Đó là một trong những điểm đáng chú ý trong cơ chế đặc thù đào tạo các ngành về du lịch vừa được Bộ GD-ĐT công bố.
Tại công văn số 4929, Bộ GD-ĐT cho biết, thực hiện Nghị quyết số 103 của Chính phủ về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ GD-ĐT hướng dẫn cơ chế đặc thù đào tạo nhân lực ngành du lịch giai đoạn 2017-2020 theo hướng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế.
Bộ GD-ĐT yêu cầu các ĐH, học viện, trường ĐH có đào tạo ngành về du lịch khẩn trương triển khai xây dựng các đề án áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo nhân lực du lịch trình độ đại học.
Theo đó, những ngành được áp dụng cơ chế đặc thù gồm: Du lịch, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống và các mã ngành đào tạo thí điểm trong lĩnh vực du lịch chưa có trong Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV hiện hành để đáp ứng nhu cầu về nhân lực du lịch.
![]() |
Sinh viên du lịch sẽ có một nửa thời gian đào tạo tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa. |
Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu về chương trình, nội dung và hình thức đào tạo.
Cụ thể chương trình đào tạo của các ngành trên phải điều chỉnh theo hướng mở, dễ dàng chuyển đổi, liên thông; bao gồm các học phần cốt lõi và các học phần tự chọn. Đồng thời rút ngắn thời gian đào tạo phù hợp với Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân.
Tăng thời gian đào tạo thực hành, thực tập tại doanh nghiệp.
Khuyến khích các cơ sở đào tạo công nhận tín chỉ lẫn nhau, phối hợp xây dựng nguồn học liệu dùng chung đặc biệt là nguồn học liệu điện tử.
Nghiên cứu việc công nhận một số học phần mà người học tích lũy được từ các khóa đào tạo cấp chứng chỉ về nghiệp vụ du lịch tương đương với một số môn học, tín chỉ trong chương trình đào tạo đại học thông qua quy trình đánh giá và công nhận tín chỉ của các cơ sở đào tạo.
Về cơ chế, chính sách ưu tiên đào tạo nhân lực du lịch, Bộ GD-ĐT khuyến khích thực hiện hình thức đào tạo văn bằng thứ hai ngành du lịch; khuyến khích các cơ sở đào tạo linh hoạt mở ngành đào tạo nhân lực du lịch theo nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế.
Khuyến khích sinh viên đã tốt nghiệp các ngành khác được chuyển sang học văn bằng thứ hai các ngành du lịch tại các cơ sở đào tạo du lịch. Đồng thời khuyến khích chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý… có kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp của doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực du lịch, đặc biệt là giảng dạy, hướng dẫn các nội dung liên quan đến các kỹ năng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
Có chính sách thu hút các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia quốc tế về du lịch tham gia công tác đào tạo ở các cơ sở đào tạo đại học.
Về hợp tác giữa cơ sở đào tạo đại học với doanh nghiệp và hiệp hội nghề nghiệp, Bộ GD-ĐT yêu cầu, doanh nghiệp là là nơi thực hành, thực tập của cơ sở đào tạo; sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phần mềm… của doanh nghiệp để đào tạo thực hành.
Thời gian đào tạo tại các doanh nghiệp ít nhất bằng tổng thời gian thực hành, thực tập của chương trình đào tạo và không ít hơn 50% tổng thời gian thực hiện chương trình đào tạo.
Doanh nghiệp cử chuyên gia tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thực tập, đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
Ngoài ra, các cơ sở đào tạo phối hợp dự báo nhu cầu nhân lực của các ngành du lịch về số lượng, yêu cầu chất lượng; phối hợp đầu tư cơ sở vật chất theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường hợp tác công tư, chú trọng xây dựng các cơ sở thực hành, thực tập chất lượng cao, theo chuẩn mực khu vực và quốc tế phục vụ đào tạo nhân lực du lịch.
Lê Văn
" alt=""/>Sinh viên du lịch sẽ có một nửa thời gian được đào tạo ở doanh nghiệp- Trong năm qua Hà Việt Dũng liên tục có phim lên sóng giờ vàng, từ 'Bão ngầm' đến 'Anh có phải đàn ông không' giúp anh nhận đề cử Nam diễn viên ấn tượng của VTV Awards 2022. Nhìn lại năm vừa qua anh có hài lòng với các vai diễn của mình, nhất là khi 'Bão ngầm' nhận ý kiến trái chiều từ khán giả, trong đó có cả những chỉ trích?
Đúng là năm qua tôi có nhiều dự án. Tôi phải gửi lời cảm ơn đến các nhà sản xuất, đạo diễn đã cho tôi cơ hội được thể hiện. Cũng cảm ơn khán giả đã ủng hộ, đồng hành cùng bộ phim dù có cả những lời chê. Tuy nhiên đó cũng là thành công khi phim được khán giả biết đến. Tôi hài lòng vì mình được hóa thân vào hai dạng vai khác nhau trong hai khung giờ khác nhau trên sóng giờ vàng.
Đối với tôi đó là một sự thành công. Bộ phim nào cũng có ý kiến trái chiều, tôi nghĩ đó là đánh giá đúng vì số đông luôn nhìn nhận chính xác nên mình phải đón nhận nó một cách tích cực nhất. Bản thân tôi cũng có thiếu sót, khi đọc bình luận của khán giả mình nhìn nhận lại nếu đúng là làm chưa được sẽ rút kinh nghiệm trong phân đoạn hay bộ phim sau. Không ai hoàn hảo cả nhưng mọi người cần cố gắng tiếp thu, không để cái tôi quá lớn lấn át mà bác bỏ ý kiến đóng góp của khán giả.
- Khán giả tò mò muốn biết vai diễn mới này của anh trong 'Hành trình công lý' là người thế nào? Hết làm cảnh sát ngầm giờ lại chuyển sang làm kiểm sát viên có gì thú vị?
Tôi cũng hay nói vui là chắc mặt mình cũng uy tín nên lần này lại được làm người trong ngành. Trước đó ở Lựa chọn số phậntôi đã đóng thẩm phán và khoác lên mình bộ đồ xử án. Sau đó cơ duyên đưa đẩy Dũng trở thành trinh sát ngầm trongBão ngầm.Còn ở Hành trình công lýDũng lại được làm một nhân vật trong ngành tư pháp, cũng khá thú vị.
- Vào vai diễn đặc thù, anh có sự vai diễn của mình trở nên khô cứng?
Đó là điều đáng lo không chỉ với bản thân Dũng mà còn với các phim chính luận thường không mềm mại như những bộ phim tình cảm. Đạo diễn sẽ phải cân nhắc lúc nào cần đưa vào tình huống mềm mại hay cứng rắn để làm nhân vật hài hòa. Đạo diễn cũng đã chỉnh sửa góp ý cho Dũng nhiều, nói đoạn này cần tình cảm hơn để lấn át những đoạn khô cứng đi để nhân vật hài hòa. Một bộ phim chính luận nếu biết xử lý thì sẽ mềm mại thôi.
- Trong các phim gần đây Hà Việt Dũng luôn có cảnh tình cảm với các bạn diễn nữ, với 'Hành trình công lý" sắp tới có phải là ngoại lệ?
Cảnh tình cảm ở góc độ vợ chồng trên phim chỉ có giới hạn chứ không thể quá đà. Trong phim này tôi đóng vợ chồng với Thu Quỳnh và đạo diễn chỉ khai thác những khoảnh khắc đẹp và đầm ấm trong gia đình còn khoảnh khắc yêu đương thì ít hơn. Nếu vào vai cặp mới yêu đang tán tỉnh nhau sẽ được làm ở góc độ khác.
- Vì thế không có gì phải lo lắng khi vợ anh xem bộ phim này đúng không, bởi cảnh nóng sẽ không dữ dội như 'Bão ngầm'?
Cảnh trongBão ngầmcòn đỡ, có thời điểm tôi đóng phim điện ảnh mà cụ thể là Người tìnhcòn có nhiều cảnh nóng gay cấn và kịch tính hơn. Vợ tôi cũng có xem. Tôi nghĩ người con gái nào lấy chồng làm nghệ thuật đều đã phải chịu hy sinh lớn. Vợ khá tâm lý nên tôi cũng thoải mái. Nhưng nhiều khi cô ấy cũng nửa đùa nửa thật nắn gân: Lần sau chồng hạn chế nhận vai lăng nhăng đào hoa.
- Phim truyền hình Việt Nam ngày càng hot nên cùng với đó cũng đẩy tên tuổi các diễn viên tham gia lên nhanh. Tuy nhiên đồng hành với sự nổi tiếng thì họ cũng dễ bị soi xét, chẳng may lỡ lời hay bình luận thiếu suy nghĩ là có thể bị chỉ trích. Gần đây khán giả kêu gọi tẩyy chay các diễn viên có phát ngôn hay hành vi không phù hợp. Hà Việt Dũng có bao giờ nghĩ đến việc cẩn trọng hơn về mặt phát ngôn, hình ảnh ở thời điểm khá nhạy cảm này?
Không chỉ diễn viên mà với người thường, lời nói cũng có giá trị sát thương rất lớn bởi nói ra không lấy lại được. Tôi nghĩ với người bình thường hay diễn viên, ai cũng phải thận trọng với lời nói của mình, nhất là bây giờ trên mạng xã hội mọi thứ lan nhanh khủng khiếp, chỉ sau 1 phút cả nước đã biết rồi. Do vậy bản thân mình cũng phải dè chừng lên gấp bội lần. Tất nhiên hành vi lời nói của mình sẽ không được quá thoải mái. Tôi cũng không hay lên Facebook nói triết lý hay comment nên cũng không đáng lo. Nhưng tôi nghĩ từ giờ về sau, khán giả sẽ là thẩm phán nên cần phải thận trọng để không ai nói được mình.
- Anh ủng hộ hay không ủng hộ việc tẩy chay các diễn viên có lời nói hay hành vi không phù hợp trong cuộc sống xuất hiện trong các bộ phim giờ vàng của VTV? Hay anh cho rằng diễn viên chỉ đóng phim thôi, họ cũng là con người có thể mắc sai lầm?
Tôi nghĩ trước đây họ nếu có thể có sai lầm và coi đó là bài học để rút kinh nghiệm thì có thể được nhưng nếu để mọi việc lặp đi lặp lại nhiều lần như một thói quen và bản chất khó thay đổi thì cũng nên suy nghĩ để tẩy chay. Thực ra tôi cũng ít lên mạng và cũng không hay để ý nhiều đến những drama trên mạng lắm nhưng cũng có xem qua để rút bài học mà tránh.
- Từng được đề cử giải Cánh diều ở hạng mục Nam diễn viên phim truyền hình xuất sắc nhất và lần này là giải VTV Awards cho Nam diễn viên ấn tượng nhưng nhiều đối thủ hơn. Anh nghĩ ai là đối thủ lớn nhất của mình và anh có chờ đợi sẽ đoạt giải?
Tôi đã nhiều lần được đề cử và trước tiên đó là sự ghi nhận của mọi người. Giải thưởng quan trọng và ý nghĩa nhưng nếu không có được thì cũng vui vẻ vì điều đó có nghĩa mình chưa làm tới, chưa chạm tới trái tim của khán giả và phải cố gắng hơn nữa. Còn đối thủ tôi nghĩ ai cũng xứng đáng, ai cũng có sự cố gắng trong nghề.
Hà Việt Dũng trong 'Hành trình công lý'
" alt=""/>Hà Việt Dũng: Người thường hay diễn viên cũng phải thận trọng lời nói