Cũng đang điều trị sốt xuất huyết, bé gái N.V (4 tuổi) vào viện trong ngày thứ 4 của bệnh. Trước đó bé có sốt, đi khám bác sĩ tư, chẩn đoán viêm họng, uống thuốc nhưng bệnh không giảm, sau đó bé mệt, nôn ói nhiều.
Khi đến Bệnh viện Nhi đồng 2, bé được đưa thẳng khoa Cấp cứu trong tình trạng sốc, có hiện tượng tràn dịch đa màng, suy hô hấp, phải hỗ trợ thở áp lực dương (CPAP).
BSCK1 Trần Ngọc Lưu - khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, so với 2 tuần trước, số bệnh nhân sốt xuất huyết tăng hơn 50%, hiện có khoảng 15-20 bệnh nhi đang điều trị nội trú.
Cùng với số ca tăng, đồng thời xuất hiện những ca nặng, vào viện trong tình trạng sốc, phải truyền các chế phẩm máu. Trong một tuần, bệnh viện tiếp nhận 4 ca sốc sốt xuất huyết.
Tương tự, tại Bệnh viện Nhi đồng 1 hiện có 30 bệnh nhi đang điều trị nội trú. Tháng trước đã có 130 trẻ mắc sốt xuất huyết nhập viện, 8 trường hợp biến chứng sốc, phải điều trị tích cực. Nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, tổn thương gan nặng do sốc sâu, phải đặt nội khí quản, thở máy.
Theo TS.BS Nguyễn Minh Tuấn - Trưởng khoa sốt xuất huyết Bệnh viện Nhi đồng 1, sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm và chưa có thuốc đặc trị. Các biến chứng thường gặp bao gồm sốc sốt xuất huyết nặng, suy đa cơ quan, sốc do giảm thể tích tuần hoàn và thoát huyết tương, xảy ra ở cả trẻ em lẫn người lớn.
Điều đáng lưu ý, các triệu chứng của sốt xuất huyết thường không đặc hiệu, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm họng, tay chân miệng hoặc nhiễm siêu vi.
Số ca bệnh liên tục tăng
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), trong tuần 39, TP ghi nhận 370 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 19,8% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 39 là 7.739 ca. Các quận huyện có số ca mắc cao bao gồm quận 1, TP Thủ Đức và quận 7.
Theo các chuyên gia, sốt xuất huyết trở thành bệnh lưu hành hằng năm, không còn theo chu kỳ 4-5 năm bùng phát một đợt dịch như trước.
PGS.TS.BS Nguyễn Vũ Trung - Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM nhấn mạnh: “Trước đây, đỉnh dịch sốt xuất huyết tại Việt Nam thường xảy ra vào mùa mưa, từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm. Nhưng gần đây, tháng nào các cơ sở y tế cũng ghi nhận các ca bệnh, bao gồm cả các trường hợp nguy hiểm đến tính mạng. Thực trạng này cho thấy cần phải gia tăng nguồn lực và bổ sung biện pháp dự phòng sốt xuất huyết chủ động như tiêm chủng khi có vắc-xin”
GS.TS.BS. Phan Trọng Lân - Viện trưởng Viện sinh Dịch tễ Trung ương, Chủ tịch Hội Y học Dự phòng Việt Nam cho biết, việc đưa vắc-xin sốt xuất huyết dengue vào sử dụng cùng các biện pháp dự phòng truyền thống như kiểm soát véc-tơ, phòng chống muỗi đốt và nâng cao nhận thức cộng đồng là một bước tiến quan trọng trong công cuộc phòng chống sốt xuất huyết.
Hiện vắc-xin ngừa sốt xuất huyết được triển khai tiêm cho người dân do hãng dược phẩm Takeda, Nhật Bản sản xuất tại Đức. Đây là vắc-xin sốt xuất huyết đầu tiên được phê duyệt tại Việt Nam.
Đặc điểm của sốt xuất huyết dengue là sốt cao, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm, xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Giai đoạn nguy hiểm của bệnh thường vào ngày thứ 3-7, người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Khi đó bệnh nhân có thể có các biểu hiện đau bụng nhiều và liên tục hoặc tăng cảm giác đau nhất là ở vùng gan kèm nôn ói. Bệnh nhân có hiện tượng thoát huyết tương, tràn dịch màng phổi có thể gây suy hô hấp; phù nề mi mắt. Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt hoặc tụt huyết áp… |
Theo bác sĩ Nguyễn Đăng Quân - Phụ trách Phó Trưởng khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nội tiết trung ương, bệnh nhân C. nhập viện với chẩn đoán: Viêm phổi do trực khuẩn mủ xanh - đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – đái tháo đường type 2 - suy tim, phải thở máy xâm nhập, và tiến hành mở khí quản sớm do tiên lượng cai thở máy kéo dài, khó có thể rút được ống nội khí quản.
Các bác sĩ đã tiến hành cho bệnh nhân thở máy xâm nhập, kháng sinh, truyền khối tiểu cầu, corticoid, giãn phế quản, kiểm soát đường máu… kết hợp việc bổ sung dinh dưỡng, lăn trở phục hồi chức năng để nâng cao thể trạng. Sau 30 ngày điều trị tích cực, phối hợp hội chẩn liên khoa Dinh dưỡng, Y học cổ truyền, bệnh nhân đã cai được máy thở, được thay canuyn mở khí quản 2 nòng, thể trạng cải thiện và được xuất viện.
Sau 1 tháng, bệnh nhân C. được tái khám theo hẹn, thể trạng tiến triển tốt, tình trạng nhiễm trùng ổn định, phản xạ ho khạc tốt, được tiến hành rút canuyn mở khí quản, theo dõi 1 tuần sau đóng lỗ mở khí quản, mọi chỉ số cận lâm sàng đều ổn định. Sau gần 2 tháng điều trị, bệnh nhân đã được rút mở khí quản, trở lại cuộc sống bình thường.
Nếu bạn dùng tủ bếp rẻ tiền, mặt bàn bếp không đảm bảo chất lượng, chúng sẽ nhanh hỏng dẫn đến thất vọng, mệt mỏi khi phải sửa chữa.
Phòng tắm
Phòng tắm chỉ là không gian nhỏ trong nhà. Tuy nhiên, nó là nơi để bạn vệ sinh cơ thể, thư giãn khi tắm sau một ngày làm việc vất vả. Cho nên, thay vì chọn các món đồ rẻ tiền, gia chủ nên mua các thiết bị bồn tắm, vòi sen, chậu rửa mặt đảm bảo chất lượng, dùng lâu dài.
Bạn cũng nên bố trí đèn, ánh sáng cho phòng tắm hợp lý giúp thoải mái khi bước vào nhà tắm, không gian sáng không bị ẩm ướt, tối tăm.
Gạch lát sàn phòng tắm cũng cần được lựa chọn kỹ, tránh loại kém chất lượng vì chúng có thể vỡ, trơn trượt dẫn đến nguy hiểm.
Sàn nhà
Sàn nhà là thứ góp phần quan trọng tạo ấn tượng với mọi người khi bước vào. Ngoài ra, hàng ngày, mọi người trong nhà đi lại trên sàn rất nhiều nên chịu lực tác động lớn. Vì vậy, gia chủ nên cân nhắc kỹ khi làm sàn nhà. Nên chọn vật liệu bền, đẹp là mối quan tâm hàng đầu nhưng cũng cần chọn gạch, gỗ lát sàn có màu trầm, tránh lộ các vết bẩn khi chưa dọn dẹp.
Sàn nhà cũng nên làm bằng vật liệu chống trơn trượt. Với kiểu sàn đẹp mà dễ trơn, ngã thì nên cân nhắc vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mái nhà
Mái nhà là phần giúp che nắng mưa cho nơi sinh sống của bạn. Không ai muốn một mái nhà mới đưa vào sử dụng đã bị hỏng. Vì vậy, bạn cần đầu tư thời gian tìm hiểu, chọn vật liệu bền và đẹp cho mái nhà.
Mái nhà được làm bằng vật liệu rẻ tiền có thể bị hỏng nhanh. Ngoài ra, việc tiết kiệm tiền có thể khiến mái nhà không được gia cố cẩn thận dẫn đến bị hư hỏng, cuốn bay khi gặp mưa, bão lớn.
Cửa sổ
Nhiều người ít quan tâm đến cửa sổ khi làm nhà. Tuy nhiên, cửa sổ tốt sẽ giúp ngăn nắng, mưa. Một cửa sổ kém chất lượng sẽ sớm bị hư hỏng, làm cho nước mưa hắt vào nhà trong quá trình sinh sống.
Cửa sổ kính 2 lớp là lựa chọn tối ưu giúp tránh bị thoát hơi điều hòa ra ngoài vào mùa hè và giữ độ ấm áp trong những ngày đông lạnh giá.
Móng nhà
Móng nhà được xem là nền tảng, bệ đỡ cho cả căn nhà. Một móng nhà yếu, kém chất lượng sẽ dẫn đến cả căn nhà dễ bị đổ. Nhiều khu vực trong nhà có thể sửa chữa dễ dàng khi hỏng, trong khi đó việc sửa móng nhà không dễ dàng.
Việc lựa chọn vật liệu, tuân thủ nguyên tắc làm móng là điều cần chú ý. Trong quá trình thiết kế, ý tưởng bản vẽ cũng cần tính toán chính xác số lượng sắt thép, loại đá đảm bảo sự chắc chắn.
Theo Home