Trong cả hai phiên đấu giá biển số chiều 18/10, nhiều biển số VIP chỉ được trúng với số tiền khiêm tốn. Ví dụ như biển có dãy số tứ quý 1 của Bình Phước 93A-411.11 có giá trúng là 55 triệu; hay biển dãy số tứ quý 8 của Tây Ninh 70C-188.88 trúng với 140 triệu.
Nhiều biển số được đánh giá là đẹp khác như 30K-438.88 (Hà Nội), 51K-956.66 (TP.HCM) có mức trả giá cao nhất là 60 triệu; 30K-486.88 (Hà Nội), 15K-156.88 (Hải Phòng) đều trúng với số tiền 50 triệu; 19A-545.55 (Phú Thọ), 36K-000.08 (Thanh Hoá), 29K-068.88 (Hà Nội) trúng đấu gía với mức 45 triệu.
Thậm chí, có những biển mang dãy số 'tam hoa' được liệt vào hàng "hot" cũng chỉ trúng với giá sàn là 40 triệu như 66A - 239.99 (Đồng Tháp), 76A-239.99 (Quảng Ngãi) hay 60K-356.66 (Đồng Nai).
Như vậy, trong cả 4 phiên đấu giá ngày 18/10, BKS của Bắc Giang 98A-655.55 được đấu giá vào buổi sáng được giá cao nhất là 580 triệu đồng.
Ngày 19/10/2023, Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam tiếp tục tổ chức đấu giá trực tuyến tới 514 biển số, tổ chức làm 5 phiên: 8h-9h, 9h15-10h15, 10h30-11h30, 13h-14h và 15h-16h.
Theo quy định, với mỗi một biển số, người tham gia đấu giá sẽ phải nộp 40 triệu đồng tiền đặt trước và 100.000 đồng tiền hồ sơ tham gia đấu giá. Thời lượng đấu giá cho mỗi một biển số là 60 phút. Trong phiên đấu giá trực tiếp, người tham gia được phép trả giá và sau khi kết thúc cuộc đấu giá, trang thông tin đấu giá trực tuyến xác định người trúng đấu giá, đồng thời thông báo kết quả cuộc đấu giá công khai. Trong 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả, Bộ Công an ban hành văn bản phê duyệt kết quả trúng đấu giá biển số ô tô của người tham gia. Quy định nêu rõ, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có thông báo kết quả đấu giá, người trúng đấu giá phải nộp toàn bộ tiền trúng đấu giá sau khi đã trừ số tiền đặt trước vào tài khoản chuyên thu của Bộ Công an. Tiền trúng đấu giá không bao gồm lệ phí đăng ký xe. Ngay sau khi nhận đủ số tiền trúng đấu giá, Bộ Công an cấp hoá đơn điện tử bán tài sản công và văn bản điện tử xác nhận biển số xe ô tô trúng đấu giá gửi vào hòm thư điện tử cho người trúng đấu giá để làm thủ tục đăng ký xe. |
Bạn có bình luận thế nào về những biển số đẹp nói trên? Hãy để lại ý kiến bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Cơm ngon với canh chua măng sườn và chả cốm thịt băm.
Nguyên liệu:
- Thịt lợn xay: 400g
- Cốm tươi: 100g
- Sườn lợn: 300g
- Măng tươi:300g
- Bông bí: 500g
- Dưa chuột: 2 quả
- Cà muối
- Gia vị, dầu ăn
- Hành hoa, tỏi, ớt.
Cách thực hiện bữa cơm gia đình với thực đơn đơn giản như sau:
1. Canh chua măng sườn non
![]() |
- Măng chua mua về, các bạn tước sợi cho vào luộc sơ 1 lần cho măng bớt chua.
![]() |
- Sườn non chặt miếng vừa ăn, cho sườn non vào trần sơ với nước sôi. Vớt sườn ra rửa lại cho sạch.
![]() |
- Cho sườn non và măng vào xào với dầu ăn và gia vị cho thật ngấm.
![]() |
- Thêm nước và nấu sôi canh chua măng sườn non trên lửa nhỏ trong khoảng 20 phút cho sườn mềm. Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng.
Thêm hành hoa, mùi tàu vào canh chua măng sườn non để tăng thêm mùi thơm hấp dẫn.
![]() |
Canh chua măng sườn non ngọt ngon có thể ăn cùng cơm hoặc bún. |
- Canh chua măng sườn non có vị chua nhẹ từ măng, nước canh ngọt thanh từ sườn non rất ngon miệng khi thưởng thức.
2. Chả cốm thịt băm thơm ngon
![]() |
- Thịt lợn xay nhuyễn trộn đều với cốm tươi hoặc khô đều được. Thêm 1 thìa gia vị vào trộn đều để thịt băm và cốm ngấm gia vị.
![]() |
- Nặn thịt băm trộn cốm thành các viên nhỏ vừa ăn, ép nhẹ để viên chả cốm hơi dẹt. Làm lần lượt cho tới khi hết phần thịt băm trộn cốm đã chuẩn bị.
![]() |
- Cho dầu ăn vào chảo cho thật nóng, thả chả cốm vào chiên chín vàng giòn các mặt là bạn đã có ngay đĩa chả cốm thơm ngon.
![]() |
Chả cốm thịt băm có cách làm đơn giản nhưng rất ngon miệng. |
3. Bông bí xào tỏi
![]() |
- Bông bí tươi mua về tước thật sạch xơ, bỏ nhụy, rửa sạch để ráo nước. Để tiết kiệm thời gian, các bạn có thể mua loại bông bí hoặc rau bí đã được tước sạch xơ.
![]() |
- Phi thơm tỏi đập dập với dầu ăn, cho bông bí vào xào to lửa cho hoa bí chín tới giữ được độ giòn và màu sắc đẹp mắt. Nêm gia vị cho vừa miệng và cho ra đĩa to.
![]() |
Bông bí xào tỏi xanh mướt rất hấp dẫn. |
4. Cà muối và dưa chuột chẻ:
![]() |
Cà muối |
- Cà muối: các bạn có thể tự muối cà để ăn dần rất đơn giản và đảm bảo vệ sinh hoặc có thể mua cà muối sẵn nếu quá bận rộn.
![]() |
- Dưa chuột tươi nạo sạch vỏ và chẻ dọc để ăn kèm.
![]() |
Bữa cơm gia đình với canh chua măng sườn non, chả cốm, bông bí xào tỏi và cà muối đều là những món rất đơn giản nhưng ngon miệng trong thực đơn hàng ngày.
Với thời gian chỉ khoảng 30 phút là các bạn đã hoàn thành bữa cơm ngon, đủ chất cho cả gia đình. Các bạn cùng tham khảo thực đơn trên đây để có những lựa chọn hợp lý với khẩu vị cả nhà nhé!
Canh ngao chua là lựa chọn tuyệt vời, giúp bạn thấy ngon miệng hơn trong những ngày nắng nóng.
" alt=""/>Bữa cơm ngon với canh chua măng sườn và chả cốm thịt bămÔng bị câm điếc bẩm sinh, rồi chiến tranh loạn lạc ông trúng bom bị thương nặng được đưa vào bệnh viện ở Đà Nẵng cấp cứu.
Ông chẳng nhớ quê quán, người thân nên được trại xã hội Tam Kỳ cưu mang. Mọi người không biết gọi ông là gì nên khi làm giấy tờ, khai tên là Nguyễn Văn Câm.
Hoàn cảnh của bà Nga “khá” hơn một chút. Bà sinh ra tại Đà Nẵng. Sau giải phóng, bà rời quê vào huyện Tiên Phước (Quảng Nam) làm công nhân cầu đường.
Tai nạn bất ngờ đến với bà vào một buổi chiều. Khi đi kiếm củi về nấu cơm, bà bị trúng mìn sót lại thời chiến tranh. Sau tiếng nổ lớn, bà ngất lịm đi, đến khi tỉnh dậy thấy không còn đôi chân.
![]() | ![]() |
Duyên phận đẩy đưa khiến bà Nga cũng về trại xã hội Tam Kỳ. Có lẽ, cùng chung nỗi đau chiến tranh, nên ngay lúc mới gặp, bà Nga đã thấy đồng cảm với ông Câm bằng tình thương của người em gái đối với người anh trai.
Thời gian này, họ xem nhau như tri kỷ, giúp đỡ lẫn nhau trong sinh hoạt.
Đến năm 1994, trại xã hội giải thể. Bà Nga dùng tiền tiết kiệm mua được một ngôi nhà nhỏ ở lại Tam Kỳ. Không nỡ bỏ người bạn, bà rủ ông Câm về sống cùng.
"Thấy ông ấy tội nghiệp, lại không có người thân nên tôi rủ ổng về sống chung, tiện chăm sóc nhau. Tôi xem ổng như anh trai của mình”, bà Nga thổ lộ.
Ông làm đôi chân, bà là phiên dịch
Thấy hai người khuyết tật, một nam một nữ sống với nhau, ban đầu hàng xóm dị nghị, đàm tiếu không hay.
Mặc kệ lời đàm tiếu, suốt 30 năm nay, hàng ngày ông Câm nguyện làm đôi chân, đẩy xe lăn giúp bà Nga làm việc, sinh hoạt. Còn bà làm phiên dịch cho ông. Họ nói chuyện với nhau bằng việc ra hiệu, khẩu hình.
Với người bình thường, việc thu mua phế liệu đã rất vất vả, với người khuyết tật như ông bà lại khó bội phần. Bà không di chuyển được, ông thì sức khỏe yếu.
Nhưng nhờ siêng năng, cần mẫn nên hai ông bà duy trì được nghề mưu sinh mấy chục năm nay. Mỗi khi “bạn hàng” chở ve chai đến bán, ông đon đả chạy ra bốc lên cân, còn bà xem rồi tính toán trả tiền.
Bà chia sẻ, làm cái nghề này chủ yếu lấy công làm lời. Trung bình mỗi ngày, cơ sở mua khoảng 100 ký giấy vụn, sắt thép gỉ. Mỗi ký kiếm lời khoảng 1.000 đồng. Số tiền không lớn nhưng cũng đủ để ông bà trang trải cuộc sống.
“Được cái ông ấy chăm chỉ lắm, hai anh em cứ cần mẫn làm việc mưu sinh. Chẳng đòi hỏi gì nhiều, chỉ mong có sức khỏe và cuộc sống cứ bình an như vậy là được”, bà Nga trải lòng.
Quanh năm chẳng đi đâu xa, cuộc sống của hai người chỉ quẩn quanh nơi thành phố nhỏ. Chuyến đi xa nhất của hai người là đến nhà thờ Tam Kỳ đi lễ vào ngày cuối tuần.
Có chiếc điện thoại thông minh cũ, lúc rảnh rỗi bà đọc tin tức. Đọc được chuyện gì hay, bà liền “phiên dịch” lại cho ông nghe…
“Tôi tàn tật, đi lại khó khăn, còn ông ấy thì không nói được, không nghe không hiểu gì. Nên mấy chục năm nay, đi đâu chúng tôi cũng gắn với nhau như hình với bóng”, bà Nga bộc bạch.
Do những mảnh bom năm xưa vẫn còn sót lại trong cơ thể, nên mỗi khi trái gió trở trời, bà Nga lại bị vết thương hành hạ, ông Câm phải xuống bếp, tự tay nấu cháo chăm bệnh cho bà. Rồi lúc ông bị bệnh, bà cũng tất tả chăm sóc.
Từ bao giờ, bà đã coi ông như người anh ruột thịt của mình. Những lúc ấy, họ cứ động viên nhau mà sống…
Gắn bó với nhau cả thanh xuân, giờ đây cả ông câm, bà cụt tóc đã điểm bạc nhưng họ vẫn hăng say lao động và lạc quan về cuộc đời.
Sau một ngày làm việc vất vả, chiều muộn, người ta lại thấy ông đẩy bà trên chiếc xe lăn, ung dung dạo phố. Lúc này, trông họ thư thái, an yên đến lạ.