Chiếc nhẫn cưới ấy vốn dĩ là một đôi, nhưng có lẽ nó có "tín hiệu bất ổn" ngay từ đầu. Ngày ấy, khi hai nhà bàn chuyện lễ vật cưới, đang lúc vui vẻ và hứng khởi, chồng sắp cưới của tôi chở má anh ra tiệm vàng gần nhà để mua cặp nhẫn cưới.
Đó chẳng phải là nhẫn có “ly, phân” hay nhẫn cặp gì sang trọng. Nó chỉ là đôi nhẫn vàng tây bình thường như kiểu truyền thống mấy mươi năm trước. Vài ngày sau khi mua, anh đưa tôi đeo thử thì ngón áp út của tôi lại nhỏ hơn chiếc nhẫn. Sợ không vừa, dễ dàng rơi mất, anh đem chiếc nhẫn đó ra để tiệm “thu nhỏ” lại cho vừa tay tôi.
Nghe tôi kể chuyện sửa nhẫn, mẹ tôi không vui về sự cố này, cho rằng tình duyên của tôi sẽ trắc trở. Mẹ tôi bảo nhẫn cưới thì không thể thay đổi, dù chỉ là làm nó to lên hay nhỏ đi. Thay đổi nhẫn cũng như vợ chồng thay đổi tình cảm, không còn trọn vẹn, vừa vặn như những ngày đầu.
Tôi không tin chuyện tâm linh về cặp nhẫn của mẹ. Tôi tin là tôi đã cố cứu vãn cuộc hôn nhân của mình gần 3 năm và rồi đành buông tay.
Tôi đọc ở đâu đó rằng 3 năm đầu sau khi cưới rất quan trọng, nếu vượt qua được nó, coi như bạn đã bước qua giai đoạn một của ngưỡng cửa hôn nhân nên tôi cố gắng chịu đựng khi tình cảm của cả hai dần rạn nứt. Lúc ấy, nhìn chiếc nhẫn cưới đeo ở tay, tôi cố gồng.
Tôi tự nhủ là tôi chỉ đang chùn chân mỏi gối trên con đường mới mà thôi. Nghĩ là thế, nhưng tôi biết mình không thể tự lừa dối bản thân mình mãi. Tôi dần suy sụp và kiệt quệ sức lực vì sự chịu đựng của mình ngày càng bị mài mòn. Chồng tôi thì vẫn bê tha, cho rằng tôi đang làm quá lên mọi chuyện, là tôi muốn trèo cao trong khi không đủ sức...
Có muốn tránh thì trong gió lốc cũng đã chứa đựng sự tàn phá của một cơn bão. Ngày tôi nghĩ phải đến rồi cũng đến. Sau khi đã uống cạn một chai rượu, anh chở tôi đi ăn chè như những đêm cuối tuần vợ chồng tôi thường chở nhau đi ăn trước đây. Chỉ có khác là lần này chè chưa bưng ra thì anh đã chửi sa sả vào mặt tôi, mặc cho chủ quán nhìn tôi e ngại.
Hết kết án tôi, anh còn kể tội những người thân của tôi đã làm anh tổn thương, rằng tôi không xứng đáng với anh. Trong cơn xỉ vả hùng hồn đó, anh lột chiếc nhẫn đang đeo ở tay ra, trả lại cho tôi. Anh trả lại tình yêu mà tôi đã dành cho anh bấy lâu mà không chút lưu luyến. Anh còn bảo nếu tôi không nhận lại thì anh sẽ quăng ra đường, vì tất cả đã chấm dứt, anh không muốn giữ chiếc nhẫn thêm phút nào nữa.
Thật lòng tôi muốn nói, nếu anh đã muốn kết thúc thì nhẫn của anh, anh thích làm gì thì làm. Nhưng nhìn chiếc nhẫn nằm bơ vơ trên bàn, tôi không nỡ. Thương nó, tôi thương cả mình. Tôi tự hỏi đây là người mình đã từng yêu đây sao? Đây là người mình đã chọn làm chồng, dù người nhà tôi đã không đồng ý? Tôi đã làm gì nên nỗi?...
Mà thôi, người muốn vứt, thì sẽ có người khác cần. Bán rồi tặng tiền cho quỹ từ thiện vẫn hơn là để nhẫn đi lạc. Nghĩ vậy nên tôi câm nín, nuốt nước mắt vào trong, lặng lẽ cất chiếc nhẫn vào túi áo.
Giờ bình thản nhìn lại quá khứ, nhiều lần dự tính chia tay với chiếc nhẫn cũ không thuộc về mình, tôi vẫn không đành lòng. Tôi từng dự tính cho chúng ra đi "có đôi có cặp", nhưng suy nghĩ lại tôi vẫn quyết định giữ lại chiếc nhẫn cưới của mình. Giữ nó bên mình, giúp tôi an tâm hơn, giả như nếu có lỡ đạp vỡ bánh tráng của ai, tôi sẽ có tiền để đền.
Và quan trọng hơn, chiếc nhẫn nhắc tôi nhớ rằng, dù cô độc, không lấp lánh, nhưng nó vẫn là nó, có giá trị riêng. Có thể một ngày nào đó, nó sẽ tìm được một chiếc nhẫn khác xứng với mình, thành một cặp đôi mới. Biết đâu được!
Theo Phụ nữ TP.HCM
" alt=""/>Chiếc nhẫn cưới của chồng cũ1.Bà nội tôi ngày xưa nổi tiếng kỹ tính khắp vùng. Tôi nhớ nhà nội ngày ấy chỉ là nhà gỗ năm gian lót gạch tàu. Bàn thờ, tủ ghế rất nhiều, nhưng tất cả lúc nào cũng sáng loáng, ngay ngắn chỗ nào y chỗ nấy, không hề có một hạt bụi. Hơn 30 năm trước, ở nhà quê nấu ăn chỉ toàn là củi, để cái nồi lên đầu ba ông táo, nấu xong cơm, kho xong cá là nồi ơ đen thui màu khói bếp. Vậy mà trong gian bếp của nội, tôi chưa từng thấy có cái chảo, cái nồi nào có màu đen. Mọi thứ cứ sáng choang, đến thích mắt.
Lớn lên từ nếp nhà như thế, nên tất cả các cô, các chú kể cả mẹ tôi và các bác dâu cũng kỹ tính hệt như bà. Bà mất khi thím Út tôi chưa về với chú. Sau này có dịp về nhà nội ngày giỗ chạp, lắm khi tôi bắt gặp ánh nhìn ngại ngùng của chú với anh, em, con, cháu vì cửa nhà quá bề bộn.
Thím Út tôi vụng, lại không siêng việc nhà. Thím làm đâu quăng đấy. Vô tình ghé qua nhà nội, tôi dễ bắt gặp mấy cái nồi, cái chảo đen nằm chơ vơ ruồi bu kiến đậu không biết từ thuở nào chỗ sàn nước. Bàn thờ tủ kệ bụi bặm đóng lớp, mạng nhện giăng mắc khắp nơi lắm khi thêm vài tổ tò vò.
Chú tôi giống ông nội, hay có thói quen uống trà sáng. Nhìn chú cầm cái bình gãy vòi, tay cầm cũng còn một nửa, cùng với đám tách vàng xỉn, tôi không khỏi ngậm ngùi nhớ bình trà có hình ông tiên cầm quả đào sạch bóng luôn được ủ trong quả dừa, mấy cái tách nhỏ xíu xinh xắn nằm ngay ngắn trong cái dĩa cũng có hình ông tiên cười ngày nào của nội...
2.Tôi phải thừa nhận là chị giỏi. Để có cơ ngơi biết bao nhiêu người ngưỡng mộ như ngày nay nếu không có chị có lẽ anh không bao giờ mơ tưởng nổi. Ngày anh còn là cậu sinh viên tỉnh lẻ, đạp chiếc xe đạp sườn ngang màu vàng bong tróc, ngày không đủ ba bữa no, chị có thể mua vé máy bay về thăm nhà mỗi tháng. Lấy chị, trong khi bạn bè cùng trang lứa ở nhà thuê làm lương ba cọc ba đồng, anh có hẳn căn nhà tương đối thoải mái và một phần vốn liếng không nhỏ được ba chị hỗ trợ.
Chị thông minh sắc sảo, tính toán kỹ lưỡng, tay hòm chìa khóa, sát cánh với anh, gần 20 năm hôn nhân anh chị có một tài sản rất lớn. Hai đứa con đều được đi du học từ nhỏ.
Mới đây khi nghe chồng nói anh hỏi mượn một số tiền, tôi giật mình. Tôi lo anh vướng cảnh vợ bé vợ mọn, đàn ông với nhau sợ chồng che giấu, nên tôi dò hỏi mãi.
Hóa ra, hàng chục mẫu đất ruộng ở quê của ba má anh ngày xưa còi cọc mấy cây dừa cây chuối, giờ phát triển thành khu đô thị mới, giá trị rất lớn. Anh em nhà anh ở quê đông không mấy khấm khá, lại ít học. Ba má anh muốn chia cho mọi người. Anh không muốn nhận phần mình, muốn để cho mấy em, nhưng không dám nói với chị. Vì chị bảo anh rằng đất nhà anh, sống chết gì anh chị phải có phần.
![]() |
Đàn ông cũng lắm nỗi niềm không dễ tỏ bày (Ảnh mang tính minh họa - JCOMP) |
Nhìn ánh mắt chị lóe lên sắc như dao, anh không nói gì cả. Không đủ tiền, lại muốn mọi chuyện êm xuôi, anh âm thầm mượn chúng tôi để đưa chị, xem như một phần tài sản được chia...
Nhìn anh ngồi lặng lẽ rít thuốc, tôi lại nhớ bóng lưng còng còng trước nhà, bên bình trà sứt vòi của chú Út. Bỗng dưng tôi thấy lòng nặng trĩu, nghĩ về cuộc đời mông mênh và những nỗi lòng thầm kín đau đáu nào chỉ gọi tên đàn bà. Vợ chồng ở với nhau năm dài tháng rộng, đi cùng nhau trên một con đường, âu là do một chữ duyên - không phải muốn là được. Người kia mỏi chân người nọ đứng chờ, người nọ mỏi mệt cần người kia động viên hay cùng nhau ngơi nghỉ.
Vợ chồng ở với nhau nên chăng cố nghe được cái thẳm sâu trong lòng người còn lại, thấu hiểu, để nương nhau mà đi hết hành trình đời. Mỗi người cứ sống theo mình, theo thói quen hay suy nghĩ của mình mặc kệ người kia cảm nhận ra sao, thì nỗi cô đơn, buồn tủi làm sao nói hết cho vừa?
Dẫu là đàn ông, nghe chừng như mạnh mẽ, không chấp cái nhỏ nhặt; dẫu là đàn ông không tính toán thua đủ với đàn bà, nhưng liệu một mình co quắp trong nỗi niềm không được thấu hiểu, họ sẽ chịu được bao lâu?
Theo Phụ nữ TP.HCM
" alt=""/>Nỗi lòng thầm kín đâu chỉ gọi tên đàn bàSố hóa là xu hướng tất yếu
Năm 2024, Trường Đại học Gia Định (GDU) mở 4 ngành mới: công nghệ truyền thông, công nghệ tài chính, luật kinh tế, kinh doanh thương mại, nâng tổng số các ngành, chuyên ngành đào tạo lên 53.
Việc mở các ngành mới cùng với hàng loạt ngành học “hot” khác nhằm bắt kịp sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và yêu cầu của thị trường lao động đang ngày càng chuyển biến mạnh mẽ.
Chuyên gia Vũ Thái Hà - Giám đốc vận hành eDoctor khẳng định: “Cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang vận động hướng đến xã hội số. Đây cũng là điều cần cân nhắc khi lựa chọn ngành nghề phù hợp. Bởi lẽ, chọn đúng ngành nghề và nắm bắt trúng trào lưu của xã hội, xu hướng của các ngành công nghiệp đang hiện hữu, người trẻ sẽ có cơ hội tham gia vào thị trường lao động hiệu quả hơn, đóng góp cho xã hội nhiều hơn”.
Chia sẻ về việc mở thêm các ngành mới, Ths.LS Trịnh Hữu Chung - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Gia Định cho biết, việc mở thêm chuyên ngành mới nằm trong định hướng phát triển của nhà trường, giúp học sinh có nhiều cơ hội lựa chọn ngành nghề và nắm bắt xu hướng.
“Trường Đại học Gia Định đã chuẩn bị nguồn lực để xây dựng và triển khai chương trình đào tạo mới với cách tiếp cận hiện đại theo nguyên tắc căn bản, mở, linh hoạt. Nhà trường đã có chủ trương và quy hoạch mở ngành này để đa dạng hóa lĩnh vực đào tạo, thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển của trường trong thời gian tới”, ông Chung nhấn mạnh.
4 ngành mới đón xu hướng
4 ngành học mới được GDU tuyển sinh sẽ được đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu những kiến thức, kỹ năng để có thể đáp ứng yêu cầu của thực tế nghề nghiệp.
Đối với ngành công nghệ truyền thông, khi theo học sinh viên sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để tạo ra các sản phẩm truyền thông, sử dụng tốt công nghệ kỹ thuật số.
Thông tin về ngành công nghệ truyền thông, TS. Nguyễn Mai Phương - Phó trưởng khoa Truyền thông số khẳng định đây là ngành phát triển mạnh mẽ bởi sự bùng nổ của Internet và mạng xã hội, nhu cầu về các sản phẩm truyền thông kỹ thuật số ngày càng cao.
Cũng gắn với từ khóa “công nghệ”, công nghệ tài chính (Fintech) là ngành học kết hợp giữa công nghệ và tài chính, tập trung vào việc sử dụng công nghệ (AI, Big data, Blockchain, Deep learning, Machine learning, VR/AR…) để tạo mới hoặc cải thiện hiệu quả sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực tài chính.
Tại nước ta, công nghệ tài chính phát triển đa dạng với các ứng dụng tác động đến hầu hết hoạt động của ngành tài chính như chứng khoán, bảo hiểm, tín dụng, thanh toán, chuyển tiền…
Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay, ngành luật kinh tế theo đó càng phát triển và là lựa chọn của nhiều bạn học sinh. Sinh viên theo học luật kinh tế được cung cấp những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, pháp luật trong kinh doanh; khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chuyên ngành mới thứ 4 - kinh doanh thương mại có độ “hot” không kém bất cứ ngành học triển vọng nào. Kinh doanh thương mại là một ngành học được đào tạo chuyên nghiệp, có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến thương mại trong nước và quốc tế, bao gồm: tiếp thị, trao đổi, quản lý bán hàng,… Sinh viên kinh doanh thương mại sẽ có khả năng giải quyết nhanh các vấn đề kinh doanh và có tính độc lập cao.
Trong quá trình đào tạo các ngành học, có một số học phần mà nhà trường tạo điều kiện cho sinh viên đi thực tế, tham quan, thực tập tại cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp.
Nhằm đảm bảo chất lượng các chuyên ngành mới, GDU tăng cường đầu tư cải thiện cơ sở vật chất, xây dựng khung chương trình đào tạo đạt chuẩn cũng như chọn lọc đội ngũ giảng viên uy tín. Nhiều giảng viên không chỉ là nhà giáo trên giảng đường mà còn đảm nhiệm vị trí lãnh đạo trong các công ty, doanh nghiệp.
Hiện tại, các ngành tại GDU có mức học phí dao động 10 - 13 triệu đồng/học kỳ. Đặc biệt, khi đóng trọn gói học phí toàn khóa, sinh viên sẽ được giảm ngay 20%. Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển tại: https://xettuyen.giadinh.edu.vn hoặc liên hệ về Tổng đài tư vấn hướng nghiệp miễn phí: 0961 12 10 18 - 0962 12 10 18 - 0862 12 10 18 để được hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc.
Minh Uyên
" alt=""/>4 ngành học mới đón xu hướng của Trường Đại học Gia Định