Tuy nhiên, thử tưởng tượng bạn phải dựa vào những thiết bị này để sinh tồn.
Đó chính xác là những gì Andy Quitmeyer đang làm với series chương trình mang tên Hacking the Wild. Trong chương trình này, Quitmeyer - người làm công việc chính là một trợ lý giáo sư của trường đại học Quốc gia Singapore - sẽ đi tới những nơi hoang sơ nhất trên thế giới, không trang bị bất cứ thứ gì, ngoại trừ một số món đồ công nghệ anh sử dụng hàng ngày.
Không thức ăn, nước uống, thậm chí thuốc diệt muỗi, Quitmeyer – người tự gọi mình là nhà sinh tồn kỹ thuật số - được trang bị laptop, camera để sinh tồn.
Trong tập đầu tiên của series, Quitmeyer phải sinh tồn ở nơi hoang dã trong 4 ngày. Ở đó, anh đã sáng tạo ra một loại bẫy muỗi, sử dụng dây kim loại và camera kỹ thuật số. Đây là thiết bị đầu tiên anh tạo ra trong series chương trình này.
Cũng trong tập này, Quitmeyer còn tự tạo ra máy phát điện, lợi dụng sức nước của dòng sông gần đó để thắp sáng bóng đèn. Anh còn tạo ra la bàn từ linh kiện laptop.
Trong hành trình của mình, Quitmeyer sẽ đi khắp các nơi, từ những sa mạc cho đến rừng băng tại Alaskan. Trong suốt hành trình, anh sẽ không nhận được đồ ăn, nước uống cũng như bất cứ sự trợ giúp nào. Anh phải ăn bất cứ thứ gì mình kiếm được như rau cỏ hoặc trái cây dại. Đôi khi, anh sử dụng chính thức ăn này để tạo ra điện.
Theo Quitmeyer, anh bắt đầu công việc của một nhà thám hiểm từ khi nhận sửa chữa thiết bị cho các nhà sinh vật học hoang dã. Trước khi tham gia chương trình, anh có một kênh YouTube, nơi ghi lại những sản phẩm do anh sửa chữa, sáng tạo ra ở nơi hoang dã. Chính nhờ kênh này, Quitmeyer gây chú ý và được mời để tạo ra chương trình TV của riêng mình.
“Một trong những thách thức lớn nhất là chọn xem mang theo những gì bên mình. Nó tiêu tốn của tôi rất nhiều thời gian”, Quitmeyer nói.
“Từng có lần tôi mang theo gần 50 kg đồ điện tử và nó trở thành gánh nặng thực sự. Cách tôi làm còn nguy hiểm hơn các nhà thám hiểm thông thường rất nhiều”.
“Tất cả các chuyến đi trước đây đến Panama, Madagascar hay Philippines đã dạy cho tôi cách sử dụng thiết bị điện tử một cách nhuần nhuyễn ở nơi hoang dã. Chẳng hạn ở Panama, tôi phải sửa một chiếc laptop, sau đó có một đàn kiến bắt đầu tấn công các món đồ của tôi. Nó dạy tôi phải chuẩn bị thật kỹ - ngay cả những điều điên khủng nhất đều có thể xảy ra”.
Mặc dù dấn thân vào những nơi cực hạn nhất, Quitmeyer nói mục tiêu của chương trình này không phải để thu hút nhiều lượt xem. Mong muốn thực sự của anh là giúp mọi người hiểu về tự nhiên hơn.
Theo Zing
" alt=""/>Sinh tồn nơi hoang dã chỉ nhờ laptop, máy ảnhEVE.RYN, xưởng độ xứ sở mặt trời mọc đã quyết tâm thay đổi điều đó với bản độ "Dark Knight Edition". Bộ body kit lấy cảm hứng từ Batman Forever năm 1995 bởi toàn thân màu tím.
![]() |
BMW i8 độ hầm hố theo phong cách Người dơi phiên bản 1995. |
EVE.RYN BMW i8 "Dark Knight" có nội thất đỏ và ngoại thất màu tím đậm. Thân xe hầm hố với những chi tiết khí động học bằng sợi carbon ở mũi và hai bên hông. Đây là phong cách chưa từng xuất hiện trên BMW i8.
" alt=""/>BMW i8 độ phong cách BatmanTrong hai ngày 12, 13/4 vừa qua, tại Thụy Sỹ đã diễn ra Đại hội thường niên của Hiệp hội EMS quốc tế với sự tham gia của 75 đại biểu, đại diện cho 49 bưu chính các quốc gia cung cấp dịch vụ EMS trên toàn cầu.
Tại kỳ Đại hội lần này, các nhà cung ứng dịch vụ EMS trên toàn cầu đã có sự thống nhất cao trong việc đưa ra định hướng phát triển chiến lược cũng như các giải pháp để hỗ trợ và phát triển thương mại điện tử trên toàn mạng lưới.
Đáng chú ý, trong khuôn khổ Đại hội thường niên của Hiệp hội EMS quốc tế, đại diện Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) và Hiệp hội EMS quốc tế đã trao 9 giải Chất lượng dịch vụ EMS - “EMS Performance Awards”, bao gồm 6 giải Bạc dành cho các nhà cung cấp dịch vụ EMS của Việt Nam (Tổng Công ty chuyển phát nhanh Bưu điện - EMS Việt Nam), El Salvador, Hong Kong, Moldova, Slovenia, Thái Lan; và 2 giải Đồng cho Singapore và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Theo kết quả đánh giá của Hiệp hội EMS quốc tế, năm 2017, không có nhà cung cấp dịch vụ EMS nào được trao giải Vàng về Chất lượng.
![]() |
Bên cạnh giải Chất lượng dịch vụ, giải thưởng Chăm sóc khách hàng - “EMS Call Centre of the Year” cũng đã được trao cho 15 nhà cung cấp dịch vụ EMS. Theo đó, bên cạnh Tổng công ty Chuyển phát nhanh Bưu điện của Việt Nam, còn có các nhà khai thác dịch vụ EMS của 14 quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới nhận được giải này, gồm có: Azerbaijan, Cambodia, Cameroon, Trung Quốc, Ghana, Hong Kong, Hàn Quốc, Luxembourg, Macao, Madagascar, Mauritius, Singapore, Thái Lan và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.
" alt=""/>Việt Nam lần thứ 5 liên tiếp đạt giải Chất lượng dịch vụ EMS