Theo một nghiên cứu được thực hiện trong năm 2020, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) nhận định Covid-19 nhanh chóng làm thay đổi thói quen tiêu dùng và mua sắm. Người tiêu dùng tiến hành mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Đặc biệt, trong thời gian cao điểm giãn cách, kênh thương mại điện tử (TMĐT) trở thành kênh duy nhất để tiếp cận một số hàng hoá và dịch vụ.
Hành vi người dùng thay đổi cũng đã tác động đến hoạt động các doanh nghiệp. Theo đánh giá, trong khủng hoảng, doanh nghiệp trở nên năng động hơn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin. "Các doanh nghiệp nhanh chóng thay đổi bộ máy tổ chức và hoạt động kinh doanh của mình. Nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh chuyển đổi số, đào tạo nguồn nhân lực, khai thác tốt các nền tảng trực tuyến trong điều hành nội bộ và kết nối với khách hàng", Vecom nhận định.
Kết quả khảo sát của Vecom tiến hành với hàng nghìn doanh nghiệp trên cả nước cho thấy 10% doanh nghiệp cho biết doanh thu năm 2020 tăng lên bất chấp đại dịch, trong khi đó 50% doanh nghiệp bị giảm và 40% có doanh thu hầu như không thay đổi.
Xu hướng các doanh nghiệp bán sản phẩm trên các sàn TMĐT và mạng xã hội ngày càng tăng và mạng xã hội cũng trở thành kênh tiếp thị và bán hàng hiệu quả nhất. Với tốc độ tăng trưởng 15% trong năm 2020, doanh thu TMĐT Việt đạt quy mô khoảng 13,2 tỷ USD.
Đến đầu năm 2021, các doanh nghiệp thích nghi và quan tâm hơn tới kinh doanh trực tuyến. Mặt khác, cộng đồng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến tăng nhanh. Các yếu tố này dẫn tới nhiều lĩnh vực kinh doanh trực tuyến duy trì được sự ổn định và tăng trưởng tốt ở các lĩnh vực như: lẻ hàng hoá trực tuyến, gọi xe và đồ ăn, giải trí trực tuyến, tiếp thị trực tuyến, thanh toán trực tuyến, đào tạo trực tuyến.
Quan trọng hơn, với sự thay đổi nhanh hướng về chuyển đổi số của doanh nghiệp và mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng có thể nhận định TMĐT Việt Nam tiếp tục tiến bước vững chắc và duy trì sự phát triển nhanh và bền vững cho cả giai đoạn 2016 – 2025.
Vecom cũng dẫn số liệu từ Báo cáo Thương mại điện tử Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain & Company xác định TMĐT Việt Nam có quy mô trên 14 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng 16%. Trong đó, lĩnh vực bán lẻ hàng hoá trực tuyến tăng cao nhất với 46%. Theo dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2020 – 2025 là 29% và tới năm 2025 quy mô TMĐT nước ta có thể đạt 52 tỷ USD.
Thanh toán số phát triển mạnh
Cùng với tăng trưởng của ngành, nhiều lĩnh vực ghi nhận sự thay đổi rõ nét. Chẳng hạn, ở lĩnh vực bán lẻ hàng hoá trực tuyến, theo khảo sát của Vecom, sản lượng bưu gửi qua dịch vụ chuyển phát năm 2020 tăng 47%. Những doanh nghiệp chuyển phát hàng đầu có mức tăng trưởng bưu gửi từ 30% tới 60%. Dù vậy, tốc độ tăng doanh thu từ dịch vụ chuyển phát lại thấp hơn so với tốc độ tăng sản lượng.
Đáng chú ý nhất là lĩnh vực thanh toán trực tuyến tiếp tục tăng trưởng mạnh. Vecom dẫn số liệu từ Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, các ngân hàng đã phát hành mới tới 10,3 triệu thẻ các loại trong 6 tháng đầu năm 2020, nâng tổng số thẻ ở Việt Nam lên 103,4 triệu. Doanh số thanh toán chi tiêu theo kênh TMĐT trong thời gian này tăng 17%. Trong đó, doanh số thanh toán chi tiêu thẻ nội địa theo kênh TMĐT tử tăng tới 81%.
Ngược lại, chi tiêu thẻ quốc tế tại kênh TMĐT giảm 16%. Điều này phản ánh sự suy giảm mạnh mẽ của du khách quốc tế cũng như khó khăn khi mua hàng trực tuyến từ nước ngoài về Việt Nam.
Trong năm 2020, sản lượng giao dịch thanh toán trực tuyến thẻ nội địa qua hệ thống của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) có sản lượng giao dịch tăng khoảng 185% và giá trị giao dịch tăng khoảng 200%.
Cùng với đó, thị trường ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của các ví điện tử. Chẳng hạn như Momo đạt tới hơn 403 triệu giao dịch, giá trị giao dịch đạt khoảng 14 tỷ USD trong năm 2020. Số lượng người đăng ký dùng ví điện tử này cũng tăng gần 2 lần so với năm trước.
Duy Vũ
Khoảng cách chênh lệch trong phát triển thương mại điện tử (TMĐT) giữa các địa phương vẫn là vấn đề lớn khi TP.HCM và Hà Nội bỏ xa những tỉnh thành còn lại về chỉ số TMĐT.
" alt=""/>Doanh thu thương mại điện tử Việt Nam đạt quy mô13,2 tỷ USDTại Hội thảo, PGS.TS.BS Đoàn Hữu Nghị chia sẻ, "Hội thảo Tầm soát ung thư vú và ung thư cổ tử cung là hoạt động ý nghĩa nhằm mang tới cho người dân thủ đô cơ hội được khám và phát hiện sớm bệnh trong điều kiện tốt nhất, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức trong xã hội về phòng chống ung thư.
Mặc dù số ca mắc mới ung thư vú tăng lên hàng năm, nhưng ung thư vú là một trong số loại ung thư có hiệu quả chữa trị rất cao, đặc biệt là các trường hợp được phát hiện bệnh sớm. Phương pháp điều trị ung thư vú hiện nay đã có những bước tiến lớn như phẫu thuật, xạ trị, hóa chất và kết hợp với liệu pháp nội tiết tố, liệu pháp sinh học. Phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu có thể chữa khỏi hoàn toàn. Giai đoạn 1-2, hơn 90% bệnh nhân có thể chữa ổn định. Giai đoạn 3, tỷ lệ chữa khỏi nếu phát hiện sớm là 60%. Đến giai đoạn 4 thì thường quá trình điều trị chỉ để kéo dài cuộc sống, giảm các triệu chứng đau".
![]() |
PGS.TS.BS Đoàn Hữu Nghị- Thầy thuốc nhân dân- chuyên khoa ngoại ung bướu Bệnh viện ĐKQT Bắc Hà trực tiếp chia sẻ tại hội thảo |
Nhiều phụ nữ sau khi lắng nghe chia sẻ của PGS.TS.BS Đoàn Hữu Nghị - Thầy thuốc nhân dân - chuyên khoa ngoại ung bướu Bệnh viện ĐKQT Bắc Hà cũng đã thấu hiểu được tầm quan trọng của việc tầm soát ung thư và cũng tại hội thảo, có hơn 100 người đã đăng ký gói tầm soát ung thư tại Bệnh viện Bắc Hà.
Cô Nguyễn Thị Hương (50 tuổi, phường Ngọc Lâm, Hà Nội) tâm sự: “Đây là lần đầu tiên tôi được khám sàng lọc ung thư vú miễn phí. Mặc dù biết khám tầm soát ung thư định kỳ là rất tốt nhưng không phải ai cũng có ý thức đi khám và có điều kiện để khám. Lần này được thông báo là chương trình miễn phí nên tôi còn rủ cả con gái, chị em trong nhà đi thăm khám".
Một số hình ảnh tại “Hội thảo Tầm soát ung thư cổ tử cung và ung thư vú":
![]() |
Hội thảo được sự quan tâm của đông đảo chị em phụ nữ |
![]() |
Nhiều người đã có mặt tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Bắc Hà từ rất sớm để được tầm soát ung thư vú miễn phí |
![]() |
Chị em đã thấu hiểu được sự quan trọng của tầm soát ung thư cổ tử cung và ung thư vú: Tăng cơ hội phát hiện bệnh sớm và tăng cơ hội chữa trị |
![]() |
Hơn 200 người tham dự, 100 người đăng ký gói tầm soát ung thư tại Hội thảo |
Thống kê của Tổ chức Ung thư Toàn cầu GLOBOCAN, năm 2018 Việt Nam ghi nhận hơn 15.000 ca ung thư vú mới, hơn 6.000 người tử vong. Ung thư vú đứng thứ 4 trong các bệnh ung thư có số bệnh nhân nhiều tại Việt Nam. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Bắc Hà đã cung cấp hệ thống các gói tầm soát ung thư, bao gồm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết, phù hợp với nhiều đối tượng. Để biết thêm thông tin chi tiết về các gói khám, liên hệ xem tại: https://benhvienbacha.vn/dich-vu-tam-soat-ung-thu/, hoặc liên hệ: Fanpage: https://www.facebook.com/BenhvienBacHa/ Website: https://benhvienbacha.vn/ Hotline: 1900.8083 |
Lê Hương
" alt=""/>Hơn 200 phụ nữ tầm soát ung thư vú miễn phí tại Bệnh viện ĐKQT Bắc HàÔng có thể cho biết mục đích của cuộc kiểm tra công tác quản lý, sử dụng kho số thuê bao di động và số liệu thống kê tại bốn doanh nghiệp thông tin di động vừa qua?
Đợt kiểm tra này nhằm mục đích: Thứ nhất, qua việc xác định số thuê bao đang hoạt động của các mạng sẽ giúp cho Bộ triển khai thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về nghiệp vụ đối với thị trường thông tin di động trong đó có việc dự báo, xây dựng và thực thi chính sách và thực hiện chế độ báo cáo về thông tin di động.
Thứ hai là phục vụ cho công tác quản lý kho số như xác định được hiệu suất sử dụng khối số đã đựợc cấp và quản lý, khai báo của các doanh nghiệp.
Thứ ba, việc kiểm tra tổng thể về số thuê bao di động, công tác quản lý, sử dụng kho số thuê bao di động và số liệu thống kê của các doanh nghiệp cũng sẽ giúp cho việc thực hiện thống nhất về chế độ báo cáo của các doanh nghiệp đồng thời cũng giúp cho dư luận hiểu đúng hơn về thực trạng thị trường di động Việt Nam.
Qua kiểm tra lần này cũng đã thấy được năng lực mạng lưới, kỹ thuật của từng mạng di động để có định hướng chỉ đạo cụ thể. Chẳng hạn như việc tổ chức, quản lý, khai báo số liệu thuê bao di động có doanh nghiệp vẫn chưa được tách bạch với việc tổ chức, quản lý, khai báo số liệu thuê bao cố định không dây sử dụng hạ tầng mạng di động... Từ việc kiểm tra Bộ biết được hiện trạng để chấn chỉnh lại. Hay việc khai báo đầu số, quản lý các dịch vụ, Bộ biết được việc doanh nghiệp cung cấp các gói dịch vụ như thế nào? việc khai báo, quản lý đầu số đã được cấp ra sao... Một số nội dung mang tính chuyên môn sâu cũng được xem xét đến.
Tiêu chí mà đoàn kiểm tra đưa ra để xác định thuê bao di động thực như thế nào, thưa ông?
Có hai văn bản làm cơ sở để xác định số thuê bao di động đang hoạt động trên các mạng, đó là công văn 872/VBCVT-VT gửi các doanh nghiệp và Quyết định số 03/2007/QĐ-BTTTT về quản lý thuê bao di động trả trước. Đó là căn cứ pháp lý, đồng thời cũng là tiêu chí. Hai văn bản này cùng cho ta cách hiểu thống nhất thế nào là một thuê bao di động thực đang hoạt động. Đợt kiểm tra vừa rồi đánh giá số liệu thuê bao di động đang hoạt động.
Theo đó, chúng ta hiểu thuê bao đang hoạt động là thuê bao mở hai chiều và thuê bao đã cắt một chiều (còn một chiều nghe). Những thuê bao đã bị cắt cả hai chiều đang thời gian lưu giữ số theo quy định và số simcard đang nằm trên kênh phân phối đều được coi là thuê bao chưa hoạt động.
Số thuê bao di động được công bố lần này là số thuê bao đang hoạt động trên các mạng. Tổng số thuê bao di động đang hoạt động xác định tới thời điểm kiểm tra trên toàn mạng là 48.023.785 thuê bao.
Có ý kiến cho rằng con số 48 triệu thuê bao có vẻ như quá nhiều so với thị trường thông tin di động Việt Nam ở thời điểm này?
" alt=""/>Cắt thời gian giữ số thuê bao khóa 2 chiều