Cuối cùng, Nữu Hoa bị đưa đến một ngôi làng ở Hàm Đan, Hà Bắc và bị bán cho một người đàn ông tên Vương Cần.
Vương Cần có một người con trai câm điếc. Vì vậy ông mua Nữu Hoa để đợi khi ông già Nữu Hoa sẽ chăm sóc ông.
Trước mặt Nữu Hoa, người đàn ông không bao giờ giấu việc đã mua cô từ một kẻ buôn người. Thậm chí có lần cãi nhau, ông còn yêu cầu cô phải nhanh chóng kiếm tiền để trả nợ, sau khi trả xong tiền cô có thể đi đâu tùy thích.
Vì lẽ đó, Nữu Hoa bỏ học trước khi học hết tiểu học và bắt đầu đi làm xa nhà từ năm 13 tuổi. Đầu tiên, cô đến Hà Bắc và sau đó là Giang Tô. Năm 2009, cô kết hôn rồi sinh được một con trai, một con gái.
“Tôi đã cố gắng tìm cha mẹ ruột và chị gái của mình nhưng ngay từ đầu tôi đã bị lừa. Họ nói rằng tôi đến từ Tứ Xuyên nên tôi đã đi nhiều đường vòng", cô nhớ lại.
Ngày 29/4/2021, Nữu Hoa gửi mẫu máu của mình vào kho tìm kiếm người thân qua hệ thống ADN. Tháng 5 cùng năm, cô gửi video tìm gia đình qua phần mềm mạng xã hội.
Trong video, Nữu Hoa nói: "Tôi nhớ rằng tên của cha tôi là Dương Tân Dân, còn tôi tên là Dương Nữu Hoa. Dương Nữu Nữu là tên của chị gái tôi.
Quê tôi ở vùng núi, rất gần đường tàu. Trên núi có một cái hang. Cái hang dài. Cây cỏ mọc đầy.
Ngày còn nhỏ, tôi thường đứng ở sân để đợi chị gái tan học về. Lúc đó tôi không đi học... Mong mọi người giúp đỡ. Hãy thông báo rộng rãi để gia đình tôi biết và giúp tôi về nhà sớm hơn”.
Cuộc hội ngộ sau 26 năm
Sau khi video tìm người thân của Nữu Hoa được lan truyền, thu hút sự chú ý, cô nhanh chóng có được manh mối. Một người anh họ đã liên lạc với Nữu Hoa sau khi xem video.
Các tình nguyện viên của tổ chức Baby Going Home cũng đã giúp đỡ cô liên hệ và xác minh. Cuối cùng, sau khi so sánh ADN, Nữu Hoa và chị gái đã xa cách 26 năm cũng được gặp lại nhau.
Tiếc rằng, cha mẹ của họ đã không đợi được ngày này.
“Chị tôi kể, sau khi tôi mất tích, bố tôi đập hết gạch đi, không xây nhà nữa. Ông đi tìm tôi khắp nơi nhưng không thấy nên bắt đầu uống rượu cho khuây khỏa. Năm 1997, ông qua đời. Mẹ tôi vì quá đau khổ nên mắc bệnh tâm thần và cũng ra đi vào năm sau đó. Chị gái tôi trở thành đứa trẻ mồ côi và ra ngoài làm việc sau khi sống với bà và chú trong vài năm", Nữu Hoa xúc động.
Chính vì những bi kịch đó, Nữu Hoa nói rằng cô căm ghét những kẻ buôn người, những kẻ đã hủy hoại gia đình cô.
Kẻ buôn người lộ mặt
Sau khi được đoàn tụ với gia đình, Nữu Hoa đã trình báo vụ việc với cảnh sát Hàm Đan, và cảnh sát Quý Dương, hi vọng họ có thể bắt được những kẻ buôn người.
Tháng 6/2022, công an thành phố Quý Dương chính thức mở cuộc điều tra về vụ bắt cóc và buôn bán Dương Nữu Hoa. Chỉ 24 ngày sau, cảnh sát Quý Dương đã bắt được nghi phạm Dư Mỗ Mỗ.
Nữu Hoa cho biết cảnh sát đã yêu cầu cô xác định danh tính nghi phạm: "Tôi được đưa cho hơn chục bức ảnh và tôi nhận ra bà ta ngay lập tức. Bà ta là người tôi hận nhất nên tôi sẽ không bao giờ quên ngoại hình của bà ta".
Luật sư của Nữu Hoa cho biết, Dư Mỗ Mỗ đã bắt cóc và bán 2 đứa trẻ vào năm 2004. Bà ta bị kết án 8 năm tù giam và được trả tự do vào năm 2009, sau khi bản án được giảm nhẹ.
Trong vụ án liên quan đến Nữu Hoa, Dư Mỗ Mỗ thú nhận, trong vòng chưa đầy 4 năm từ tháng 1/1993 đến tháng 10/1996, bà ta đã phạm 7 tội ác, bắt cóc 8 đứa trẻ, trong đó có vụ liên quan đến việc bắt cóc 2 anh em trai.
Điểm chung của 7 tội danh bị cơ quan công tố truy tố lần này là sau khi bắt cóc trẻ em từ Quý Châu và Trùng Khánh, Mỗ Mỗ đưa tất cả đến Hàm Đan, Hà Bắc sau đó bán cho dân làng địa phương để kiếm lời.
"Mỗ Mỗ không chỉ bắt cóc và bán chúng tôi, bà ta thậm chí còn bán cả con trai của mình”, Nữu Hoa nói thêm.
Luật sư của Nữu Hoa cho rằng Mỗ Mỗ bị buộc tội bắt cóc, buôn bán 8 đứa trẻ và gián tiếp gây ra cái chết cho cha mẹ của Nữu Hoa. Tình tiết đặc biệt nghiêm trọng nên bà ta có thể bị kết án tù chung thân hoặc thậm chí tử hình.
Ngày 19/4 mới đây, luật sư của Nữu Hoa đã gửi đơn yêu cầu chuyển vụ án đến Tòa án nhân dân trung cấp Quý Dương để xét xử. Đồng thời, anh cũng gửi đơn khiếu nại hình sự và dân sự, yêu cầu Mỗ Mỗ bồi thường các khoản thiệt hại hơn 7,9 triệu tệ.
" alt=""/>Trở về sau 26 năm bị bắt cóc, người phụ nữ vạch trần bộ mặt của hàng xómSức tiêu thụ của Mazda BT-50 giảm mạnh ở năm 2024, chỉ bán được 5 xe trong quý I và thường xuyên góp mặt trong danh sách 10 xe bán chậm nhất thị trường (Ảnh: Thaco).
Toyota Yaris
Đầu tháng 7, trang web chính thức của Toyota Việt Nam đã âm thầm loại cái tên Yaris ra khỏi danh mục sản phẩm. Nguyên nhân được cho là mẫu xe này giảm sức hút với người dùng, khi chỉ bán được tổng cộng 8 chiếc trong 5 tháng đầu năm 2024, trong đó có 3 tháng (3, 4 và 5) không bán ra xe nào.
Ở năm 2023, Toyota Yaris tiêu thụ được tổng cộng 134 xe, trở thành một trong những sản phẩm phổ thông bán chậm nhất của hãng xe Nhật Bản tại Việt Nam. Kết quả này chịu ảnh hưởng từ sự xu thế chuyển dịch thị hiếu sang xe gầm cao, khiến các mẫu hatchback hạng B dần mất "chỗ đứng".
Trước khi biến mất khỏi danh mục sản phẩm, Toyota Yaris thuộc bản nâng cấp giữa vòng đời, ra mắt Việt Nam từ cuối 2020. Xe được phân phối với 1 biến thể, giá 668 triệu đồng (Ảnh: TVN).
Lexus IS
Giữa tháng 7, mẫu sedan hạng sang cỡ nhỏ IS không còn xuất hiện trên website của Lexus Việt Nam.Mẫu xe này lần đầu được giới thiệu vào năm 2021, từng thu hút sự chú ý của người dùng nhờ ngoại hình thể thao, trẻ trung trong số các sản phẩm của Lexus tại thời điểm đó.
Giá bán cao (2,13-2,82 tỷ đồng) nhưng trang bị không thực sự vượt trội so với các đối thủ khiến Lexus IS khó thuyết phục được khách hàng. Trong khi đó ở năm 2021, Mercedes-Benz C-Class được lắp ráp trong nước có giá 1,4-1,9 tỷ đồng; BMW 3-Series là xe nhập khẩu nhưng giá cao nhất chỉ tới 2,36 tỷ đồng.
Lexus IS không có phiên bản nâng cấp kể từ khi ra mắt Việt Nam vào năm 2021. Xe chỉ được bổ sung thêm bản F Sport vào năm 2022 (Ảnh: Nam Vũ).
Không chỉ riêng Việt Nam, Lexus IS đã bị "khai tử" tại nhiều thị trường quốc tế, như Anh Quốc vào năm 2020 hay Úc ở năm 2021. Trang Motor1 đưa tin, IS chỉ bán được 1.101 xe trong đúng 8 tháng đầu năm 2020 ở Châu Âu.
Ngoài những rào cản về giá bán và trang bị, Lexus IS còn chịu ảnh hưởng từ việc người dùng thay đổi thị hiếu, chuyển dịch từ các mẫu sedan gầm thấp sang SUV gầm cao.
Suzuki Ciaz, Ertiga Hybrid, Swift và XL7
Năm nay, Suzuki Việt Nam gây chú ý khi "tinh gọn" danh mục sản phẩm, loại bỏ nhiều mẫu xe. Đầu tiên là Ciaz, mẫu sedan hạng B này bị tạm ngừng kinh doanh ở tháng 7 nhưng theo một số nguồn tin, lô xe đời 2024 đã bị ngừng nhập khẩu từ tháng 5.
Tương tự những mẫu xe kể trên, Suzuki Ciaz là sản phẩm khá "kén khách" tại Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu do mẫu xe này sở hữu giá bán tương đối cao (535 triệu đồng) nhưng không có hàm lượng trang bị xứng đáng và đồng thời, thiết kế nội/ngoại thất dần "lỗi mốt" khi thiếu bản nâng cấp so với các đối thủ.
Suzuki Ciaz thường xuyên bán chậm nhất toàn thị trường lúc chưa bị tạm ngừng kinh doanh. Trong 5 tháng đầu năm 2024, mẫu xe này chỉ tiêu thụ được tổng cộng 8 chiếc (Ảnh: Nguyễn An).
Sau đó, Suzuki Ertiga Hybrid, Swift và XL7 (thuần xăng) dần biến mất. Trong đó, XL7 bị thay thế bởi mẫu XL7 Hybrid, giữ nguyên giá bán (599,9 triệu đồng) nhưng bổ sung 2 tính năng và hệ truyền động mild-hybrid.
Một vài chiếc XL7 thường vẫn còn "tồn kho" tại đại lý, được chào bán với ưu đãi giảm giá sâu nhưng phản ứng của người dùng vẫn tương đối "thờ ơ".
Hiện tại, hãng xe Nhật Bản chỉ còn phân phối 2 sản phẩm là Suzuki Jimny và XL7 Hybrid (Ảnh: Nguyễn Lâm).
Nhà cổ bên sông
Di tích kiến trúc nghệ thuật nhà cổ Trần Ngọc Du nằm trong hẻm 342 đường Bùi Hữu Nghĩa (P. Tân Vạn, TP Biên Hòa, Đồng Nai). Đây là nhà cổ đầu tiên trong chuỗi nhà cổ trên toàn tỉnh Đồng Nai được UBND tỉnh công nhận là di tích.
![]() |
Bảng chỉ dẫn vào nhà cổ. Tấm bảng này mới được dựng lại sau một thời gian dài bị gãy đổ. |
Ngôi nhà cổ Trần Ngọc Du được xây dựng vào năm 1900. Tọa lạc trong khu đất rộng 1.200 m2, mặt tiền nhà cổ hướng ra sông Đồng Nai và mặt hậu tựa lưng vào núi Châu Thới. Trải qua 5 đời, hiện nay gia đình chị Tuyết Hồng và các con ở tại đây để trông coi di tích.
Chúng tôi bước vào nhà từ phía sau. Chị Tuyết Hồng hướng dẫn chúng tôi tham quan nhà. Quần thể nhà cổ gồm nhà trên, nhà dưới và nhà bếp nối tiếp nhau. Chị Hồng cho biết, nhà sau và nhà bếp hư hỏng quá nặng đã được đập bỏ và xây lại để con cháu ở. Hiện chỉ còn lại nhà trên với kiến trúc theo kiểu nhà 3 gian 2 chái.
Chị cho biết: "Lâu rồi không có ai đến tham quan. Chỉ thỉnh thoảng có một đài truyền hình ở miền Tây lên đây xin quay ngoại cảnh. Có lẽ do chúng tôi bận đi làm ăn nên thường xuyên khóa cổng không ai vào được chăng?".
Mặt tiền nhà cổ Trần Ngọc Du. |
Nhà trên mái lợp ngói âm dương, nền lót gạch tàu. Nhà có 6 hàng cột, mỗi hàng 6 cây bằng gỗ căm xe đen bóng. Cột, kèo, xiên, trính đòn tay, rui… kết dính với nhau bằng mộng và đóng chốt. Ở những đầu kèo còn có chạm trỗ hoa văn, họa tiết rất đẹp.
![]() |
Trang thờ chính giữa nhà. |
Trong nhà, ba gian nhà chính là nơi có 3 tủ thờ. Gian thờ gia tiên ngay chính giữa gồm một trang thờ đặt trên tủ thờ khá cao. Trong trang là một tượng Phật nhỏ. Hai bên có hai câu đối, trên cùng là bức hoành phi. Cả câu đối và 3 chữ trên bức hoành phi đều bằng chữ Hán.
Gian bên trái trên tủ thờ có di ảnh ông Trần Ngọc Du. Gian bên phải có di ảnh của các thế hệ tiếp sau. Ngoài 3 tủ thờ, trong nhà không đặt một vật dụng gì. Trên mỗi tủ thờ chỉ có di ảnh người đã khuất và đơn độc một bát nhang. Cả 3 nơi thờ đều trong tình trạng hương tàn khói lạnh.
![]() |
Bên trái là nơi thờ ông Trần Ngọc Du. Các bàn thờ đều chỉ có di ảnh và 1 bát nhang. Tất cả trong tình trạng hương tàn khói lạnh. |
Chị Hồng cho biết, thuở xưa ông Trần Ngọc Du xây dựng ngôi nhà này làm nơi ở và nơi thờ phụng gia tiên. Nơi ở gồm nhà nhà dưới và nhà bếp đã không còn, chỉ còn lại nơi đây dùng để thờ cúng và tiếp khách nên rất trang trọng và uy nghiêm.
"Bây giờ, chúng tôi, phận đàn bà, mới được tới chứ trước đây theo lời ông bà kể lại, đàn bà con gái không được phép lên nhà trên", chị Tuyết Hồng nhớ lại.
Cuộc trùng tu nhà cổ Việt của người Nhật
Chúng tôi mở cửa ra phía trước. Dòng sông Đồng Nai lặng lờ trôi. Trước sân, cây cỏ um tùm. Nhiều cây dại mọc hoang, thiếu bàn tay chăm sóc. Hàng rào khóa chặt nên chúng tôi không thể đến bờ sông, nơi từng là bến nước để cả gia đình sinh hoạt.
Ông Trần Ngọc Du (1862-1932), vốn là tri huyện Phước Chánh, phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa (nay là Đồng Nai). Ông đã cùng nhóm thợ mộc ở Bình Dương vào rừng tuyển gần 200 cây gỗ quý các loại như: căm xe, sao, dầu, sến, gõ...
Gỗ được vận chuyển bằng đường thủy theo sông Đồng Nai về cập bến ngay khu đất từ đường họ Trần.
![]() |
Hàng cột lên nước bóng loáng. |
Một nửa số gỗ khai thác được dùng làm cột, số còn lại làm xiên, trính, kèo, đòn tay. Ngoài ra còn xẻ thành ván làm bàn ghế. Nhà cổ nằm trong khu vực làng gốm Tân Vạn nên toàn bộ gạch, ngói sử dụng trong nhà đều được đặt mua tai đây.
Ông còn thuê một số nghệ nhân phục vụ cho việc chạm trổ các họa tiết ở đầu kèo, cửa phòng, trang thờ... với nội dung sát với cuộc sống dân gian. Phải mất ròng rã 2 năm ngôi nhà mới hoàn thành.
Trải qua thời gian dài, nhà cổ Trần Ngọc Du xuống cấp nghiêm trọng. Toàn bộ nhà dưới và nhà bếp bị xóa sổ vào năm 1965 và thay vào đó là những gian nhà gạch mới. Nhà trên là nhà chính và cũng là linh hồn của nhà cổ Trần Ngọc Du đang rất cần khôi phục.
![]()
|