng như bây giờ. Thậm chí, trước khi vào thi, chúng tôi còn chủ động bắt chuyện hỏi han quê quán của nhau. Vì áp lực không lớn nên chúng tôi còn lén đọc bài cho nhau chép. Bạn nào “bí” câu gì, chúng tôi đều “xì” thông tin cho nhau”, ông Bình kể. Và kỳ thi năm đó, ông Trịnh Hòa Bình được 22,5 điểm khối C, nhất tỉnh Nam Hà.
“Năm 1984, tôi thi trượt đại học. Nhà tôi đông anh em nhưng người nào cũng học đại học ở Hà Nội nên mỗi người trong gia đình phải tìm cách xoay sở. Mẹ tôi ra đầu đường chỗ chợ Hàng Xanh (Cầu Giấy) quạt bánh đa, luộc khoai, sắn... Các anh trai tôi, sau khi học xong ban ngày, người sang Làng Vân (Bắc Ninh) mua rượu sắn đem về pha với nước máy đổ cho các quán cóc. Một anh nữa ra đường làm nghề hàn dép. Chị gái tôi đang làm giáo viên thì cuốn thuốc lá và cuốn pháo. Riêng tôi, do trượt đại học nên xách đồ nghề ra vá bơm xe đầu đường... Giờ đây 20 năm đã trôi qua, bố mẹ tôi bây giờ rất hãnh diện vì những người con của mình không ai bị thất học”. Anh Trung Kiên (46 tuổi ở Lò Đúc, Hà Nội) |
TheoHạnh Nguyên (Gia đình - Xã hội)
" alt=""/>Chuyện ít biết về thi đại học thời bao cấpSáng nay, hơn 860.000 thí sinh làm bài thi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 - kỳ thi "chưa từng có", kỳ thi "có một không hai" trong lịch sử do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
6h15: Theo ghi nhận của PV VietNamNet, từ hơn 6h, tại Hà Nội, nhiều thí sinh đã có mặt tại các điểm trường, thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn và đo nhiệt độ.
![]() |
Lực lượng an ninh có mặt từ sớm để hỗ trợ phụ huynh và thí sinh |
![]() |
Thí sinh được đo nhiệt độ tại điểm thi Trường THPT Lê Quý Đôn (Đống Đa, Hà Nội). Ảnh: Lê Anh Dũng |
![]() |
Tranh thủ xem lại bài. Ảnh: Lê Anh Dũng |
![]() |
Thí sinh tháo khẩu trang để kiểm tra trước khi vào phòng thi ở trường THCS Nam Từ Liêm. Ảnh: Lê Anh Dùng |
7h30 sáng nay, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung, Trưởng đoàn kiểm tra kỳ thi thành phố đã đến kiểm tra và động viên các thí sinh tại điểm thi trường THPT Phan Đình Phùng (quận Ba Đình).
Chủ tịch Hà Nội đã thăm hỏi, động viên các thí sinh bình tĩnh, tự tin vượt qua kỳ thi, khắc phục mọi khó khăn khi kỳ thi được tổ chức trong thời điểm dịch Covid-19.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho hay, đây là kỳ thi đặc biệt được tổ chức trong thời điểm dịch có diễn biến phức tạp, do đó, các điểm thi cần triển khai nghiêm túc các biện pháp phòng dịch như đo thân nhiệt, sát khuẩn tay, đeo khẩu trang, rà soát các biểu hiện bất thường về sức khỏe của các thí sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên làm việc tại điểm thi.
![]() |
Chủ tịch Hà Nội - Nguyễn Đức Chung động viên thí sinh tại trường THPT Phan Đình Phùng. Ảnh: Khánh An |
Tại TP.HCM thí sinh đến trường thi môn Ngữ Văn trong thời tiết mát mẻ. Thí sinh được yêu cầu có mặt tại điểm thi trước 7h để chuẩn bị.
![]() |
Một thí sinh chưa đeo khẩu trang trước cửa phòng thi ở TP.HCM. Ảnh: Thanh Tùng |
![]() |
Ảnh: Thanh Tùng |
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc và đoàn công tác đã đến kiểm tra một số điểm thi như Trường THPT Thủ Đức, Trường THPT Tam Phú (Quận Thủ Đức).
![]() |
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc (ngoài cùng bên phải) đi kiểm tra một số điểm thi |
Tại điểm thi Trường THCS Collete (TP.HCM), thí sinh Minh Anh cho biết em ôn bài đến 10h tối hôm qua.
“Em là thí sinh tự do, chủ yếu tự ôn thi. Vì kỳ thi năm nay lại đúng lúc dịch bệnh nên em thấy rất nôn nao. Em chỉ đặt mục tiêu là tốt nghiệp để theo học nghề” - Minh Anh nói.
Trong khi đó, Nhật Hạ (học sinh Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm) lại chia sẻ rằng để tạo tâm lý thoải mái nên ngày gần thi em không ôn nữa.
“Em mong “trúng tủ” môn Văn và nghĩ là đề năm nay sẽ dễ. Trong thời gian nghỉ dịch, em đã tận dụng thời gian để học thêm vẽ (để thi kiến trúc). Nguyện vọng của em là vào được trường kiến trúc”.
![]() |
Các thí sinh đã vào phòng thi để chuẩn bị thi môn đầu tiên. Ảnh: Thanh Tùng |
![]() |
Ảnh: Thanh Tùng |
Năm nay TP.HCM có tới 75.000 thí sinh đăng ký dự thi, và không có thí sinh nào phải thi đợt 2. Sau mỗi ngày thi, UBND TP sẽ họp báo thông tin về tình hình thi cử. TP.HCM yêu cầu thí sinh chỉ cần mang khẩu trang trước, sau khi đến hay rời điểm thi. Riêng vào phòng thi, thí sinh vẫn mang khẩu trang nhưng khi đã ngồi ổn định đúng chỗ, thí sinh có thể cởi khẩu trang làm bài.
Năm ngoái, TP.HCM 71.000 thí sinh dự thi, trong 70.000 thí sinh đăng ký thi môn Ngữ văn thì có 61.325 bài đạt điểm từ 5 trở lên chiếm tỉ lệ 89,4%. Số bài thi đạt điểm 8 là 1.366 bài (tỉ lệ 1,9%). Toàn thành phố có 6 bài thi đạt điểm 9.
Tại Thái Bình, 8 thí sinh từ thôn bị phong tỏa đi xe chuyên dụng đến phòng thi riêng
![]() |
Tám thí sinh đi xe chuyên dụng từ thôn bị phong tỏa đến trường thi ở Thái Bình. Ảnh: Khánh Linh |
Sở GD-ĐT Thái Bình cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, toàn tỉnh có 19.599 thí sinh với 829 phòng thi tổ chức ở 8 huyện, thành phố.
Để đảm bảo điều kiện cho 8 thí sinh trên, ngoài 31 phòng thi theo kế hoạch, điểm thi đã bố trí thêm 1 phòng thi riêng cho 8 thí sinh này tại tầng 3 của nhà điều hành, tách biệt hoàn toàn với các phòng thi còn lại.
Các cơ quan chức năng thống nhất bố trí kíp trực và xe chuyên dụng để đưa đón các thí sinh đến điểm thi trước giờ quy định 30 phút và về sau các thí sinh 30 phút.
Những thí sinh này được bố trí đi qua lối cổng phụ của điểm thi, bảo đảm khoảng cách an toàn. Bài thi của các em sẽ được nhân viên y tế dùng đèn cực tím khử khuẩn 20 phút và niêm phong trong tủ riêng.
Tại Hà Tĩnh, đến 7h sáng nay, hơn 15.000 ngàn thí sinh ở Hà Tĩnh đã có mặt tại 35 điểm thi bước vào ngày thi đầu tiên môn Ngữ Văn của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
![]() |
Đo nhiệt độ cho thí sinh trước khi vào phòng thi ở Hà Tĩnh |
Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hà Tĩnh thông tin, không có thí sinh nào của Hà Tĩnh thuộc diện phải thi đợt 2.
Đến nay, có 100% học sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2020 ở Hà Tĩnh đảm bảo các quy định theo hướng dẫn của Bộ GĐ&ĐT và Bộ Y tế; 100% cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ tại 35 điểm thi ở tỉnh này đã thực hiện qua nhiều bước sàng lọc y tế, đảm bảo các điều kiện y tế.
![]() |
Phụ huynh đứng chờ con ở cổng trường thi |
Sáng nay (9/8), hơn 31.000 thí sinh của Nghệ An chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Kỳ thi năm nay Nghệ An có 61 hội đồng thi với 1.406 phòng thi. Ngoài ra, mỗi điểm thi sẽ chuẩn bị 5 phòng thi dự phòng trong trường hợp phải thực hiện giãn cách.
Trước khi kỳ thi được diễn ra, Nghệ An đã tiến hành phun khử trùng toàn bộ điểm thi và yêu cầu các điểm thi trang bị đầy đủ khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn và đo thân nhiệt cho toàn bộ thí sinh trước mỗi môn thi.
Thí sinh ở Nghệ An vào phòng thi không bắt buộc phải đeo khẩu trang lúc làm bài. Tuy nhiên, nếu đeo thì phải sử dụng khẩu trang do Hội đồng thi cung cấp.
Ghi nhận tại trường THPT Vạn Tường (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) từ hơn 6h15’, rất đông thí sinh đã có mặt tại trường thực hiện đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, đo thân nhiệt nghiêm túc.
Anh Nguyễn Hùng Cường, bí thư Đoàn xã Bình Tân Phú cho biết: Đoàn xã đã có mặt ở điểm thi từ rất sớm để chủ động cùng với nhà trường phòng, chống dịch Covid – 19 cho các thí sinh. Đồng thời, phát nước uống cho các em mang vào điểm thi.
Sáng nay, hơn 14.000 thí sinh tại Đắk Lắk bước vào ngày thi đầu tiên.
Tại điểm thi THPT Việt Đức (huyện Cư Kuin), khu vực cổng trường lực lượng y tế và thanh niên tình nguyện túc trực, chia làm 4 đội để xịt nước sát khuẩn, đo thân nhiệt cho thí sinh trước khi bước vào trường thi, 100% thí sinh đều đeo khẩu trang theo quy định.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay trên địa bàn tỉnh được tổ chức trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 và bạch hầu đang diễn biến phức tạp. Trong đó đã ghi nhận 3 ca mắc Covid-19 và 32 ca nhiễm bạch hầu.
Tỉnh Đắk Lắk chia thí sinh thi làm 2 đợt. Đợt 1 với hơn 14.000 thí sinh của 14 huyện, thị xã với 23 điểm thi, 594 phòng thi và đợt 2 thí sinh tại TP Buôn Ma Thuột sẽ thi với 9 điểm thi, 225 phòng thi, gần 5.400 thí sinh.
09h15: Tại trường THPT Hòn Gai (Quảng Ninh), những thí sinh đầu tiên đã ra khỏi phòng thi.
![]() |
"Căng mình" để chuẩn bị cho kỳ thi
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay được coi là "có một không hai" trong lịch sử do dịch Covid-19. Lịch thi của các em đã bị lùi 1 tháng so với thông lệ và được chia thành 2 đợt thi nhằm đảm bảo an toàn về sức khỏe.
Khi liên tiếp có các ca nhiễm mới, Bộ GD-ĐT và các địa phương đã "căng mình" để chuẩn bị các phương án đảm bảo diễn ra một kỳ thi nghiêm túc, chất lượng và an toàn.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho hay: “Hiện, Đà Nẵng và TP Buôn Mê Thuột của Đắk Lắk sẽ thi đợt 2 và có thể thời gian tới đây có những tình huống mới thì vẫn theo nguyên tắc này để đảm bảo kỳ thi an toàn và quyền lợi thí sinh vẫn được bảo đảm”.
Do đó, đợt thi thứ 2 cũng sẽ xuất phát từ cấu trúc đề thi ổn định, ngân hàng câu hỏi có sẵn. “Bằng các giải pháp kỹ thuật sẽ xây dựng được đề thi có độ khó, tương đồng đợt 1 ở mức độ chấp nhận được để tạo quyền lợi và sự bình đẳng cho các thí sinh thi đợt sau”.
Với cách thức tổ chức thi làm 2 đợt, ông Trinh cho biết, các thí sinh dự thi đợt sau vẫn được sử dụng kết quả thi để xét tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ; đặc biệt là vẫn có cơ hội vào các trường top trên.
Bộ GD-ĐT cho biết, tổng số thí sinh đăng kí dự thi tốt nghiệp THPT năm 2020 là 900.079.
Tuy nhiên, tổng số thí sinh đến làm thủ tục dự thi trong ngày 8/8 là 866.946, đạt tỷ lệ 96,3% so với tổng số thí sinh đăng ký dự thi.
Tổng số thí sinh không đến làm thủ tục dự thi là 32.229 (chiếm tỷ lệ 3,58%). Trong đó, tổng số thí sinh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên không thể dự thi là 26.186 (chiếm tỷ lệ 2,91% so với tổng số thí sinh đăng ký).
Đà Nẵng, Quảng Nam, Đắk Lắk là 3 địa phương có số thí sinh phải thi vào đợt 2 nhiều nhất, từ hơn 5.000 đến gần 11 nghìn thí sinh mỗi tỉnh.
Công bố điểm thi tốt nghiệp vào ngày 27/8
Sáng nay, giờ thi môn Ngữ văn bắt đầu vào lúc 7h30 phút, kéo dài 120 phút. Chiều nay, các thí sinh sẽ thi môn Toán trong vòng 90 phút.
Ngày mai (10/8), các thí sinh dự thi các tổ hợp Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hoá học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân), mỗi tổ hợp dài 150 phút. Buổi chiều cùng ngày, thí sinh làm bài thi môn cuối cùng Ngoại ngữ trong vòng 60 phút.
![]() |
Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2020 |
Các Sở GD-ĐT, các hội đồng thi thống nhất công bố kết quả thi vào ngày 27/8/2020.
Nhóm PV
Đội chiếc mũ lưỡi trai đến trường thi, Minh – chàng trai 18 tuổi mắc ung thư – vội vẫy tay chào mẹ. Nhưng chiếc mũ cũng không che được mái đầu trọc đã rụng hết tóc vì phải truyền hóa chất của em.
" alt=""/>Gần 900.000 thí sinh bước vào ngày thi đầu tiên của mùa thi lịch sửTrong sự kiện DOTinVietnam vừa diễn ra tại Hà Nội, ông Hùng Đinh - CEO RADA Network, người đã có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khởi nghiệp công nghệ trên nền tảng Web 2.0 đưa ra quan điểm khẳng định rằng thị trường Web 2.0 đã quá chật chội.
“Chúng ta không còn cơ hội và không còn tạo ra được đột phá, nhất là khi các ông lớn công nghệ như Google, Facebook hay Amazon đã gần như độc chiếm thị trường,” ông Hùng nói. Chính vì vậy, Hùng Đinh đã quyết định dồn toàn lực vào Web 3.0 từ hơn một năm nay.
Đáng chú ý khi vị CEO này không phải người duy nhất. Appota Group - đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp và nền tảng cho ngành công nghiệp giải trí số tại Việt Nam cũng đang trong quá trình chuyển dịch sang Web 3.0.
Ông Jason Trần - đồng sáng lập của Appota Group và CEO của AceStarter Launchpad chia sẻ: “Trong 10 người bạn của tôi thì chỉ có 1 người biết đến blockchain. Lĩnh vực này còn quá mới mẻ và nhiều cơ hội cho nhà phát triển Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế”.
Ông James Wo (trái) và bà Joanna Liang (phải) chia sẻ kỳ vọng về các nhà phát triển Web 3.0 tại Việt Nam dưới góc nhìn của quỹ đầu tư. Ảnh: Trọng Đạt
Trên thực tế, đã có rất nhiều startup Việt nắm bắt cơ hội và ghi được dấu ấn trên thế giới như Axie Infinity, Kyber Network hay Coin98. Ông Jason cho rằng câu chuyện thành công của các dự án này tạo động lực đáng kể cho những nhà phát triển Việt Nam tham gia vào thị trường Web 3.0. Đáng chú ý, chỉ trong 6 tháng cuối năm 2021, các dự án trong nước đã gọi vốn được tổng cộng hơn 500 triệu USD.
Dưới góc nhìn từ quỹ đầu tư, ông James Wo - người sáng lập và CEO quỹ DFG nhấn mạnh rằng, đội ngũ sáng lập và phát triển là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của một dự án Web 3.0.
“Với cộng đồng lập trình viên tài năng và nhạy bén với các công nghệ mới, Việt Nam rất có khả năng trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo ở Đông Nam Á hoặc thậm chí trên toàn thế giới trong đợt tăng trưởng tiếp theo của thị trường blockchain”, bà Joanna Liang - đồng sáng lập và CEO quỹ đầu tư Jsquare nhận định.
Theo chia sẻ của các diễn giả tại DOTinVietnam, Việt Nam nằm trong top 10 về outsourcing (gia công phần mềm) và đứng thứ 6 về kỹ năng lập trình trên thế giới. Điều này chứng tỏ đội ngũ phát triển trong nước có năng lực và nền tảng đủ tốt để tiến xa hơn trong lĩnh vực công nghệ, cụ thể là Web 3.0.
Bà Helena Wang - Giám đốc Parity Technologies khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trình bày tổng quan hệ sinh thái Polkadot và chiến lược phát triển tại khu vực trong sự kiện DOTinVietnam. Ảnh: Trọng Đạt
Các hệ sinh thái lớn như Solana, NEAR và Polkadot đều bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến cộng đồng lập trình viên tài năng với thế mạnh xây dựng và phát triển ứng dụng hướng đến người dùng cuối.
SubWallet là một ví dụ điển hình của nỗ lực cải tiến trải nghiệm người dùng với ví Web 3.0 của Polkadot từ đội ngũ phát triển người Việt. Bà Riley Trần, đồng sáng lập và CIO của GFI Ventures khẳng định rằng, những ứng dụng thân thiện với người dùng như SubWallet là vô cùng cần thiết cho sự phát triển của các hệ sinh thái blockchain.
Bà Helena Wang, Giám đốc Parity Technologies khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cho biết: “Nguồn nhân lực phát triển Web 3.0 và cộng đồng người dùng blockchain tại Việt Nam chắc chắn sẽ là động lực quan trọng trong quá trình phát triển của hệ sinh thái Polkadot”.
Với sự đầu tư lớn cả về thời gian, tiền bạc và con người, trong 5 - 10 năm tới, nhiều chuyên gia tin rằng các ứng dụng Web 3.0 sẽ ngày một được đưa vào sử dụng nhiều hơn trong thực tế.
Trọng Đạt
" alt=""/>Việt Nam trong làn sóng chuyển dịch từ công nghệ Web 2.0 sang Web 3.0