Sau khi Apple ra mắt iPhone 7 và iPhone 7 Plus với hàng loạt tính năng nâng cấp đáng giá vào tuần trước, các tín đồ “táo khuyết” trong nước đã bắt đầu chạy đua để sở hữu những sản phẩm đầu tiên. Để giúp các “iFan” làm chủ được “dế yêu” của mình, một số bí quyết dưới đây sẽ giúp người dùng không bị mất tiền oan khi sử dụng các sản phẩm iPhone.
Kiểm soát các ứng dụng chạy trên máy
iMessage và Facetime là 2 ứng dụng có sẵn trên điện thoại iPhone, nhưng để sử dụng khách hàng cần vào thao tác ON để kích hoạt. Theo nguyên lý hoạt động, sau khi thao tác, máy sẽ tự động gửi tin nhắn kích hoạt đến Apple và nhận tin nhắn xác nhận. Các ứng dụng này sẽ bị tắt (OFF) và tự động kích hoạt lại khi khách hàng chủ động tắt/bật lại ứng dụng trên máy iPhone, hoặc khi điện thoại iPhone của khách hàng truy cập lại Internet sau khi mất kết nối (do hết pin tắt máy, mất sóng, tắt/bật chế độ Airplane, on-off data, On/off 3G/4G…). Thông thường, các tin nhắn kích hoạt này là do máy tự động gửi đến đầu số được cài đặt khi máy lắp SIM vào nên sẽ không lưu lịch sử gửi tin quản lý tại mục tin nhắn, do đó người dùng thường không kiểm soát được việc gửi tin này. Mỗi lần máy hết pin, hoặc tắt/bật máy, có thể người dùng iPhone đã mất vài nghìn trong tài khoản mà không biết.
Tắt các ứng dụng tự động kết nối của iPhone
Theo thống kê, số lượng tin nhắn kích hoạt các ứng dụng của Apple trung bình mỗi tháng lên tới hàng triệu tin. Và nếu không kiểm soát được điện thoại, trung bình người dùng iPhone mỗi tháng có thể phát sinh từ 20.000 đồng-30.000 đồng cước tin nhắn quốc tế không mong muốn. Thông thường, cước tin nhắn kích hoạt các ứng dụng của Apple cho điện thoại unlock là miễn phí, nhưng một số hãng có thu phí đối với bản lock (tương đương 2.500đ/tin nhắn). Riêng Viettel thì thời điểm này đã miễn hoàn toàn phí kích hoạt cho cả hai phiên bản iPhone lock và unlock.
" alt=""/>Người dùng iPhone cần biết những thao tác này để tránh mất tiền oan hàng tháng“4G LTE sẽ thúc đẩy cuộc cách mạng của các nhà cung cấp giải pháp, dịch vụ viễn thông trên các thiết bị di động, người dùng cá nhân nhờ độ phủ sóng ổn định, tốc độ truy cập internet trung bình cao hơn 3G có thể lên đến 20 lần hiện nay. Tuy nhiên việc kết nối dễ dàng hơn từ các thiết bị cá nhân đồng thời cũng mở ra lỗ hổng an ninh cho các vụ tấn công mạng, lấy cắp dữ liệu khi nhận thức bảo mật dữ liệu của cá nhân người dùng tại Việt Nam còn thấp”. Ông Nguyễn Đức Dũng – Head of Cloud Department của CMC Telecom chia sẻ.
![]() |
Doanh nghiệp càng lớn càng gặp nhiều rủi ro về việc nâng cấp hệ thống để phòng tránh và tăng cường độ bảo mật cho dữ liệu. Một phần do hệ thống phần cứng lỗi thời không đủ đáp ứng sử dụng các phiên bản phần mềm mới, một phần do chi phí để thay thế và nâng cấp thiết bị, đặc biệt là thiếu nhân sự có chuyên môn về bảo mật dữ liệu.
" alt=""/>CMC Telecom mang “Vaccine” bảo mật 3 trong 1 đến sự kiện 4G