Nghị quyết 36a của Chính phủ Được ban hành tháng 10/2015, hướng tới mục tiêu đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Nâng vị trí của Việt Nam về Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên hiệp quốc. Công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.
Tại Nghị quyết 36a, Bộ Tài chính được giao 5 nhiệm vụ cụ thể, bao gồm: ghi loại chi CNTT theo phân ngành kinh tế trong hệ thống mục lục ngân sách như quy định tại Luật CNTT năm 2006, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định để hướng dẫn các bộ, ngành và địa phương thực hiện; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương bố trí kinh phí chi thường xuyên nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng Chính phủ điện tử; thực hiện hóa đơn điện tử trên phạm vi toàn quốc; trong đó cơ quan thuế hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện hóa đơn điện tử có xác thực của cơ quan thuế.
Tiếp tục triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn thuế điện tử và phối hợp với các cơ quan liên quan để triển khai dịch vụ nộp thuế đất đai, lệ phí trước bạ, hộ cá nhân qua mạng; tiếp tục hoàn thiện nâng cao hiệu quả hệ thống Hải quan điện tử, thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và kết nối cơ chế một cửa ASEAN, phối hợp với các đơn vị triển khai thực hiện kết nối trao đổi thông tin giữa cơ quan hải quan với các cơ quan quản lý nhà nước, các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, bảo hiểm và các dịch vụ khác có liên quan.
Đồng thời, Kho bạc Nhà nước - Bộ Tài chính chịu trách nhiệm xây dựng các dịch vụ công điện tử phục vụ kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua mạng, triển khai tại 5 thành phố trực thuộc Trung ương trước 1/4/2016 và đánh giá, đề xuất triển khai diện rộng trong các năm 2017 và 2018; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các ngân hàng thương mại đẩy mạnh việc thu phạt vi phạm hành chính qua mạng điện tử.
Thông tin từ Văn phòng Chính phủ - đơn vị được Chính phủ giao chủ trì triển khai thực hiện Nghị quyết 36a cho biết, trong 5 nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết, Bộ Tài chính đã hoàn thành 2 nhiệm vụ, 3 nhiệm vụ đang được cơ quan này tiếp tục triển khai.
Cụ thể, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 324 quy định hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước trong đó bổ sung thêm khoản 314 “CNTT” thuộc loại 280 “các hoạt động kinh tế” để phản ánh các khoản chi bố trí trực tiếp cho lĩnh vực CNTT.
" alt=""/>Hơn 1.300 doanh nghiệp trong cả nước đã kê khai hoàn thuế điện tửBộ trưởng Mai Tiến Dũng truyền đạt ý kiến của Thủ tướng ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc đẩy mạnh cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu, cắt giảm danh mục hàng hóa nhóm 2 trước thông quan, chuyển đổi 91% nhóm sản phẩm hàng hóa sang hậu kiểm.
“Bộ rất nghiêm túc, cầu thị, trách nhiệm, vừa qua Bộ đã chủ trì cùng 12 Bộ tổ chức hội thảo 3 ngày tại Vĩnh Phúc, qua đó cam kết giảm 50% số mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa nhóm 2, đồng thời cam kết chuyển mạnh từ tiển kiểm sang hậu kiểm, tăng cường công nhận lẫn nhau, áp dụng quản lý rủi ro”, Tổ trưởng Tổ công tác nói.
Theo Tổ trưởng Mai Tiến Dũng, cải cách kiểm tra chuyên ngành là một trọng tâm trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ, bởi hiện nay hoạt động này đang gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
Tính trung bình một năm các doanh nghiệp phải mất 30 triệu ngày công và chi phí gần 15.000 tỷ đồng cho kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu. Hiện có gần 100.000 mặt hàng phải kiểm tra khi thông quan, con số rất lớn, kiểm tra rất nhiều nhưng tỷ lệ phát hiện vi phạm rất ít, chỉ khoảng 0,06%.
Tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, Chính phủ là giảm tối đa tình trạng chồng chéo trong kiểm tra chất lượng, một mặt hàng chỉ giao 1 đầu mối quản lý.
“Ví dụ một dây chuyền sản xuất ô tô, đã kiểm tra khi nhập khẩu rồi nhưng khi lắp ráp xong ở nhà máy thì Bộ khác lại đến kiểm tra lần nữa. Rồi với cần cẩu thì phần dưới thuộc trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải, phần trên của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Như vậy không ổn, Chính phủ, các Bộ đã thống nhất chỉ giao 1 đầu mối kiểm tra”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm nêu rõ.
Cùng đó, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng cần tiếp tục rà soát, sớm công bố các quy chuẩn quốc gia với hàng hóa. Điều này rất quan trọng để việc kiểm tra hàng hóa có căn cứ.
" alt=""/>Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ: Điện thoại iPhone 8 có cần kiểm tra không?Theo Sở TT&TT Bạc Liêu, Quy chế quy định các nguyên tắc cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử của các cơ quan hành chính nhà nước như sau: Thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử của cơ quan hành chính nhà nước phải đúng với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; phục vụ kịp thời trong công tác quản lý của cơ quan và nhu cầu khai thác thông tin của các tổ chức, cá nhân.
Thông tin cung cấp trên Cổng thông tin điện tử phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, báo chí, sở hữu trí tuệ và quản lý thông tin trên Internet.
Cổng Thông tin điện tử không được tổng hợp tin từ các trang thông tin điện tử tổng hợp, báo điện tử, mạng xã hội. Trường hợp trích lại nguồn tin của các cơ quan nhà nước khác phải ghi rõ nguồn thông tin của tác giả, nguồn của thông tin và phải được sự thống nhất bằng văn bản của cơ quan chủ quản (nếu có yêu cầu) mới được trích đăng.
Cổng thông điện tử của các cơ quan hành chính nhà nước phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin, đồng thời phải đáp ứng các tiêu chuẩn hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông theo các quy định Bộ Thông tin và Truyền thông.
" alt=""/>Bạc Liêu: Ban hành quy chế quản lý hoạt động của Cổng thông tin điện tử