DAV’s Leaders là Chương trình thường niên do Hội sinh viên Học viện Ngoại giao tổ chức nhằm tìm ra gương mặt thủ lĩnh đại diện cho tiếng nói sinh viên, đề xuất các yêu cầu đến Ban Lãnh đạo Học viện.
DAV’s Leaders 2021 có chủ đề “Công dân toàn cầu”, chọn ra 6 đại diện cho các ngành : Kinh doanh Quốc tế, Quan hệ Quốc tế, Luật Quốc tế, Truyền thông Quốc tế, Kinh tế Quốc tế và Ngôn Ngữ Anh.
Cuộc thi được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến. |
Đêm Chung kết năm nay gồm 3 Vòng thi: Thủ lĩnh Lan tỏa (giới thiệu bản thân), Thủ lĩnh Tầm nhìn (hùng biện, tranh biện và trả lời câu hỏi) và Thủ lĩnh Song hành (trình bày cam kết với sinh viên). Kết quả dựa trên tiêu chí chấm điểm của Ban Giám khảo và lượt bình chọn của sinh viên trong trường.
Giám khảo đặt câu hỏi cho thí sinh. |
Sau khi trải qua 3 Vòng thi, 6 đại diện của 6 Ngành xuất sắc được trao giải là: Lê Nguyên Chi (Kinh doanh Quốc tế), Nguyễn Huy Hoàng (Quan hệ Quốc tế),Trương Ngọc Ánh (Luật Quốc tế), Lương Quỳnh Hoa (Truyền thông Quốc tế),Trần Hoài Thu (Kinh tế Quốc tế) và Vũ Phương Thảo (Ngôn ngữ Anh).
Do dịch bệnh, 1 thí sinh không thể tham gia nhận giải. |
![]() |
Ca sĩ Hải Sâm là khách mời của chương trình |
Ngoài ra, DAV’s Leaders 2021 còn trao giải Thủ lĩnh Truyền cảm hứng và Ngành có hoạt động xuất sắc.
Doãn Hùng
Đây là năm đầu tiên Học viện Ngoại giao chuyển sang cơ chế tự chủ về tài chính và cũng là dịp khánh thành tòa nhà giảng đường mới, khang trang và hiện đại.
" alt=""/>6 Thủ lĩnh sinh viên Ngoại giao nhận giải thưởng 150 triệu đồngCho đến nay, cảnh sát xác định hiện trường vụ việc đều là những nhà vệ sinh công cộng nằm gần Sân bay Okadama ở Sapporo. Các vụ trộm xảy ra từ ngày thứ Hai đến thứ Sáu trong tuần.
Giới chức vẫn không biết tại sao tên trộm lại ăn cắp các tấm lưới thoát nước ở bồn tiểu. Bởi giá trị đồ vật bị mất cắp chỉ là 680 Yen (4,8 USD).
"Tại sao họ lại ăn cắp cái này?", một quan chức thành phố Sapporo chia sẻ với tờ Asahi Shimbun.
Trong quá trình điều tra, cảnh sát đã cử các sĩ quan đi tuần để phát hiện đối tượng khả nghi. Nhà vệ sinh công cộng ở Nhật Bản không lắp camera an ninh. Do đó, các nhà điều tra buộc phải dựa vào hình ảnh từ các camera gần đó.
"Tôi không hiểu lý do gì. Làm ơn đừng làm ăn trộm ở nhà vệ sinh công cộng nữa", một cư dân (69 tuổi) ở thành phố Sapporo bức xúc nói.
Đây không phải là lần đầu tiên cảnh sát Nhật Bản đối mặt với các vụ trộm kỳ quái. Như hồi tháng Năm, cảnh sát thành phố Toyota ở tỉnh Aichi đã mở cuộc điều tra để truy tìm kẻ lấy trộm tay cầm xả nước trong nhà vệ sinh, khiến thiết bị không sử dụng được.
Còn vào năm 2021, một nhân viên văn phòng (26 tuổi) ở thành phố Funabashi thuộc tỉnh Chiba đã bị bắt vì tội ăn trộm bồn cầu của nhiều ngôi nhà, sau đó bán cho các cửa hàng đồ cũ.
Như bao bậc phụ huynh khác, anh Đức cũng phải đối mặt với muôn vàn câu hỏi hồn nhiên, dí dỏm của con, như là Cá có ngủ không?, Máu chảy thế nào?, Tại sao nước biển mặn?,...
Nhưng thay vì để con tự mò mẫm kiến thức, anh Đức đã lấy đó làm cảm hứng để sáng tác bộ sách truyện tranh Kể chuyện khoa học, với tựa đề mỗi cuốn chính là những câu hỏi của con.
Theo anh Hoàng Anh Đức, việc quan trọng nhất cần làm đối với các ‘độc giả nhí’ là cần phải lắng nghe, giải đáp các thắc mắc của trẻ, đặc biệt là với trẻ em từ 3 đến 6 tuổi - độ tuổi có nhiều mong muốn khám phá về cuộc sống, thế giới xung quanh nhất. Việc trả lời những thắc mắc của con sẽ cho thấy sự quan tâm, lắng nghe đối với trẻ, giúp cha mẹ và con cái có thể hiểu nhau hơn qua những câu chuyện mà không làm trẻ bị cụt hứng.
Anh cũng chia sẻ rằng, trong quá trình sáng tác bộ truyện, anh đã tiếp thu tư tưởng của dòng Ehon nổi tiếng ở Nhật Bản và bộ sách Vỡ lòng về Khoa học của tác giả Chris Ferrie. Tuy nhiên, dòng Ehon chỉ tập trung vào những câu chuyện đời sống gia đình, tình cảm, còn bộ Vỡ lòng về Khoa học lại nêu lên những câu hỏi lớn so với trẻ. Do đó, anh đã lựa chọn khai thác những thắc mắc ngay trong đời sống hàng ngày, nội dung thân thiện, dễ hiểu, với văn phong dí dỏm.
Dù vậy, sự tò mò, mong muốn khám phá, tìm hiểu của trẻ là không có biên giới, nên không ít lần anh Đức cảm thấy “bí” trước những câu hỏi của con gái. Khi đó, để những vấn đề lớn lao trở nên gần gũi hơn với trẻ, anh đã lấy những trải nghiệm, sự vật, hiện tượng xung quanh trong đời sống làm điểm tựa để giải đáp sự tò mò của con. Lựa chọn cách kể chuyện giản dị, bắt đầu từ những tình huống hay sự liên tưởng rồi mới dần dần dẫn dắt vào câu chuyện, cùng những hình ảnh minh họa với gam màu tươi sáng, trong trẻo, bộ sách Kể chuyện khoa học đã giúp giải thích những hiện tượng khoa học một cách dễ hiểu, nhẹ nhàng.
Tuy nhiên, để thỏa mãn trí tò mò của con cái thì sự đồng hành của cha mẹ là điều không thể thiếu. Anh Đức cũng cho rằng, các bậc phụ huynh cần dành ra 10-15 phút mỗi ngày trước khi đi ngủ để cùng con đọc sách, không chỉ giúp trả lời những câu hỏi của con, mà còn gắn kết tình cảm gia đình.
Anh Đức cho hay sẽ tiếp tục phát triển bộ sách để trả lời các câu hỏi “vì sao” của con, đồng thời mở rộng ra những chủ đề mới lạ hơn nhằm phổ cập kiến thức cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
Thanh Hằng
" alt=""/>Ông bố sáng tác truyện tranh từ câu hỏi của con gái