Chính Erik ten Hag đã thừa nhận điều này ít ngày trước. Đội chủ sân Old Trafford đơn giản là phải giành chiến thắng.
Đó không chỉ vì cơ hội đua tranh vé giai đoạn knock-out, mà cũng nhằm tôn vinh biểu tượng Sir Bobby Charlton. Ông được xem là cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử MU, người đưa CLB đến với chức vô địch châu Âu 1968.
MU thua cả 2 trận đấu Champions League mùa này. Nếu tính luôn mùa gần nhất tham dự - thời điểm 2020-21 - "Quỷ đỏ" không thắng ở giải đấu trong 5 trận liên tiếp.
Chính điều đó khiến cho sự căng thẳng vẫn còn xuât hiện, nhất là trong hiệp 1. Những bố trí của Ten Hag, với cặp tiền vệ trung tâm Amrabat - McTominay không thực sự hiệu quả. Ở trên, Antony cũng mờ nhạt.
MU không thể kiểm soát thế trận trước đối thủ đến từ Đan Mạch thiếu ngôi sao nhưng được tổ chức tốt. Họ cho thấy sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt bóng đávà tinh thần trước khi vào trận.
Lối đá kỷ luật mà Copenhagen thể hiện khiến cho MU không biết cách di chuyển và thiếu những đường chuyền tinh tế. Đó là lý do Eriksen được Ten Hag tung vào sân ngay đầu hiệp 2.
Bằng cách nào đó, với sự kinh ngạc dành cho tất cả, MU đã có được 3 điểm khi trận đấu kết thúc.
Câu trả lời của Maguire
Khi trận đấu kết thúc, Eriksen nhận được danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhấttừ UEFA. Chính anh là sự khác biệt trong hiệp 2 để đưa MU đến chiến thắng.
Một nhân vật chính khác không thể bỏ qua là Harry Maguire, người được đá chính với Raphael Varane mà không phải Lindelof.
Có một sự thật là Maguire luôn bị ác cảm. Ten Hag không tin tưởng anh, dẫn đến việc một số đồng đội cũng thiếu sự tôn trọng với cựu trung vệ Leicester.
Trong khi Jadon Sancho nổi loạn vì không được thi đấu, thì Maguire cho thấy sự chuyên nghiệp. Anh không gây bất kỳ khó khăn gì cho đội bóng thành Manchester sau khi bị tước băng đội trưởng và thường phải ngồi dự bị
Tính chuyên nghiệp là điều giúp Maguire vẫn được Gareth Southgate trao vai trò quan trọng ở đội tuyển Anh. Bây giờ, khi buộc phải chiến thắng, Ten Hag cũng thay đổi thái độ.
Khi hàng công không hiệu quả, chính Maguire ghi bàn duy nhất giúp MU có được nụ cười trên sân chơi Champions League.
Một người hùng bất đắc dĩ khác của MU là Andre Onana, người có những pha phản xạ rất tốt để ngăn cản cơ hội ghi bàn rõ ràng của Copenhagen.
Ở phút bù giờ thứ 7, cả sân Old Trafford nín thở rồi vỡ òa theo pha cản thành công tình huống Onana cản thành công cú sút phạt đền của Larsson. Một pha bóng đảm bảo chiến thắng cho "Quỷ đỏ".
Chiến thắng nhọc nhằn chưa giúp giải quyết hết khó khăn, nhưng điều này cải thiện tinh thần và giúp MU tự tin hơn, khi cuối tuần này là derby với Man City.
Mỗi lần chồng kể về những tin nhắn từ vợ cũ, lòng tôi lại dấy lên một cảm giác khó tả, lẫn lộn giữa ghen tuông, bối rối và chút thương cảm. Những tin nhắn ấy có vẻ như rất hồn nhiên nhưng cũng đầy ẩn ý, khiến tôi không biết phải hiểu như thế nào.
Những câu nói như: "Yêu không phải là giành giật, nhìn thấy anh hạnh phúc là em vui rồi"; "Anh có biết tại sao em không lấy chồng không?";... khiến tôi dừng lại và suy nghĩ.
Tôi biết rằng họ từng là một phần của nhau, từng có những kỷ niệm không dễ gì quên được. Tuy nhiên, tôi không thể không tự hỏi liệu những tin nhắn ấy có phải là cách cô ấy đang cố gắng nhắc nhở chồng tôi về tình yêu xưa cũ giữa họ.
Lời lẽ dường như muốn nhấn mạnh rằng cô ấy vẫn ở đây, vẫn quan tâm, vẫn đau đáu vì những điều đã qua.
Chồng tôi trước giờ không trả lời những tin như vậy, cho đến hôm nọ khi nhận được tin nhắn: "Đêm qua em nằm mơ thấy anh bị bệnh, khóc quá trời luôn".
Anh đọc và im lặng hồi lâu trước khi trả lời lại. Anh ấy nhắn: "Chắc em lo cho T. quá nên thế thôi. Em yên tâm, T. sẽ có 1 cuộc sống tốt đẹp, sau này sẽ lo lại cho em". T. là con chung của chồng tôi với vợ cũ, hiện ở với chúng tôi.
Đối với anh, có lẽ đó chỉ là một mối quan tâm bình thường. Anh luôn tin họ là bạn, có thể giữ mối quan hệ này trong chừng mực nhưng tôi không thể không hoài nghi. Liệu rằng trong cái "chừng mực" ấy, có còn chút dư vị nào của tình yêu cũ hay không?
Tôi và chồng là tập 2 của nhau. Anh rất đàng hoàng và yêu thương vợ con. Chúng tôi cưới nhau được 3 năm và sống rất hạnh phúc.
Tôi thấy hành động của chồng như vậy là thiếu rõ ràng, dứt khoát. Tôi đã từng đối diện với anh, nhẹ nhàng nói ra những điều khiến tôi lo lắng. Tôi cũng nói cảm thấy không thoải mái với những tin nhắn như thế.
Tuy nhiên, anh bảo rằng không muốn làm tổn thương ai, không muốn cắt đứt mọi quan hệ chỉ vì tôi có cảm giác không yên tâm. Anh nói: "Nếu anh không có gì trong lòng, thì những lời nói ấy chẳng ảnh hưởng gì đến chúng ta".
Tất nhiên, anh cũng không có ý định giấu giếm. Anh vẫn thản nhiên nói với tôi về mỗi tin nhắn của vợ cũ. Có thể, đó là cách anh muốn khẳng định anh không làm gì có lỗi. Anh muốn tôi tin mối quan hệ ấy là trong sáng, chỉ là sự quan tâm giữa hai người từng yêu nhau.
Dù vậy, tôi không thể không thấy lo lắng. Bởi những gì chúng tôi có là hiện tại, còn giữa họ là cả một quá khứ và đứa con chung. Làm sao tôi có thể cạnh tranh với những gì họ từng trải qua? Mọi thứ giữa chúng tôi chỉ mới bắt đầu được vài năm, còn giữa họ là hàng chục năm kỷ niệm.
Tôi không muốn mình trở thành người phụ nữ độc đoán, kiểm soát. Tôi muốn mình là một người vợ tin tưởng và thấu hiểu nhưng rồi chính tôi cũng trở thành kẻ ngốc ngồi ghen với những gì thuộc về quá khứ.
Tôi thấy rất bối rối, không biết liệu mình có đang nghĩ quá lên không?
Độc giả T.H
Chị Hà đầu tư cho con học tiếng Anh để thi IELTS từ năm lớp 9, với học phí trọn gói hơn 40 triệu đồng. Trung tâm tiếng Anh này cam kết đầu ra của con chị sẽ từ 6.5-7.0 IELTS.
Khi cho con học, một người thuộc thế hệ 7X như chị Hà nghĩ đạt 7.0 IELTS là 'quá ổn', và chị cũng không ngờ là sau vài năm các trường lại 'ồ ạt' xét tuyển đại học bằng chứng chỉ này như thế.
"Với mức 7.0 IELTS, cơ hội vào những trường hot như ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế quốc dân trở nên mong manh quá, vì nghe nói học sinh vào đây toàn có điểm IELTS cao vút. Tôi vừa đọc thấy Trường ĐH Kinh tế Quốc dân dự kiến sẽ dành 25 – 35% chỉ tiêu cho các phương thức xét tuyển có sử dụng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như IELTS, trong khi chỉ dành 10 – 15% trong tổng số chỉ tiêu để xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Thế nên, nếu tính đường vào đại học bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, khả năng con mình được 29, 30 điểm để mà trúng tuyển cũng xa vời quá. Bên trường Ngoại thương cũng xét chứng chỉ ngoại ngữ cùng với học bạ hoặc điểm thi tốt nghiệp. Mà kết quả học của con hai năm rồi cũng không quá nổi trội ” – chị Hà chia sẻ sự lo lắng.
![]() |
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Ảnh: Thanh Tùng |
Chị Hà cho biết, cả nhà chị đang cân nhắc các phương án khác nhau.
“Chúng tôi tính hoặc là tìm lớp luyện thi cấp tốc để thi IELTS thêm lần nữa, xem có nâng lên được nửa điểm không. Phương án này chắc tốn khoảng chục triệu, chưa kể gần 5 triệu lệ phí thi. Bên cạnh đó, bố cháu và cháu đang tìm hiểu về kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội vì thấy khá nhiều trường công bố tuyển sinh bằng phương thức này” – càng tính chị Hà càng lo lắng.
Gia đình chị Thanh Phương (Quận 3, TP.HCM) cũng lo lắng không kém dù đã cho cô con gái luyện thi IELTS.
Chị Phương nói gia đình mình không có điều kiện để cho con du học, con cũng biết vậy và xác định nếu có cơ hội học bổng thì sau khi học xong đại học ở trong nước mới đi. Vì vậy trước đây cả nhà chưa hề tính tới việc thi IELTS.
Nhưng từ đợt tuyển sinh đại học năm ngoái, thấy một số trường thuộc top đầu có xu hướng tuyển sinh bằng cả chứng chỉ Tiếng Anh, cộng với điểm chuẩn bằng điểm thi tốt nghiệp THPT quá cao, nên hồi tháng 8 năm ngoái, con chị đã xin cho theo học một lớp luyện thi IELTS online để tăng cơ hội vào đại học.
“Con biết kinh tế gia đình không dư dả nên cũng rụt rè, mình thấy vậy cũng thương, thôi thì hai vợ chồng gắng mà làm thêm để đóng học phí cho con. Bây giờ thấy cũng may mà cho con học vì con muốn vào Trường ĐH Luật TP.HCM hoặc ĐH Kinh tế - Luật, cả hai trường này đều có xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ”.
Chị Phương cho biết cô con gái đặt mục tiêu đạt 6.0, đã đăng ký thi đợt cuối tháng hai.
“Thấy con học suốt ngày, sau giờ đến trường là bài vở trên lớp, bài ở lớp học thêm với tiếng Anh mà mình cũng nóng ruột” – chị Phương than thở.
Trong khi đó, không ít học sinh lớp 12 cũng chia sẻ áp lực khi phải đạt điểm IELTS càng cao càng tốt.
Nguyễn Lâm An (Ba Đình, Hà Nội) bắt đầu học luyện thi IELTS theo yêu cầu của mẹ. Cô bé tự nhận định rằng mình không có năng khiếu ngoại ngữ, nên việc học tiếng Anh với em ngay từ cấp 1, cấp 2 khá chật vật, chỉ đạt kết quả khá dù mẹ đã rất đầu tư, từ học gia sư đến trung tâm.
Đến năm lớp 10, mẹ cô bé cho học luyện IELTS với mục đích có thể cho đi du học.
“Em từng thi được 5.5 thôi. Mẹ nói bây giờ đang dịch nên không cho đi du học nữa nhưng vẫn yêu cầu em phải đạt tối thiểu là 6.5 để được xét tuyển vào mấy trường nhóm đầu vì nếu xét điểm thi tốt nghiệp THPT sợ em không đủ. Bây giờ em đang học luyện một thầy một trò, em thấy học vừa nặng vừa tốn tiền của mẹ, lại lo việc phải đỗ đại học nên rất áp lực”.
Năm 2021, cả nước có khoảng hơn 60 cơ sở đào tạo sử dụng các chứng chỉ quốc tế như IELTS, TOEFL, SAT… là tiêu chí để ưu tiên xét tuyển, xét tuyển thẳng. Thậm chí, những trường đại học nhóm đầu thường có điểm chuẩn cao ‘chót vót’ như Trường ĐH Y Hà Nội, Học viện An ninh Nhân dân… cũng lần đầu tiên “săn lùng” thí sinh giỏi ngoại ngữ. Nhiều người nhìn nhận, kết quả bài thi tiếng Anh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT chưa đủ để đánh giá năng lực, trình độ của thí sinh về các kỹ năng ngôn ngữ lẫn tư duy học thuật. Thậm chí, kể cả nếu thí sinh đạt điểm tuyệt đối bài thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh, điều này cũng không có nhiều giá trị nếu đề thi không mang tính phân loại cao. Nhưng với các chứng chỉ quốc tế lại khác. Hệ thống thi và cấp chứng chỉ IELTS nói riêng và nhiều chứng chỉ tiếng Anh nói chung đã được hình thành trên toàn cầu trong một khoảng thời gian đủ dài và có uy tín. “Ngôn ngữ IELTS chạm tới những chủ đề chuyên sâu nhất như kỹ thuật, kinh tế, khoa học, xã hội. Khi học sinh có chứng chỉ IELTS từ 5.5 trở lên đồng nghĩa với việc các em đã có khả năng nghe, nói, đọc, viết ngôn ngữ tiếng Anh học thuật ở mức độ tương đối. Do đó, đây sẽ là một công cụ tốt như một tiêu chí đầu vào, thậm chí là cả đầu ra cho các trường. Việc này cũng sẽ làm đa dạng hóa sự lựa chọn cho học sinh, tạo nền tảng tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế cho học sinh phổ thông và sinh viên đại học”, một giảng viên nhận định. Năm 2022 này, thay vì dành phần lớn chỉ tiêu tuyển sinh dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT như những năm trước, các trường đã công bố phương án tuyển sinh với điểm chung là giảm chỉ còn từ 50% chỉ tiêu trở xuống cho phương thức này. Thậm chí, ở một số trường top, số lượng chỉ tiêu dựa trên kết quả kỳ thi do Bộ GD-ĐT tổ chức đã giảm xuống còn 10 – 20%, thấp nhất từ trước đến nay. Số lượng chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển đại học có sử dụng chứng chỉ quốc tế gia tăng, một số trường thậm chí dành phần lớn chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển kết hợp có chứng chỉ quốc tế. Ví dụ như Trường ĐH Thương mại dành khoảng 40% cho phương thức xét tuyển này trong tổng số 4.150 chỉ tiêu tuyển sinh của trường; hay Trường ĐH Kinh tế Quốc dân dự kiến sẽ dành 25 – 35% chỉ tiêu cho các phương thức xét tuyển có sử dụng chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế như IELTS... |
Phương Mai
‘Cơn sốt’ luyện thi IELTS đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố, khi rất nhiều gia đình cho con luyện thi loại chứng chỉ này. Nhiều phụ huynh nhận thức ILETS là giấy thông hành để vào những trường ĐH top đầu ở Việt Nam.
" alt=""/>Đạt 7.0 IELTS, thí sinh xét tuyển đại học vẫn như ngồi trên đống lửa