Cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, đại diện bà con kiều bào Việt Nam tại Nhật Bản đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân tại sân bay Haneda (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN).
Theo đặc phái viên TTXVN, đúng 19h10 giờ địa phương (17h10 giờ Hà Nội) ngày 3/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn Đại biểu Cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến thủ đô Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 3 đến 7/12 theo lời mời của Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và Phu nhân.
Đón đoàn tại sân bay Haneda, thủ đô Tokyo có Thượng Nghị sỹ Makino - Chủ tịch Ủy ban Điều hành Thượng viện Nhật Bản; các quan chức Thượng viện Nhật Bản; Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu và Phu nhân, cán bộ nhân viên Đại sứ quán cùng đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản.
Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản là cặp quan hệ điển hình cho thành công trong hợp tác song phương của Việt Nam với các đối tác. Nhật Bản duy trì vị trí là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đối tác viện trợ ODA lớn nhất, đối tác lớn thứ hai về hợp tác lao động, thứ ba về đầu tư và du lịch, thứ tư về thương mại.
Quan hệ hai nước thời gian qua đã có những bước phát triển về chất và đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất với mức độ tin cậy chính trị cao. Việc trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao diễn ra thường xuyên và mật thiết trên tất cả các kênh Đảng, Nhà nước, Quốc hội.
Hợp tác kinh tế ngày càng chặt chẽ và đi vào chiều sâu. Hợp tác địa phương, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân và hợp tác nguồn nhân lực ngày càng mật thiết và hiệu quả.
Hai nước vừa kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và nâng cấp lên Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới (năm 2023).
Trong tổng thể mối quan hệ chung đó, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Nhật Bản thời gian qua không ngừng được củng cố và phát triển tốt đẹp.
Trên phương diện song phương, hai bên thường xuyên trao đổi, tiếp xúc cấp cao và các cấp, trao đổi kinh nghiệm giữa các Ủy ban chuyên môn và các nghị sỹ, góp phần thiết thực vào việc triển khai, thúc đẩy các thỏa thuận của hai nước, tạo sự lan tỏa và hỗ trợ hoạt động của Chính phủ, đẩy mạnh ngoại giao nhân dân, bảo đảm hiệu quả các chương trình, dự án hợp tác giữa Việt Nam với Nhật Bản.
Ngoài trao đổi đoàn cấp cao và giữa các cơ quan chuyên môn, Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Nhật Bản thúc đẩy giao lưu nghị sỹ trong khuôn khổ Nghị sỹ hữu nghị và Nghị sỹ trẻ, nữ Nghị sỹ Quốc hội với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản cùng với Liên minh Nghị sỹ Nhật Bản - Việt Nam luôn đóng vai trò cầu nối tích cực, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực, giao lưu giữa các nghị sỹ, hợp tác địa phương đi vào chiều sâu, thực chất.
Dự kiến, trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Sekiguchi Masakazu, Chủ tịch Hạ viện Nukaga Fukushiro; hội kiến Thủ tướng Ishiba Shigeru; chào Nhật hoàng và Hoàng hậu; tiếp lãnh đạo Liên minh Nghị sỹ hữu nghị Nhật - Việt, lãnh đạo các chính đảng lớn của Nhật Bản, Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản, Hội đồng thúc đẩy ngoại giao nhân dân (FEC), lãnh đạo một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Nhật Bản, Thống đốc một số địa phương có quan hệ thân thiết với Việt Nam; gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản…
Đặc biệt dự kiến, trong chuyến thăm lần này, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Thượng viện Sekiguchi Masakazu sẽ ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Thượng viện Nhật Bản. Đây là tiền đề rất quan trọng để thúc đẩy quan hệ giữa hai cơ quan lập pháp lên tầm cao mới trong những năm tới.
Chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác của Quốc hội nước ta với Nghị viện Nhật Bản; khẳng định sự coi trọng của Việt Nam đối với quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới Việt Nam - Nhật Bản; chia sẻ thông tin, kinh nghiệm hoạt động Nghị viện giữa Việt Nam với Nhật Bản./.
Theo www.vietnamplus.vn" alt=""/>Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Nhật BảnChiều ngày 11/9/2024, Tập đoàn Đèo Cả tại khu vực dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) đã chủ động phối hợp với UBND huyện Tràng Định (Lạng Sơn), khẩn trương huy động nhân sự, máy móc thiết bị, hợp quân cùng lực lượng bộ đội biên phòng Pò Mã để hỗ trợ người dân địa phương.
Cụ thể, ngay sau khi cập nhật thông tin từ địa phương, ông Phạm Duy Hiếu - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Đèo Cả đã cùng doanh nghiệp dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh trực tiếp đi ghi nhận thực tế các vùng bị ngập lụt, ưu tiên hỗ trợ tại khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, trên cơ sở đó, đơn vị phối hợp cùng chính quyền địa phương, điều động nhân lực, thiết bị hỗ trợ bà con.
Hơn 40 nhân sự cùng các thiết bị, vật dụng chuyên dụng được điều động di chuyển từ công trường dự án Đồng Đăng - Trà Lĩnh nhanh chóng có mặt ứng cứu khu vực bị ảnh hưởng.
Theo thống kê của UBND huyện Tràng Định, tính đến ngày trưa ngày 11/9, toàn huyện có 2.607 hộ gia đình bị ảnh hưởng, trong đó 46 hộ bị sạt lở, 3 hộ bị sập hoàn toàn, 148 hộ bị tốc mái. 2.409 hộ dân đang đối mặt với tình trạng ngập lụt. Ngoài ra, khoảng 650ha cây cối và hoa màu bị ngập úng, cơ sở hạ tầng cũng bị hư hỏng nặng, nhiều khu vực bị cô lập, chia cắt, gây khó khăn cho việc tiếp cận và khắc phục hậu quả.
Nhân sự của Đèo Cả dọn dẹp khu vực bị ảnh hưởng
Hơn 40 nhân sự cùng các thiết bị, vật dụng chuyên dụng (gồm 1 xe đào lốp, 3 xe tải, xe tưới nước, xe cẩu, cuốc, xẻng…) được điều động di chuyển từ công trường dự án Đồng Đăng - Trà Lĩnh nhanh chóng có mặt ứng cứu. Lực lượng được chia thành từng đội, phối hợp cùng chính quyền địa phương và lực lượng quân đội tham gia hỗ trợ người dân sửa chữa nhà cửa, di chuyển đồ đạc, dọn dẹp vệ sinh, đặc biệt tập trung nhân sự hỗ trợ tại thị trấn Thất Khê - khu vực bị ngập lụt nghiêm trọng nhất.
Các lực lượng dọn dẹp bùn cặn, vệ sinh nền đường, thu gom rác, vận chuyển đồ đạc giúp người dân.
"Khi đặt chân đến nơi, chúng tôi thực sự bàng hoàng trước cảnh tượng hoang tàn của những ngôi nhà bị ngập lụt, đồ đạc hư hỏng, lẫn lộn với rác. Người dân mệt mỏi, lo lắng, kiệt sức vì nhiều đêm lo chống bão, không ngủ được. Anh em dự án chia nhau mỗi người một tay, ứng cứu thật nhanh để trước tiên bà con có chỗ nghỉ ngơi an toàn", anh Nguyễn Đức Huỳnh - chuyên viên Ban quản lý dự án Đồng Đăng - Trà Lĩnh chia sẻ.
Từng thùng lương thực, nhu yếu phẩm được trao tận nơi các hộ dân.
Bên cạnh đó, nhiều gia đình bị hư hỏng thiết bị, lượng lương thực, nước uống không còn nhiều. Tập đoàn Đèo Cả đã chuẩn bị các nhu yếu phẩm: gạo, dầu ăn, mì tôm và nước lọc… hỗ trợ các hộ dân bị cô lập tại thôn Cốc Bao, xã Hùng Việt. Đồng thời, bố trí nhân sự túc trực 24/7 để kịp thời ứng phó khi có tình huống khẩn cấp. Đến tối ngày 11/9, các nhu yếu phẩm đã tiếp cận và chuyển đến được tận tay 13 hộ dân tại khu vực.
Thời gian này, Tập đoàn Đèo Cả tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương theo dõi sát sao tình hình, rà soát, thống kê các xã trong huyện còn ngập lụt và bị chia cắt để kịp thời hỗ trợ nhu yếu phẩm. Ngoài ra, đơn vị triển khai thêm các biện pháp cứu trợ với mong muốn giúp bà con nhanh chóng phục hồi sau thiên tai và ổn định cuộc sống.
Từ sau khi cơn bão số 3 đổ bộ vào Việt Nam, nhiều tỉnh, địa phương chịu ảnh hưởng thiệt hại nặng nề, người dân rơi vào tình cảnh khó khăn càng thêm khó khăn. Để động viên, an ủi, chia sẻ đến người dân, công đoàn Tập đoàn Đèo Cả đã phát động, kêu gọi cán bộ, công nhân viên trong tập đoàn chung tay quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả thiên tai.
Ông Nguyễn Quang Vĩnh - Tổng giám đốc Tập đoàn Đèo Cả nhấn mạnh, việc hỗ trợ đồng bào các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai là nhiệm vụ cấp bách và được ưu tiên hàng đầu, với phương châm "Nhanh nhất, thiết thực nhất, hiệu quả nhất" theo 2 hướng là đóng góp bằng công sức và đóng góp bằng hiện vật để khắc phục kịp thời nhất hậu quả bão Yagi gây ra ở các tỉnh phía Bắc.
Đại diện Tập đoàn Đèo Cả trao quà cho các hộ gia đình.
Tập đoàn cũng đang sẵn sàng lực lượng hỗ trợ tại vùng khác thuộc các tỉnh Đông Bắc của Tổ quốc, đặc biệt quan tâm chia sẻ khó khăn với những người dân tại nơi có dự án mà tập đoàn đang thực hiện như Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang…
"Chúng tôi cũng tiếp tục kêu gọi các đối tác của tập đoàn, nhất là đối tác thực hiện các dự án đi qua vùng ảnh hưởng, cùng chung tay với tập đoàn để tăng cường đóng góp hơn nữa cho công tác hỗ trợ người dân trong bối cảnh hết sức cấp thiết này", ông Nguyễn Quang Vĩnh chia sẻ.
" alt=""/>Chung tay khắc phục hậu quả bão lũ các tỉnh Đông Bắc